Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

4/5 (9 đánh giá) 2 bình luận

Các doanh nghiệp hiện nay không thể thiếu được công việc phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn. Nó đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện sớm các vấn đề, thực trạng tồn tại về tài sản. Vậy phân tích cơ cấu nguồn vốn như thế nào? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời khi phân tích tài sản nhé. 

1. Tìm hiểu về phân tích cơ cấu tài sản 

Cùng đi tìm hiểu chi tiết về khái niệm, mục đích cũng như lợi ích khi phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ngay bây giờ nhé. 

1.1. Khái niệm 

Cơ cấu tài sản là tỷ trọng tất cả các loại tài sản của một công ty đang nắm giữ và được hiện thị trên bảng tổng kết tài sản lớn. Các công ty có định hướng, phương thức hoạt động thuộc nhiều ngành nghề khác nhau sẽ có số cơ cấu tài sản hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ tiêu biểu cho khái niệm này như sau: Các doanh nghiệp lớn sẽ có tỷ trọng tài sản cố định cao hơn những công ty nhỏ lẻ. Tuy nhiên các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ lại có tỷ trọng tài sản lưu động lớn hơn. 

Chính vì vậy, việc hiểu rõ về phân tích cơ cấu tài sản sẽ giúp doanh nghiệp có quyết định đúng đắn và chính xác về vấn đề tài chính, nợ ngắn và nợ dài để quản lý tài sản hợp lý. 

Phân tích cơ cấu tài sản chi tiết cho doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu tài sản chi tiết cho doanh nghiệp

1.2. Mục đích 

Khi phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn sẽ mang lại rất nhiều mục đích, cụ thể  như sau: 

- Đối với doanh nghiệp

  • Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là đưa ra quyết định có lợi dựa vào việc đánh giá trong quá trình thay đổi kết cấu tài sản. Từ đó, công ty sẽ biết cách giảm thiểu tối đa các rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận trong nhiều vấn đề. 

- Đối với chủ nợ

  • Chủ nợ thông qua các con số để đưa ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn. 
  • Đặc biệt là cho vay bao nhiêu là đủ, thời gian vay vốn sẽ như thế nào,... Từ đó, việc đánh giá thông qua việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không sẽ vô cùng quan trọng. 

- Đối với nhà đầu tư:

  • Họ sẽ dựa vào cơ cấu để quyết định xem có nên đầu tư phát triển hay không? Liệu có phát sinh ra được lợi nhuận hay không? Rủi ro xảy ra ở phần trăm cao không. Tất cả sẽ thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản doanh nghiệp. 

1.3. Lợi ích 

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, so sánh được số vốn tổng hợp của cuối năm với đầu năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn xem được từng khoản vốn trong tổng số vốn để đảm bảo được quá trình sản xuất ổn định tối đa. 

Công thức tính hệ số công thức tài sản như sau: 

Cơ cấu tài sản = Giá trị từng loại tài sản / Tổng tài sản doanh nghiệp 

Ví dụ về phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Ví dụ về phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

  • Bạn sẽ cần lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Lúc này, hãy lấy từng khoản vốn chia tổng tài sản để biết được tỉ trọng chiếm tổng số cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần đủ nguyên liệu, doanh nghiệp thương mại cần có đủ hàng hóa để đủ đầu ra. 

Khi phân tích cơ cấu tài sản cũng cần để ý đến tỉ suất đầu tư để cân đối kết cấu tài sản, tỷ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn cho công ty. 

Nếu bạn gặp khó khăn khi áp dụng nhữung kiến thức về vốn này vào bài luận thạc sĩ của mình, hãy cân nhắc đến việc sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ từ Tri Thức Cộng Đồng - Đơn vị với hơn 15+ năm kinh nghiệm tiên phong dẫn đầu ngành về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ! 

 

2. Tìm hiểu về phân tích cơ cấu nguồn vốn 

Một doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thì không thể thiếu nguồn vốn. Cùng tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn là gìphân tích cơ cấu nguồn vốn ngay sau đây. 

2.1. Khái niệm

Cơ cấu nguồn vốn tiếng Anh có tên gọi là Capital structure. Nó thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty đó. 

