Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Cấu Trúc Vốn - Khái Niệm Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng

2/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp cổ phần do một vài vấn đề trong quản trị tài chính.

Vì vậy Tri thức cộng đồng cung cấp một số kiến thức cần thiết về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu là gì và các nhân tố ảnh hưởng đến nó để bạn đọc tham khảo phục vụ cho công việc, nghiên cứu. 

1. Cấu trúc vốn là gì?

  Cấu trúc vốn - khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng

Cấu trúc vốn - khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng

Cấu trúc vốn (capital structure) là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn vốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh (Theo từ điển Investopedia 2021).  

Việc xác định một cấu trúc vốn tối ưu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp:

  • Giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC)
  • Tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông doanh nghiệp. 

Ngoài ra, cấu trúc vốn còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh mà chính doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải (Frank và Goyal, 2009). Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là cả một nghệ thuật trong quản trị tài chính. 

Nhóm ngành kinh tế, tài chính về vốn là 1 mảng khá rộng, các kiến thức cần phải tiếp thu cũng không nhỏ. Một số tài liệu về sát sườn về vốn mà chúng tôi gợi ý cho bạn dưới đây, có thể sẽ rất hữu ích cho quá trình tìm hiểu của bạn.

2. Tổng hợp 2 thành phần trong cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn được cấu tạo bởi nhiều thành phần, nhưng dựa theo đặc trưng riêng biệt của từng loại vốn, chúng tôi quy chung lại với 2 thành phần quan trọng nhất được kể đến dưới đây: Vốn vay và vốn chủ sở hữu.

2.1. Nguồn vốn vay

Vốn vay (debt capital) là số tiền mà một công ty vay từ các nguồn bên ngoài với thời hạn nhất định thông qua việc phát hành các trái phiếu có lãi suất cố định v.v…( Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển kinh tế học, Đại học kinh tế quốc dân).

Đặc điểm của vốn vay: 

  • Vốn vay khác với vốn chủ sở hữu hoặc vốn cổ phần vì người đăng ký cho vay vốn không trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, chỉ đơn thuần là chủ nợ và nhà cung cấp vốn vay và thường nhận được tỷ lệ phần trăm cố định hàng năm theo hợp đồng trên khoản vay của họ (được gọi là coupon). 
  • Vốn vay xếp hàng cao hơn vốn chủ sở hữu trong thứ tự để trả lợi nhuận hàng năm. Điều này có nghĩa là một cách hợp pháp, lãi suất trên vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ trước khi bất kỳ cổ tức nào được trả cho bất kỳ nhà cung cấp vốn chủ sở hữu nào. 

Như vậy, nguồn vốn vay là nguồn chủ doanh nghiệp vay tạm thời để vận hành doanh nghiệp và sẽ hoàn trả trong tương lai. Nếu trong cấu trúc vốn, nguồn vốn vay chiếm phần lớn tức là doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng rủi ro tài chính. 

2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp 

Nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp 

Là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, được hình thành và phát triển từ các nguồn vốn đóng góp của các cổ đông. Đây là bộ phận vốn quan trọng, có tính ổn định cao, thể hiện được tự chủ về mặt tài chính của DN. Vốn của chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp và lợi nhuận giữ lại.

  • Vốn góp: Khoản 21 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”

Vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, số lần góp vốn đó có thể một lần hoặc nhiều lần miễn sao là trong thời hạn pháp luật cho phép và đúng như cam kết góp vốn vào công ty và chính là góp vốn điều lệ. 

  • Lợi nhuận giữ lại: Lợi nhuận là số tiền lãi hàng năm mà doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư. Đó còn là thu nhập ròng (sau thuế) còn lại cho doanh nghiệp sau khi họ đã trả cổ tức cho các cổ đông. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận có thể dương (lãi) hoặc âm (lỗ).

Như vậy, vốn chủ sở hữu được coi là vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu trong cấu trúc vốn, vốn của chủ sở hữu chiếm phần lớn thì doanh nghiệp đó đang được ở mức an toàn.

3. Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn khá là phức tạp và được quy định bởi rất nhiều yếu tố, Trung tâm tóm gọn lại 3 nhân tố ảnh hưởng chính tới cấu trúc vốn để bạn đọc dễ nắm bắt thông tin. 

                          

Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn 

Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn 

3.1. Tính thanh khoản

Tính thanh khoản là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực tài chính (finance). Tính thanh khoản dùng để chỉ mức độ lưu động của một sản phẩm hay tài sản bất kỳ có thể mua vào hoặc bán ra mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm hoặc tài sản bất kỳ nào đó.

Quy luật của tính thanh khoản: 

  • Lý thuyết đánh đổi chỉ ra rằng, DN có thể sử dụng các khoản nợ để thanh toán, tỷ lệ thanh khoản cao cần được duy trì. Khả năng thanh khoản của DN có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ. 
  • Lý thuyết trật tự phân hạng chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa tính thanh khoản và tỷ lệ nợ. Nếu công ty giữ được tỷ lệ thanh khoản cao thì công ty có xu hướng sử dụng vốn của mình hơn là đi vay. Myers và Rajan (1998) cũng chỉ ra rằng các công ty có tính thanh khoản cao vay ít hơn. Do đó, ta có thể đưa ra kết luận khả năng thanh khoản của doanh nghiệp có thể tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch với cấu trúc vốn.

Nói chung lại, tỷ lệ thanh khoản càng cao thì xác suất công ty chịu rủi ro phá sản càng thấp. 

3.2. Lợi tức đầu tư

Theo lý thuyết cân bằng, lợi tức đầu tư và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Doanh nghiệp đầu tư càng nhiều, thuận lợi trong quá trình hợp tác với các tổ chức tài chính thì rủi ro phá sản sẽ thấp. 

  • Các chi phí giao dịch sẽ giảm nếu doanh nghiệp đó đầu tư vào mặt hàng đó, hoặc khi doanh nghiệp thực hiện mua bán một số lượng lớn hàng hoá khi trao đổi. 
  • Các doanh nghiệp đầu tư nhiều cũng tạo niềm tin cho các khách hàng khi chấp nhận đầu tư vào doanh nghiệp của họ. 
  • Các doanh nghiệp nhỏ, yếu dễ bị tổn thương hơn trước những biến động kinh tế như khủng hoảng kinh tế hay sự đi xuống của toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến rủi ro phá sản tăng cao khi họ không có mối lợi đầu tư nào khác để dựa vào cả. 

Lợi tức đầu tư trong cấu trúc vốn cũng đóng vai trò khá quan trọng, là căn cứ để đánh giá xem doanh nghiệp đó có đang rơi vào khủng hoảng tài chính hay không. 

3.3. Tỷ lệ lãi suất

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tỷ lệ lãi suất. Nếu một Ngân hàng hay tổ chức tài chính cho vay hi vọng được nhận lại nhiều hơn lãi suất mong muốn thì phía doanh nghiệp sẽ phải trì hoãn việc huy động vốn.

  • Nếu lãi suất tăng và vấn đề vay nợ gặp nhiều khó khăn, thì doanh nghiệp phải nghĩ ngay đến việc tăng độ nghiêng của đòn bẩy tài chính.
  • Nếu lãi suất giảm và việc vay nợ không gặp khó khăn, tình hình doanh nghiệp ổn định, doanh nghiệp nên có kế hoạch giảm hoặc hoãn việc vay nợ hiện tại để tránh rơi vào tình trạng rủi ro tài chính.

Như đã thấy, tỷ lệ lãi suất ổn định sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn luôn ở mức tài chính an toàn. 

4. Cấu trúc vốn tối ưu

4.1. Khái niệm

                 

Cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp 

Cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp                 

Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ sao cho tối thiểu chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro kinh doanh đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 

Câu hỏi hay đặt ra cho một doanh nghiệp để đo lường xem quá trình hoạt động của doanh nghiệp có đang ổn không là: Doanh nghiệp của bạn sử dụng bao nhiêu phần trăm vốn vay, có bao nhiêu phần trăm vốn sở hữu?

Bên cạnh đó, cấu trúc vốn tối ưu thay đổi qua thời gian và phụ thuộc vào tính chất của doanh nghiệp cũng như các nhân tố bên ngoài môi trường hoạt động. Thực tế, các nhà quản lý thường đặt ra một khoảng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp, ví dụ như 30% đến 40% thay vì đặt ra một con số cụ thể. 

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng

Khi thiết lập, để biết cấu trúc vốn có tối ưu hay không thường dựa vào một số yếu tố sau:

  • Rủi ro doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp: rủi ro phát sinh đối với tài sản của công ty ngay cả khi công ty không sử dụng nợ. Công ty nào có rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu. Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ giúp công ty tiết kiệm thuế. Tuy nhiên điều này sẽ không còn ý nghĩa nữa đối với những công ty nào được ưu đãi hay vì lý do gì đó mà thuế thu nhập ở mức thấp.
  • Sự chủ động về tài chính: sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối kế toán khiến cho những nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào công ty.
  • Các tiêu chuẩn ngành: cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài chính, các Ngân Hàng đầu tư, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tư cổ phần thường và các Ngân Hàng thương mại thường so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động. Tóm lại các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cấu trúc vốn thường đi tới kết luận là có một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp cá thể.

Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu cấu trúc vốn mà bạn cần biết để dựa vào đó, tự đánh giá được mức độ tối ưu tài chính cho doanh nghiệp của mình. Bất cứ một chủ doanh nghiệp nào cũng nên tự mình đánh giá được điều này để vạch ra được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình. 

5. Làm thế nào để tối ưu cấu trúc vốn

Sau khi đã biết qua về các yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu cấu trúc vốn, chắc hẳn bây giờ bạn sẽ thắc mắc: Có cách nào để tối ưu được cấu trúc vốn?

Để tối ưu cấu trúc vốn, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các bước cần làm dưới đây: 

  • Xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường: Một trong những căn cứ để thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là xác định chính xác chi phí vốn. Vì thế, khi đổi mới cơ cấu vốn của doanh nghiệp, cần thống nhất quan điểm xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường. Có như vậy, việc đổi mới cơ cấu vốn sẽ có cơ sở lý luận vững chắc để có thể ứng dụng trong thực tiễn quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp phát triển theo định hướng đổi mới toàn diện và tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, căn cứ để thiết lập cơ cấu vốn là chi phí vốn cũng phải xác định theo nguyên tắc thị trường.
  • Đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận: Một doanh nghiệp luôn phải lựa chọn sử dụng nguồn vốn nào để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa rất nhiều cơ hội khác nhau. Với việc dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn thì khả năng sinh lời sẽ tăng vì dùng nguồn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồn dài hạn, nhưng khả năng thanh toán sẽ giảm. Trong khi đó, nếu dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn thì chi phí sẽ cao hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, nhưng bù lại, khả năng sinh lời sẽ tăng.
  • Hoàn thiện xây dựng mô hình kinh tế: Xây dựng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu cơ cấu vốn. Để mô hình kinh tế lượng nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiệp được hoàn thiện cần xác định lại các biến số chuẩn tác động đến cơ cấu vốn.

Dựa vào các ý trên đây, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã biết cần làm gì để tối ưu cấu trúc vốn. Hãy thử áp dụng nó vào doanh nghiệp của mình để thực hiện luôn nhé. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc và nhân lực cho doanh nghiệp đấy!

Qua việc giải mã khái niệm cấu trúc vốn là gì và các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn cũng như những điều cần biết về vốn tối ưu, chúng tôi hy vọng phần nào giúp bạn trang bị một nền tảng kiến thức về cấu trúc vốn để thực hành và áp dụng cho doanh nghiệp của mình, hoặc đơn giản nó sẽ giúp ích cho bài nghiên cứu của bạn. 

Nếu như bạn gặp khó khăn khi áp dụng các kiến thức này vào bài nghiên cứu của mình, hãy cân nhắc đến việc thuê làm luận văn tại Tri Thức Cộng Đồng - Đơn vị có hơn 15+ năm kinh nghiệm tiên phong và phát triển dịch vụ tốt nhất trên thị trường hiện nay! 

Tài liệu tham khảo

  1. Frank, M. Z., &Goyal, V. K. (2009). Capital structure decisions: which factors are reliably important?. Financial Management, 38(1), 1-37.
  2. Thanh Hằng. (2018). Vốn vay là gì?. (Có sẵn tại: vietnamfinance.vn) 
  3. Luật doanh nghiệp 2014.
  4. Dương Thị Thanh Hương. (2021). Yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Có sẵn tại: tapchitaichinh.vn) 
  5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Có sẵn tại: khcn.vimaru.edu.vn). 
  6. Rajan, R. G., and Zingales, L.. (1995). What do we know about capital structure? Some evidence from international data. The Journal of Finance. 50(5), 1421-1460.
  7. Đường Thị Thanh Hải. (2017). Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu các doanh nghiệp Việt Nam. (Có sẵn tại: tapchicongthuong.vn) 
  8. Từ điển Investopedia. Cấu trúc vốn.(Có sẵn tại: http://en.stockbiz.vn/Terms/CAPITALSTRUCTURE.aspx)
Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả