Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Cơ cấu vốn tối ưu là gì? Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu

4/5 (4 đánh giá) 0 bình luận

Cơ cấu vốn tối ưu là gì? Một cơ cấu vốn được gọi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá thị trường của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất. Cùng tìm hiểu các khái niệm về cơ cấu vốn tối ưu là gì, căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu ở bài viết sau đây.

1. Cơ cấu vốn tối ưu là gì?

Cơ cấu vốn tối ưu là gì?

Cơ cấu vốn tối ưu là gì?

Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu dựa trên cơ sở định tính và định lượng những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Vậy cơ cấu vốn tối ưu là gì? Một cơ cấu vốn được gọi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá thị trường của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất.

Như vậy có hai căn cứ để xác định vốn tối ưu của doanh nghiệp, đó là chi phí sử dụng vốn và giá thị trường của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá thị trường của cổ phiếu là tiêu chí mang tính khách quan, không phải chỉ do những nhân tố nội tại của chính sách quản lý vốn của doanh nghiệp quyết định.

Giá cổ phiếu trên thị trường có thể là cao nhất nhưng không phải vì cơ cấu vốn tối ưu mà vì các yếu tố khách quan nào đó tác động. Ở đây tôi chỉ nghiên cứu giác độ chi phí sử dụng vốn thấp nhất dẫn đến các tác động tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Do vậy, thiết lập cơ cấu vốn tối ưu sẽ dựa trên cơ sở xác định chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất khó có thể đạt được điểm cơ cấu vốn tối ưu mà chỉ có thể tiến gần tới điểm cơ cấu vốn tối ưu đó. Nhưng làm thế nào xác định được cơ cấu vốn tối ưu, có định lượng được hay không? Đây là một vấn đề rất mới cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn và đây cũng chính là nội dung của chuyên đề này.

Như vậy, có thể thấy việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là nội dung quan trọng trong chính sách quản lý vốn của của một doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi xây dựng chính sách quản lý vốn cũng nhằm vào ba mục tiêu: (i) huy động được vốn với qui mô tối đa, (ii) xác định cơ cấu vốn tối ưu và (iii) duy trì được cơ cấu vốn tối ưu.

Cả ba mục tiêu trên đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng, đảm bảo một cơ cấu vốn tối ưu về qui mô và chi phí. Có như vậy, doanh nghiệp mới có cơ hội đầu tư một các hiệu quả và đa dạng, sử dụng có hiệu quả vốn huy động.

2. Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu

Nhóm ngành kinh tế, tài chính về vốn, là 1 mảng khá rộng, các kiến thức cần phải tiếp thu cũng không nhỏ. Một số tài liệu về sát sườn về vốn mà chúng tôi gợi ý cho bạn dưới đây, có thể sẽ rất hữu ích cho quá trình tìm hiểu của bạn.

2.1 Chi phí sử dụng vốn

Để  có thể  xác định  được một cơ  cấu vốn hợp lý  cho doanh nghiệp thì  việc nghiên cưú chi phí sử dụng vốn có tính tiên quyết. Đây là nhân tố tác động đến cơ cấu vốn có thể định tính và định lượng được, vì vậy xác định chính xác chi phí sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có căn cứ thiết lập vốn tối ưu.

Chi phí sử dụng vốn được hiểu là chi phí bỏ ra để sử dụng một nguồn vốn nào đó. Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì lãi vay và các chi phí khác để tiếp cận với vốn vay ngân hàng chính là chi phí vốn ngân hàng. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi thì chi phí vốn chính là tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông và các chi phí khác liên quan đến phát hành cổ phiếu.

Chi phí vốn của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của việc sử dụng nguồn vốn đó. Tương ứng với hai bộ phận chính của cơ cấu vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng sẽ có hai loại chi phí vốn.

– Chi phí Nợ

Chi phí Nợ được hiểu là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để huy động nợ. Chi phí Nợ có thể được xác định tương đối dễ dàng căn cứ vào các thông tin trên thị trường tài chính. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu trên thị trường thì khi phát hành thêm trái phiếu sẽ căn cứ vào lãi suất đáo hạn của traí phiếu đó để xác định tỷ lệ lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư.

Điểm khác biệt giữa chi phí Nợ và chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí Nợ được coi là chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, còn chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí xác định sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu
Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu

– Chi phí vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm ba bộ phận chính, đó là: cổ phiếu ưu tiên, cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chi phí riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động đến chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

– Chi phí của cổ phiếu ưu tiên

Vì cổ phiếu ưu tiên có tỷ lệ chi trả cổ tức cố định, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên nên chi phí của việc sử dụng vốn do phát hành cổ phiếu ưu tiên sẽ được xác định trên cơ sở chuỗi niên kim cố định từ cổ tức hàng năm. Do vậy, chi phí của cổ phiếu ưu tiên kp bằng:

kp = D/Po

Trong đó:

+ D: cổ tức trả hàng năm cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên.

+ Po: Giá của cổ phiếu ưu tiên.

– Chi phí của cổ phiếu thường

Việc xác định chi phí của cổ phiếu thường phức tạp hơn so với chi phí của cổ phiếu ưu tiên. Chi phí của cổ phiếu thường được xác định dựa trên hai cách tiếp cận cơ bản (i) cách tiếp cận sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức DGM (Devidend Growth Model) và (ii) cách tiếp cận bằng mô hình định giá tài sản tài chính CAPM.

– Chi phí lợi nhuận giữ lại:

Chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội đối với việc sử dụng lợi nhuận giữ lại của nhà đầu tư. Thay vì việc nhận được cổ tức vào cuối năm, các cổ đông chỉ đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận với điều kiện việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lời trong tương lai cao hơn tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại. Như  vậy, đối với doanh nghiệp, để có thể sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh nghiệp phải mất chi phí vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư yêu cầu đối với doanh nghiệp. Có 3 phương pháp để xác định chi phí này, xuất phát từ bản

chất của chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội đối với nhà đầu tư: (i) phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với phần bù rủi ro, (ii) phương pháp mô hình tăng trưởng cổ tức và (iii) phương pháp định giá tài sản tài chính CAPM.

+ Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng phần bù rủi ro

Vì bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận cơ hội đầu tư ít rủi ro nhất, đó là đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tất nhiên với cơ hội đầu tư này, lãi suất nhận được là cố định. Do vậy, thay vì nhận cổ tức để tái đầu tư và trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận. Vì thế, chi phí của việc giữ lại lợi nhuận đối với doanh nghiệp chính là cơ hội có được lợi nhuận do đầu tư vào trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư, cộng thêm một mức phần thưởng rủi ro .

Phương pháp này tương đối dễ áp dụng vì lãi suất trái phiếu chính phủ được công  bố công khai trong các đợt phát hành. Tuy nhiên, tính không chính xác  của phương pháp này là hệ số không phản ánh chính xác mức độ rủi ro của doanh nghiệp, vì thế, xác định chi phí của lợi nhuận giữ lại theo phương pháp này là không hoàn toàn chính xác.

+ Phương pháp mô hình tăng trưởng cổ tức

Cơ sở của việc xác định chi phí của lợi nhuận giữ lại bằng phương pháp này là thay vì nhận cổ tức, các cổ đông sẽ nhận được một số lượng cổ phiếu tương ứng với giá trị cổ tức sẽ nhận được. Khi đó, chi phí của việc giữ lại lợi nhuận được xác định theo phương pháp này sẽ tương tự như xác định chi phí của cổ phiếu thường.

Phương pháp này tương đối dễ áp dụng vì các thông tin về cổ tức, giá hiện tại của  cổ phiếu và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự tính hoàn toàn được cung cấp  trên thị trường.

+ Phương pháp CAPM

Mô hình CAPM được William Sharp đề xuất năm 1963, và sau đó, năm 1965 đã được John Liner, Jan Mossin phát triển. Về lý thuyết, phương pháp CAPM cũng xác định chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội của nhà đầu tư.

Cách tiếp cận của phương pháp này giống phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với phần thưởng rủi ro, tuy nhiên, CAPM đưa ra cách xác định chính xác hơn chi phí của lợi nhuận giữ lại so với các phương pháp khác là xác định chi phí cơ hội của nhà đầu tư dựa trên tỷ suất sinh lời trung bình của thị trường, có được điều chỉnh bởi hệ số rủi ro, chứ không phải đơn giản chỉ dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ.

Việc áp dụng CAPM để xác định chi phí vốn của lợi nhuận giữ lại được coi là phương pháp ưu việt nhất. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi áp dụng phương pháp này là việc tính toán hệ số  đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, vì đây là hệ số tính toán trên cơ sở số liệu thống kê.

Còn lãi suất trái phiếu chính phủ và lãi suất thị trường được xác định tương đối dễ dàng bởi các công ty tư vấn tài chính.

Tuy nhiên việc áp dụng CAPM cũng bộc lộ một số nhược điểm, đó là:

(1) CAPM chỉ xem xét mối quan hệ rủi ro, lợi nhuận trong khoản thời gian nhất định. Điều đó có nghĩa là nó bỏ qua yếu tố thời gian trong chuỗi phân tích. Thực tế, đây là vấn đề khá quan trọng vì khi thời gian không đủ lớn, các ước lượng trên cơ sở số liệu quá khứ sẽ thay đổi, như ước lượng hệ số .

(2) CAPM không bao giờ có thể được thử nghiệm một cách chính xác vì trong thực tế không thể xác định được danh mục đầu tư thị trường. Theo mô hình CAPM thì danh mục đầu tư thị trường là danh mục bao gồm tất cả các tài sản tài chính có trong nền kinh tế, do vậy, để xây dựng được mô hình CAPM, người ta phải quan sát và đo lường danh mục đầu tư hiệu quả này.

Điều này là vô cùng khó vì thị giá và tỷ trọng của các tài sản biến động không ngừng, nhiều khi không thể kiểm soát hết được số lượng hiện có trên thị trường. Trên thực tế, người ta hay sử dụng các chỉ số thị trường như Standard & Poor 500 và NYSE 2000 làm đại diện cho danh mục thị trường nhưng nó sẽ tạo sai số khá lớn, giảm tính chính xác của CAPM.

(3) CAPM dựa trên sự sẵn có của tài sản phi rủi ro ở mức lãi suất đi vay và cho vay bằng nhau. Trên thực tế, sự khan hiếm, sự khan hiếm tài sản phi rủi ro là luôn luôn xảy ra. Ngoài ra một số giả định khác của CAPM cũng không thực tế, ví dụ như giả định không tồn tại thuế và phí giao dịch, hay thông tin đến với các nhà đầu tư là như nhau.

Mặc dù CAPM còn nhiều hạn chế, song CAPM vẫn được coi là nền móng cho lý thuyết đầu tư hiện đại, và được ứng dụng rộng rãi trong việc xác định chi phí vốn của doanh nghiệp.

 

2.2 Chi phí sử dụng vốn trung bình

Thông thường, một doanh nghiệp không sử dụng một loại vốn đơn lẻ mà sẽ kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa trên chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nguồn vốn sao cho chi phí bình quân gia quyền là thấp nhất.

Giả sử doanh nghiệp sử dụng D: Nợ, E: Vốn chủ sở hữu, khi đó tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp là V, V = D+E. Tất nhiên, cả giá trị Nợ và Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lúc này đều được tính theo giá thị trường.

Ta có thể thấy chi phí bình quân gia quyền của vốn bao gồm: chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu. Chi phí Nợ chịu tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, nên sẽ giảm đúng bằng phần tiết kiệm thuế, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp càng lớn thì chi phí nợ càng thấp. Đây chính là cơ sở của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Mặt khác khi doanh nghiệp tăng sử dụng Nợ, tỷ trọng Nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên, mức độ rủi ro tăng lên và chủ nợ sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn, doanh nghiệp cũng bị áp lực tài chính là xuất hiện chi phí khánh tận, chính điều này làm triệt tiêu lợi thế của đòn cân nợ. Chương sau chúng ta sẽ đi tìm lúc nào thì doanh nghiệp ngưng sử dụng nợ vay.

Chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp sẽ thay đổi khi một trong các nguồn vốn riêng lẻ có chi phí thay đổi. Có hai lý do để chi phí vốn sẽ thay đổi. Thứ nhất là do hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tăng mức độ rủi ro, khi đó nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp mức độ rủi ro tăng lên.

Do đó, chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Thứ hai, là do cung cầu vốn trên thị trường tài chính thay đổi. Khi cầu về vốn tăng, hay doanh nghiệp muốn huy động thêm một lượng vốn mới thì chi phí vốn hay lãi suất trên thị trường sẽ tăng lên tương ứng vì lượng cung vốn trên thị trường lúc này thấp hơn so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Do vậy, chi phí bình quân gia quyền của vốn sẽ thay đổi trong từng thời kỳ, với từng lượng vốn huy động khác nhau.

2.3 Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận

Căn cứ thứ hai để doanh nghiệp xây dựng cơ cấu vốn tối ưu là nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Một doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn tài trợ. Ví dụ dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, khả năng sinh lời sẽ tăng vì sử dụng nguồn vốn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồn dài hạn, nhưng khả năng thanh toán sẽ giảm.

Trong khi đó, nếu dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn thì chi phí sẽ cao hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, nhưng bù lại, khả năng thanh toán sẽ tăng.

Vì vậy, doanh nghiệp phải đánh đổi giữa việc chấp nhận rủi ro để kỳ vọng nhận được lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được trong tương lai không phải là chắc chắn, do vậy chỉ những giám đốc dám mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro mới có khả năng thu được lợi nhuận lớn.

Còn những giám đốc không muốn đương đầu với rủi ro sẽ sử dụng toàn bộ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, toàn bộ nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Khi đó, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán đều ở mức trung bình.

Nguyên tắc trên cũng được ứng dụng rất rộng rãi khi doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu vốn tài trợ cho một dự án cụ thể. Việc xác định tỷ lệ tài trợ cho dự án bao nhiêu là vốn chủ sở hữu, bao nhiêu là nợ cũng được xác định dựa trên sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.

Đối với doanh nghiệp, việc dùng vốn chủ sở hữu an toàn hơn, nhưng chi phí lại cao hơn, còn việc sử dụng nợ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán song chi phí thấp hơn.

Bài viết này đã cung cấp đầy đủ cho bạn các kiến thức về “Cơ cấu vốn tối ưu là gì? Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu”. Chúc bạn học tập tốt!

 
Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Marketing ở đâu tốt?
Học thạc sĩ Marketing ở đâu tốt?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?