Ví dụ minh họa khi phân tích nguồn vốn

Ví dụ minh họa khi phân tích nguồn vốn

2.2. Mục đích 

Phân tích cơ cấu tài sản cũng như cơ cấu nguồn vốn đều có mục đích tương tự như nhau. Ngoài những mục đích kể ở phần trên, nó còn đóng vai trò lớn khi ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu hoặc thu nhập hoặc rủi ro tài chính trên cổ phần của công ty, doanh nghiệp. 

Phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ đánh giá được khả năng tự chủ, chủ động hơn trong kinh doanh, quyết định những bước đi đúng đắn khi gặp khó khăn. 

Doanh nghiệp cũng cần lập bảng tổng kết để phân tích cơ cấu nguồn vốn. Dựa vào đó, công ty sẽ xem xét được tỷ trọng chiếm tỷ lệ cao hay thấp trong tổng số nguồn vốn sẵn có. So sánh tổng nguồn vốn đầu kỳ và cuối năm, đưa ra những đánh giá khách quan trong xu hướng thay đổi vốn. 

2.3. Lợi ích 

Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận của công ty:

  • Nắm được chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn 
  • Biết được các nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn
  • Nợ và vốn sẽ thể hiện trên bảng tổng kết. Từ đó doanh nghiệp sẽ nhìn rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn như thế nào… 

Nhóm ngành kinh tế, tài chính về vốn, là 1 mảng khá rộng, các kiến thức cần phải tiếp thu cũng không nhỏ. Một số tài liệu về sát sườn về vốn mà chúng tôi gợi ý cho bạn dưới đây, có thể sẽ rất hữu ích cho quá trình tìm hiểu của bạn.

2.4. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn 

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, doanh nghiệp chú trọng đến 3 chỉ tiêu chủ yếu sau đây: 

2.4.1. Hệ số nợ

Hệ số nợ là hệ số phản ánh số nợ phải trả trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, số nợ phải chiếm bao nhiêu phần trăm tổng tài sản. Nếu số nợ thấp minh chứng cho cơ cấu tài sản và nguồn vốn đang được phân bổ và sử dụng hợp lý để tạo ra lợi nhuận cho công ty. 

Công thức hệ số nợ = Tổng nợ/ tổng số nguồn vốn tài sản của doanh nghiệp 

2.4.2. Hệ số vốn chủ sở hữu 

Hệ số vốn chủ sở hữu thể hiện số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu trong tổng nguồn vốn. Như kiến thức thực tế, tổng thể nguồn vốn được hình thành từ vốn chủ sở hữu và số nợ sẽ phải trả. 

Cơ cấu nguồn vốn còn phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Như vậy có thể xác định cụ thể được: 

Hệ số nợ = 1 -  hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - hệ số nợ 

Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn tài sản. 

2.4.3. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 

Khi phân tích cơ cấu tài sảncơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

doanh nghiệp sẽ thấy xuất hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Công thức cụ thể như sau: 

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Nguồn vốn chủ sở hữu 

Bên cạnh việc phân tích cơ cấu trên, doanh nghiệp cũng nên quan tâm và lưu ý một số chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn nổi bật như: 

  • Tỷ lệ vay ngắn hạn = Tổng vay ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn 
  • Tỷ lệ nợ phải trả cho người bán = Tổng nợ trả cho người bán/ tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. 
  • Tỷ lệ nợ ngắn hạn= Tổng nợ ngắn hạn/ Tổng số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho doanh nghiệp, công ty cách phân tích cơ cấu tài sản chi tiết. Hy vọng thông tin sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể để điều chỉnh nguồn vốn và tài sản sao cho hợp lý, tránh những rủi ro, tổn thất xảy ra. Chúc doanh nghiệp sẽ có những bước đi đúng đắn, phát triển thịnh vượng, suôn sẻ nhất.

Bình luận

2 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

H
Nguyễn Quang Huy

Em đang làm luận văn về đề tài ” Cơ cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
H
Nguyễn Quang Huy

Em đang làm luận văn về đề tài ” Cơ cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
V
Thảo Vy

Nhờ các bạn giúp mình ít tài liệu để cuối tuần nộp bài tiểu luận môn Nguồn vốn doanh nghiệp với…gấp…gấp…gấp

reply Trả lời
V
Thảo Vy

Nhờ các bạn giúp mình ít tài liệu để cuối tuần nộp bài tiểu luận môn Nguồn vốn doanh nghiệp với…gấp…gấp…gấp

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả