Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tìm hiểu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

5/5 (4 đánh giá) 1 bình luận

 Phân tích hoạt động kinh doanh chính là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp.

1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh là gì?
Phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

2. Vai trò phân tích hoạt động kinh doanh

– Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng; cải tiến quy chế quản lý trong kinh doanh

– Là cơ sở ra quyết định đúng trong các chức năng quản lý,  kiểm tra, đánh giá, điều hành hoạt động kinh doanh. Cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh, hạn chế của mình để xác định đúng mục tiêu, chiến lược kinh doanh có hiệu quả

Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

– Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro

– Qua phân tích hoạt động kinh doanh các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác với doanh nghiệp

Nhóm ngành kinh tế về phân tích doanh nghiệp vốn là 1 mảng khá rộng, các kiến thức cần phải tiếp thu cũng không nhỏ. Một số tài liệu về sát sườn về doanh nghiệp mà chúng tôi gợi ý cho bạn dưới đây, có thể sẽ rất hữu ích cho quá trình tìm hiểu của bạn.

3. Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh

3.1 Môi trường bên trong

Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó.

Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành các hoạt động: quản trị, tài chính, kế toán, sản xuất/ kinh doanh/ tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, marketing… và phải có hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phận chức năng. Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình.

Xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng đặc biệt (những điểm mạnh của một doanh nghiệp mà các đối thủ khác không thể dễ dàng làm được, sao chép được) sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Fred R. David, phân tích môi trường bên trong cũng cần có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các nhân viên thừa hành, các khách hàng…cần phải thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phân tích để xác định những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản nhất của doanh nghiệp.

Để có được những lựa chọn đúng đắn, cần chú ý đến:

– Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng.

– Văn hóa tổ chức.

3.2 Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế…xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng đến họat động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Môi trường bên ngoài bao gồm:

– Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát).

– Môi trường vi mô (môi trường ngành/ môi trường cạnh tranh).

Môi trường bên ngoài bao gồm rất nhiều yếu tố, mục đích của nghiên cứu môi trường bên ngoài là nhằm nhận diện những cơ hội, cũng như những nguy cơ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu môi trường bên ngoài không đặt rất tham vọng nghiên cứu tất cả các yếu tố của môi trường bên ngoài, mà chỉ giới hạn nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đến doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp mà những yếu tố này có thể khác nhau.

Môi trường bên ngoài thường xuyên thay đổi, kéo theo những tác động đến doanh nghiệp cũng thay đổi, để đảm bảo cho quá trình quản trị chiến lược thành công, thì phải tiến hành nghiên cứu môi trường bên ngoài thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ, không thể dựa vào kết quả nghiên cứu môi trường bên ngoài của giai đoạn cũ để xay dựng chiến lược cho giai đoạn mới.

4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nếu bạn gặp khó khăn khi tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trong bài luận văn. Hãy liên hệ Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn và hỗ trợ về việc viết thuê luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh tại 1 trong top 5 đơn vị hàng đầu trong ngành! 

4.1 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh tế là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu. Hiệu quả kinh tế được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

Hiệu quả kinh tế được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hiệu quả kinh tế có tính chất trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.

Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét một cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng.

Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp với toàn xã hội.

Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo lường bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh

Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh

4.2 Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của một hoạt động kinh doanh xác định trong mối quan hệ giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh doanh hoặc là một hoạt động cụ thể về kinh doanh với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.

Hiệu quả xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh doanh mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Hiệu quả xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng lại có thể định tính: “Hiệu quả xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển”.

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn với nhau. Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi ích chung để thực hiện mục tiêu xã hội nhất định điều đó xảy ra đối với các doanh nghiệp công ích.

4.3 Hiệu quả tổng hợp

Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả kinh tế. Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận (những hai phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó).

– Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh.

Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung.

Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần. Nhưng trong thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều được sử dụng có hiệu quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác. Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố thành phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác gây ra.

4.4 Hiệu quả của từng yếu tố

– Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp.

+ Vốn lưu động:

Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc độ quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện qua sức sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.

– Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp

Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng dẫn đến chi phí thấp về tiền lương.

Phân tích hoạt động kinh doanh chính là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp.

Bình luận

1 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

T
Trang Thu

Em đang làm luận văn về đề tài " Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
T
Trang Thu

Em đang làm luận văn về đề tài " Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật trái ngành
Học thạc sĩ luật trái ngành