Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tâm Lý Học Quản Lý Là Gì? Ý Nghĩa Của Tâm Lý Học Quản Lý

3/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

 Nhắc đến tâm lý học quản lý có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới một lĩnh vực khoa học xã hội trừu tượng và khó hiểu. Trên thực tế, không nhiều người thực sự hiểu tâm lý học quản lý là gì cũng như vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hội.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin đầy đủ nhất xoay quanh chủ đề tâm lý học quản lý đầy mới mẻ, thú vị và ý nghĩa này. 

1. Tâm lý học quản lý là gì?

Tâm lý học quản lý là gì?
Tâm lý học quản lý là gì?

Tâm lý học quản lý là gì? Nhắc đến tâm lý học quản lý thì chắc chắn ai cũng mường tượng đến chuyên ngành tâm lý học. Thực vậy, tâm lý học quản lý là một nhánh nhỏ của tâm lý học. Cụ thể, tâm lý học quản lý có nhiệm vụ định hướng và tối ưu hóa quá trình quản lý, lãnh đạo từ đó xây dựng nền tảng để xác định phương thức quản lý. 

Con người từ trước đến nay vốn là chủ thể tạo ra những phát minh hiện đại trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật cũng kéo theo sự thay đổi chóng mặt trong mọi mặt đời sống của con người. Từ đó mà các vấn đề mới nảy sinh nhiều hơn, phức tạp hơn, khó giải quyết hơn. Điều này đòi hỏi con người phải có khả năng sắp xếp, quản lý các vấn đề trong xã hội một cách khoa học và hiệu quả. Từ đó mà khái niệm tâm lý học quản lý ra đời. 

Nhìn chung, lĩnh vực này giúp con người giải quyết những vấn đề quản lý liên quan trực tiếp đến sự điều chỉnh về cảm xúc và lý trí. Tâm lý học quản lý nghiên cứu những vấn đề, những đặc điểm tâm lý học – xã hội, đặc điểm nhân cách nhằm đạt hiệu quả thiết thực trong quản lý vì lợi ích xã hội, tập thể và con người.

2. Ý nghĩa của tâm lý học quản lý 

2.1. Quản lý tâm lý con người

Nhiều người vẫn thường cho rằng, nhắc đến quản lý là nhắc đến những quy tắc khô khan, đầy lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác quản lý lại giống như một nghệ thuật. Quản lý tâm lý con người chính xác là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và cảm xúc, lý trí tượng trưng cho kỹ thuật, cảm xúc lại là biểu trưng của các yếu tố tâm lý mang đầy tính nghệ thuật. 

Ý nghĩa của tâm lý học quản lý
Ý nghĩa của tâm lý học quản lý

Soi xét vào trong thực tế, dù là quản lý bất cứ lĩnh vực nào, muốn thành công thì trước  hết bản chất cần đạt được vẫn là quản lý tâm lý con người. Quản lý ở đây có thể hiểu đó là hai thao tác điều khiển và đánh giá con người. 

Công tác quản lý là một nghệ thuật. Một yếu tố cơ bản của nghệ thuật quản lý, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật quản lý và các yếu tố tâm lý con người trong hoạt động quản lý.

Có thể thấy, trong bất cứ hoạt động nào, quản lý tâm lý cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Cụ thể, quản lý tâm lý xuất hiện trong việc căn cứ vào năng lực, tính cách để bố trí, đề cử mọi người vào vị trí phù hợp với họ để phát huy sức mạnh tập thể. 

Khi giao việc cho các cá nhân cũng cần dựa trên khả năng, trình độ, khi đánh giá quá trình làm việc, sự thể hiện của nhân viên, người lãnh đạo cũng cần phải nắm được toàn bộ quá trình từ hoàn cảnh đến diễn biến, mức độ… Để có thể làm được tất cả những điều đó, bạn cần phải nắm được tâm lý học là gì, “tâm lý” của họ ra sao, điều khiển và đánh giá chúng, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp nhất. 

2.2. Đề cao vai trò của con người

Tâm lý học đề cao vai trò của con người
Tâm lý học đề cao vai trò của con người

Dù là tính đến thời điểm hiện tại, sự xuất hiện của máy móc kỹ thuật đã dần thế chỗ của con người nhưng thực tế cho thấy bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào cũng liên quan đến tâm lý con người. Trong đó vai trò quản lý tâm lý là quan trọng nhất. Những ngành nghề càng đòi hỏi kỹ thuật cao càng cần đến những tác động tâm lý phù hợp với chức năng công việc. 

Điều này có nghĩa rằng, mặc dù máy móc có thể thế chỗ con người trong một số khâu nhưng vai trò của con người vẫn được đề cao nhất. Con người chính là chủ thể điều phối mọi hoạt động, thứ mà máy móc không có chính là tâm lý, thứ mà máy móc không thể làm cũng chính là điều chỉnh và quản lý tâm lý. 

Muốn tăng năng suất lao động của công nhân mà vẫn không tốn kém chi phí dẫn đến tăng giá sản phẩm thì điều cần làm đó là tác động vào tâm lý của người lao động, công nhân. Suy cho cùng, máy móc vẫn là do óc sáng tạo của con người tạo ra, để tối ưu hóa sức lao động của máy móc cũng cần phải đến cái đầu và bàn tay con người. 

Chính vì vậy, quản lý tâm lý có ý nghĩa đề cao vai trò của con người. Dù ở đâu, trong lĩnh vực nào, mục tiêu là gì, yếu tố con người vẫn cần phải đặt lên hàng đầu. 

Trên đây, chúng tôi đã cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tâm lý học quản lý là gì, ý nghĩa của tâm lý học quản lý trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn cụ thể và khách quan nhất về lĩnh vực này.

 

3. Ở bất kì một lĩnh vực quản lý nào, yếu tố con người đều rất quan trọng

Nhiều ngành nhìn thoáng qua ta tưởng chỉ đơn giản là vấn đề kỹ thuật (du hành vũ trụ, kĩ thuật tinh xảo…), thật ra hầu như ngành nào cũng liên quan đến tâm lý người, kĩ thuật càng cao, càng đòi hỏi những yếu tố tâm lý phù hợp với chức năng công việc.

Trong quản lý kinh tế yếu tố tâm lý càng đặc biệt quan trọng. Muốn nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, một trong những phương hướng quan trọng và chủ yếu là tác động vào tâm lý người công nhân. Ngay từ đầu thế kỉ 20 nhiều công trình nghiên cứu để hợp lý hóa quy trình sản xuất cho phù hợp với tâm lý công nhân (động cơ làm việc, tính khí, khả năng, thao tác sản xuất…) đã được thực hiện và mang lại hiệu quả lớn như công trình của F. Taylo và E. Mayo. Đặc biệt là Mayo đã xây dựng nên thuyết “Các quan hệ con người”, trong đó tâm lý của người công nhân và những mối quan hệ của con người trong sản xuất được coi là một nhân tố cơ bản để cải tiến quy trình và tổ chức sản xuất.

Ngày nay vai trò của con người trong hệ thống quản lý ngày càng cao hơn, quan trọng hơn. Dù khoa học kĩ thuật phát triển đến thế nào đi nữa, nhân tố con người vẫn là quyết định. Hơn nữa sự phát triển của khoa học kĩ thuật lại còn đòi hỏi nhân lực lao động của con người ngày càng cao hơn: sự vận động của tay chân, của cơ quan cảm giác phải chính xác hơn, tinh tế hơn, năng lực tư duy phải phát triển hơn; ý thức tổ chức kĩ thuật càng có ý nghĩa hơn… Như vậy, trong hệ thống quản lý, yếu tố con người càng trở nên quyết định hơn.

Đọc thêm các bài viết liên quan để có thêm nhiều kiến thức bổ ích tại tri thức cộng đồng

- Tổng quan về quản lý dự án trong đầu tư xây dựng

- Quản Trị Chất Lượng - Khái Niệm, Nội Dung, Nguyên Tắc Cơ Bản

- Chất lượng sản phẩm là gì? Vai trò của chất lượng sản phẩm

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ bao nhiêu tiền?
Học thạc sĩ bao nhiêu tiền?
Đào tạo thạc sĩ từ xa
Đào tạo thạc sĩ từ xa
Du học thạc sĩ Trung Quốc cần những yêu cầu gì?
Du học thạc sĩ Trung Quốc cần những yêu cầu gì?
Các cấp bậc thạc sĩ tiến sĩ
Các cấp bậc thạc sĩ tiến sĩ
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội