Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa

4/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Trong bài viết sau đây, Tri thức cộng đồng xin chia sẻ đến bạn khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa, nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam.

Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa
Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

1. Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ rằng, để xóa bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, khai thác tối ưu các nguồn lực và các lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định, giải quyết cơ bản các vấn đề KT – XH, mỗi quốc gia phải xác định được CCKT hợp lí, trang bị kỹ thuật hiện đại và ứng dụng rộng rãi các phương tiện sản xuất tiên tiến cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Muốn được như vậy tất cả các quốc gia đều phải tiến hành công nghiệp hóa. Do đó, công nghiệp hóa là quá trình phổ biến trên quy mô toàn cầu, là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển.

Xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, các học giả phương Tây quan niệm, công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng, hay một nước [62, tr 12]. Đây là quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hóa, bởi đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp. Họ coi đối tượng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông nghiệp và các ngành khác được coi là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp. 

Theo Tatyana P. Subbotina, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới, công nghiệp hóa là giai đoạn PTKT của một nước, trong đó công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn nông nghiệp và dần dần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế [dẫn 57]. Quan niệm này cũng thiên về coi trọng vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế, có điểm tương đồng với quan niệm của các học giả phương Tây và nó cũng đã thể hiện tính lịch sử của công nghiệp hóa.

Năm 1963, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa [18, tr 9] về công nghiệp hóa: “công nghiệp hóa là một quá trình PTKT, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển CCKT nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của CCKT này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ mọi mặt về KT – XH”.

Theo Đỗ Quốc Sam [54] hiểu theo nghĩa hẹp: Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo; còn theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Như vậy, có thể hiểu theo nghĩa rộng, Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Còn theo nghĩa hẹp, CNH được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo.

Hiện đại hóa, theo cách hiểu phổ biến hiện nay là quá trình chuyển biến từ tổ chức truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến, hiện đại. 

Đảng và Nhà nước đã xác định đưa Việt Nam theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm, là con đường duy nhất để PTKT, để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để thực hiện mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa một cách phù hợp với xu thế chung và đặc biệt là thực tế của đất nước. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1994) đã đưa ra khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao”[2]. Các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X, XI tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

 

2. Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

Công nghiệp hóa ở Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và được thực hiện qua từng giai đoạn cụ thể sau:

– Giai đoạn 1960- 1975: sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc bắt đầu xây dựng CNXH với nhiệm vụ trọng tâm được xác định là thực hiện công cuộc CNH- XHCN. Tại Đại hội III (1960) của Đảng đã đưa ra chủ trương CNH: “xây dựng một nền KT XHCN cân đối, hiện đại, kết hợp CN với NN, lấy CN nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lí, đồng thời phát triển NN và CN nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước NN thành một nước CN hiện đại”. Trong giai đoạn này, mặc dù gặp phải cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các nước XHCN, nước ta cũng xây dựng được một số khu CN và các nhà máy mới. 

– Giai đoạn từ 1975- 1986- 2000: sau khi đất nước thống nhất, các kỳ Đại hội IV (1976), V (1982) của Đảng tiếp tục quan tâm đến đường lối PTKT, trong đó có CNH. Tuy nhiên, giai đoạn này có những khó khăn riêng trong việc PTKT, vì vậy việc thực hiện CNH có những hạn chế. Đến năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng đưa ra quyết định chuyển đổi cơ chế KT, từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, việc thực hiện đường lối CNH có nhiều thuận lợi với ba chương trình KT lớn. Cho đến nay Việt nam đã đạt được những thành công trong việc thực hiện đường lối CNH: tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc chuyển dịch CCKT, phát triển đồng đều NN, CN nhẹ, dịch vụ và tạo cơ sở phát triển CN nặng.

– Từ 2001 đến nay: Đại hội Đảng lần IX (4/2001) đã thông qua Chiến lược phát triển KT-XH thời kỳ 2001- 2010, được gọi là Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CN.

Xem thêm các tài liệu liên quan khác đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà sẽ hữu ích cho bạn: 

3. Mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

3.1. Thực hiện mạnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

Nước ta đang định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa học- công nghệ. Trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học công nghệ:

+ Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ 1 diễn ra đầu tiên ở Anh vào cuối thế kỷ thứ XVIII và kết thúc vào cuối thế kỷ XIX với nội dung là cơ khí hoá.

+ Cuộc cách mạng kỹ thuật lần 2 còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với 5 nội dung chủ yếu:

 Tự động hóa sản xuất 

– Vật liệu mới 

– Công nghệ sinh học 

– Điện tử sinh học 

– Năng lượng mới

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có đặc điểm:

– Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

– Thời gian cho phát minh mới thay thế phát minh cũ rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng

– Các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc dân

– Lao động trí tuệ là đặc trưng chứ không phải lao động cơ bắp

– Các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, kết quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa vai trò của các yếu tố lợi thế so sánh cạnh tranh có tính truyền thống như: tài nguyên, vốn… xuống hàng thứ yếu sau thông tin và trí tuệ.

– Trí tuệ có tính sáng tạo sẽ là nền tảng của sự thịnh vượng và giàu có của xã hội.

Với điều kiện cơ cấu kinh tế mở, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ở nước ta có thể và cần phải bao hàm các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mà thế giới đã và đang trải qua

Từ bối cảnh đó, vị trí của cuộc cách mạng này phải được xác định là “then chốt” và khoa học – công nghệ phải được xác định là một “ quốc sách”, một “động lực” cần đem toàn lực lượng để nắm lấy và phát triển nó.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ở nước ta hiện nay có thể khái quát gồm hai nội dung chủ yếu sau:

– Một là: xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựa vào đó mà trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân.

– Hai là: tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức, bước đi, quy mô thích hợp.

Trong quá trình thực hiện cách mạng khoa học – công nghệ, chúng ta cần chú ý :

– Ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.

– Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vòng nhanh, giữ được nghề truyền thống, kết hợp công nghệ cũ, công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.

– Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ; kết hợp phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, xây dựng mới, cải tạo cũ, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả.

– Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp; ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế – xã hội

3.2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

+ Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.

+ Cơ cấu của nền kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế

+ Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới

+ Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các thành phần, các xí nghiệp về cả chiều rộng lẫn chiều sâu

+ Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng sản xuất và đời sống ngày càng được quốc tế hoá.

Tiến hành phân công lại lao động xã hội:

+ Phân công lao động xã hội: là sự chuyên môn hoá lao động, tức là chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

+ Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:

– Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên

– Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.

– Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất( dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.

Tìm hiểu: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu từ phát triển

Các tìm kiếm liên quan: mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, ví dụ công nghiệp hóa hiện đại hóa,thế nào là công nghiệp hóa hiện đại hóa, mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa trên thế giới, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, tác dụng công nghiệp hóa hiện đại hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa có tác dụng, …

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Marketing ở đâu tốt?
Học thạc sĩ Marketing ở đâu tốt?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?