Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Quản Trị Chiến Lược Là Gì? Vai Trò Và Mục Đích Chi Tiết

4/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Quản trị chiến lược là gì, vì sao phải thực hiện quản trị chiến lược, cần đề ra những mục tiêu gì trong hoạch định quản trị chiến lược? Đó là những nội dung mà những người làm quản trị rất quan tâm và hướng đến.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn những nội dung cơ bản, đầy đủ và chi tiết nhất về quản trị chiến lược cho bạn tham khảo.

1. Khái niệm quản trị chiến lược là gì?

Quản trị chiến lược là gì? Đó là quá trình xác định, đặt ra các mục tiêu cần thực hiện, đề ra chính sách và kế hoạch cũng như phân bổ các nguồn lực. Nhìn chung, việc làm này bao gồm ba hoạt động chính: thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực. 

Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là gì?

Thiết lập mục tiêu nghĩa là tổ chức muốn đạt được những gì, xây dựng kế hoạch bao gồm những công việc để đạt được các mục tiêu đề ra và cuối cùng là chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu. Nguồn lực bao gồm các phương tiện, nhân lực, vật chất cũng như ngân sách.

Bốn giai đoạn chính của quản trị chiến lược bao gồm:

– Phân tích tình hình: Ở bước này, nhà quản trị cần thực hiện phân tích cả môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, bao gồm các yếu tố như chính trị, môi trường, luật pháp, khoa học công nghệ… 

Đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược mà bạn đưa ra. Do đó, việc phân tích tình hình này sẽ giúp nhà quản trị hoạch định được những chiến lược sao cho khắc phục được những điểm yếu, phát huy điểm mạnh để đem lại hiệu quả cao nhất.

– Xây dựng chiến lược: Chiến lược đưa ra cần dựa theo sứ mệnh, tầm nhìn của công ty, doanh nghiệp. Chiến lược cũng cần bám sát vào xu hướng và tính thực tế của môi trường kinh doanh.

– Triển khai thực hiện chiến lược: Bao gồm các chương trình hành động, ngân sách, quy trình.

– Đánh giá và kiểm soát: bao gồm việc đánh giá kết quả và đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết.

2. Vai trò của quản trị chiến lược

– Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình: Muốn quản trị chiến lược có hiệu quả, các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh. 

Căn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định nơi nào mà doanh nghiệp cần đi đến trong tương lai, những gì cần phải làm để đạt được những thành quả lâu dài.

Vai trò của quản trị chiến lược
Vai trò của quản trị chiến lược

– Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường: Chiến lược là những giải pháp tổng quát, mang tính định hướng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn. Chiến lược được hình thành dựa vào các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và được lựa chọn theo một tiến trình mang tính khoa học. 

Đồng thời, trong quá trình quản trị chiến lược, các nhà quản trị luôn luôn giám sát những biến động của môi trường kinh doanh và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Vì vậy, quản trị chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp luôn có chiến lược tốt, thích nghi với môi trường. 

– Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định: Điều này nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp. 

Điều kiện môi trường mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi. Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Quá trình quản trị chiến lược buộc nhà quản trị phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa. 

– Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị: Các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược. 

Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lược sẽ không gặp phải các vấn đề, thậm chí có thể bị phá sản. Nó chỉ có nghĩa là việc vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của doanh nghiệp trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện.

Xem thêm: >> Quyết định quản lý là gì? Các kỹ năng ra quyết định quản lý

3. Mục đích của quản trị chiến lược

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức khi mới thành lập chưa có những định hướng rõ ràng trong hướng đi của công ty. Những doanh nghiệp này thường chăm chăm giải quyết những công việc nhỏ lẻ không có hệ thống, không được tối ưu hóa mà chỉ hướng đến lợi ích ban đầu. 

Mục đích của quản trị chiến lược
Mục đích của quản trị chiến lược

Chính việc thiếu đi chiến lược cho công ty mà họ thường lâm vào cảnh giải quyết công việc theo nhu cầu phát sinh, tất cả đều không được quản lý và sắp xếp bài bản, khoa học. 

Sự bị động này về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của công ty. Những nhà quản trị thường bị cuốn theo hàng loạt những công việc như sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng, thu tiền, quản lý hàng tồn, công nợ… 

Càng cố gắng giải quyết từng công việc thì càng nảy sinh ra quá nhiều rắc rối. Điều mà các nhà quản trị cần đó chính là quản trị chiến lược.

Quản trị chiến lược đề ra những mục tiêu cụ thể. Hoàn thành những mục tiêu đó chính là đạt được mục đích của mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty. 

– Mục đích của quản trị chiến lược chính là xác định được hướng đi rõ ràng, vạch ra những công việc cần phải thực hiện và cuối cùng là chuẩn bị nguồn lực, nguồn vốn để hoàn thiện những công việc đó.

– Quản trị chiến lược là công cụ giúp tối ưu hóa tất cả các công việc. Đồng thời, nó cũng giúp giải quyết công việc trong một thời gian nhanh nhất nhờ vào những bước đi chắc chắn và hiệu quả nhất. Quản trị chiến lược cũng đưa ra những biện pháp dự phòng để không bị động trước sự thay đổi. 

– Mục tiêu tổ chức được xác định trên cơ sở các phân tích rất cẩn trọng và khoa học về tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội, những điểm mạnh yếu nội tại, các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bên ngoài,… do vậy sẽ là những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi, đáp ứng được sự mong đợi của cổ đông, của cấp quản lý và nhân viên. 

– Mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp cũng bắt nguồn từ sứ mệnh, tầm nhìn, hoài bão và các giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa “cái mong muốn” và “cái có thể làm được” thông qua các phân tích khoa học sẽ giúp tổ chức không sa đà vào những ảo tưởng vô căn cứ hay ngược lại bỏ lỡ cơ hội phát triển do đặt ra yêu cầu tăng trưởng quá thấp ngay từ đầu.

Xem thêm: Tâm Lý Học Quản Lý Là Gì? Ý Nghĩa Của Tâm Lý Học Quản Lý

Trên đây là những kiến thức cơ bản và đầy đủ nhất trả lời cho câu hỏi quản trị chiến lược là gì cũng như vai trò, mục đích của hoạt động này. Nhìn chung, quản trị chiến lược chính là một công cụ hiệu quả đối với bất cứ một doanh nghiệp, công ty nào muốn tiến xa, tiến nhanh và chắc chắn trên con đường phát triển của mình.

Trong trường hợp bạn vẫn còn những thắc mắc, khó khăn cần giúp đỡ trong quá trình làm luận văn quản trị chiến lược, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?
Quản lý Giáo dục tiểu học là gì? Các kỹ năng cần có
Quản lý Giáo dục tiểu học là gì? Các kỹ năng cần có
Ngành Quản lý Giáo dục học trường nào tốt nhất?
Ngành Quản lý Giáo dục học trường nào tốt nhất?