Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Quyết định quản lý là gì? Các kỹ năng ra quyết định quản lý

5/5 (11 đánh giá) 3 bình luận

 Quyết định quản lý là hành vi có tính chỉ thị của chủ thể quản lý để định hướng, tổ chức và kích thích mọi nguồn động lực trong hệ thống quản lý, chi phối sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

1. Quyết định quản lý là gì?

Quyết định quản lý là hành vi có tính chỉ thị của chủ thể quản lý để định hướng, tổ chức và kích thích mọi nguồn động lực trong hệ thống quản lý, chi phối sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. (Trần Ngọc Giao-Quản lý trường phổ thông)

– Ý nghĩa của quyết định và việc ra quyết định quản lý: Nhà quản lý luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong những hoạt động chủ yếu của nhà quản lý. Quyết định là phương tiện để tác động đến đối tượng quản lý (là sự thể hiện ý chí của người lãnh đạo trong hoạt động quản lý, điều hành, chỉ huy…), đồng thời là sản phẩm trí tuệ (của quá trình tư duy) có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của XH.

Sản phẩm của người lãnh đạo là các quyết định và việc tổ chức thực hiện quyết định. Vì vậy có thể nói các quyết định và quá trình đưa ra quyết định là nền tảng cho mọi quá trình quản lý. Năng lực tổ chức quản lý của người lãnh đạo, quản lý thể hiện ở việc ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định.

– Việc ra quyết định của người lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động ra quyết định là họat động mang tính bản chất của người lãnh đạo. Một quyết định đúng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế-chính trị-xã hội lớn lao, một quyết định sai lầm có khi gây ra tổn thất hàng nhiều tỉ đồng và còn để lại những hậu quả không tốt, thậm chí khôn lường về chính trị, xã hội.

Đánh giá hiệu lực và hiệu quả của người lãnh đạo chủ yếu là xem người lãnh đạo đó ra quyết định đúng đến mức nào và tổ chức thực hiện quyết định thành công đến đâu. Người lãnh đạo giỏi là người biết ra quyết định kịp thời và tổ chức thực hiện quyết định hiệu quả.

Các kỹ năng ra quyết định quản lý
Các kỹ năng ra quyết định quản lý

2. Kỹ năng ra quyết định quản lý

Quyết định là sản phẩm của họat động trí tuệ là cơ sở  đề thực thi quyền lực của người lãnh đạo và là căn cứ cụ thể để cộng đồng lao động hiệu quả, do đó các quyết định cần thỏa mãn một số yêu cầu sau đây:

2.1 Phải có căn cứ khoa học toàn diện

Quyết định quản lý phải phù hợp các yêu cầu của quy luật khách quan, dựa trên cơ sở phân tích thực trạng, tình huống cụ thể của các đối tượng quản lý, có thông tin đầy đủ, chính xác và có khả năng thực hiện.

2.2 Phải bảo đảm tính thống nhất

Bất cứ quyết định nào được đưa ra để thực hiện một nhiệm vụ nhất định đều phải nằm trong hệ thống, trong một tổng thể các quyết định đã có hướng tới đạt mục tiêu chung. Tránh tình trạng các cấp quản lý có những chủ trương không thống nhất, thậm chí đi ngược với chủ trương của cấp cao.

2.3 Phải đúng thẩm quyền

Quyết định phải là sản phẩm của người quản lý có đầy đủ chức năng, thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2.4 Phải kịp thời, ngắn gọn, chính xác

Có những quyết định phải được đưa ra ở những thời điểm thích hợp, nhất là những tình huống cấp bách. Quyết định phải được diễn đạt bởi những lời lẽ ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu để tạo cho việc tiếp nhận quyết định thống nhất trong mọi bộ phận, mọi người.

2.5 Phải có tính pháp lý

Chủ thể quản lý phải đưa ra những quyết định hợp pháp, dựa trên những văn bản pháp quy (luật, quyết định, quy định…) đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành.

3. Các phương pháp ra quyết định

3.1 Phương pháp kinh nghiệm

Dựa vào kinh nghiệm của nhà quản lý đưa ra quyết định. Phương pháp này được áp dụng trong việc ra quyết định tương đối phổ biến vì có thể kế thừa với vấn đề quen thuộc, tuy nhiên hạn chế của phương pháp kinh nghiệm là khó áp dụng đối với vấn đề mới.

3.2 Phương pháp phân tích

Phân tích vấn đề trên nhiều phương diện, trên cơ sở đó xây dựng phương án, lựa chọn và ra quyết định. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất và có hiệu quả cao. Phương pháp này đòi hỏi người quản lý phải hiểu cặn cẽ vấn đề định giải quyết, có trình độ tư duy logic chặt chẽ.

3.3 Phương pháp kết hợp

Kết hợp nhiều phương pháp để đưa ra quyết định nào đó đối với mục tiêu nhất định cần thực hiện.

3.4 Phương pháp thực nghiệm

Cho kết quả tin cậy, giúp cho nhà quản lý nhanh chóng chọn phương án tối ưu, nhưng mất thời gian, công sức và tiền của.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Tâm Lý Học Quản Lý Là Gì? Ý Nghĩa Của Tâm Lý Học Quản Lý

Khái Niệm, Nội Dung, Nguyên Tắc Cơ Bản Của Quản Trị Chất Lượng 

Ra quyết định quản lý là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án hành động trong số những phương án khác nhau. Vì vậy, người quản lý cần phải nắm rõ vấn đề và phân tích để có được quyết định tốt nhất, phù hợp nhất.

Bình luận

3 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

T
Bùi Thị Kim Thoa

Em đang viết tiểu luận về "nâng cao kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở "nhờ chị cho em xin ít tài liệu hoặc bài mẫu để tham khảo. E cảm ơn nhiều

reply Trả lời
T
Bùi Thị Kim Thoa

Em đang viết tiểu luận về "nâng cao kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở "nhờ chị cho em xin ít tài liệu hoặc bài mẫu để tham khảo. E cảm ơn nhiều

reply Trả lời
A
Nguyễn Đức Anh

Em đang làm luận văn về đề tài ” Các kỹ năng ra quyết định quản lý đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
A
Nguyễn Đức Anh

Em đang làm luận văn về đề tài ” Các kỹ năng ra quyết định quản lý đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
H
Thanh Hà

Bạn có chuyên đề về Các kỹ năng ra quyết định trong quản trị không bạn. giúp mình với. cảm ơn nhiều.

reply Trả lời
H
Thanh Hà

Bạn có chuyên đề về Các kỹ năng ra quyết định trong quản trị không bạn. giúp mình với. cảm ơn nhiều.

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận