Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển

4/5 (10 đánh giá) 4 bình luận

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ

1. Đầu tư phát triển là gì?

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.

Nói một cách rõ rang hơn, đầu tư phát triển chính là việc chỉ dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị) tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…) gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.

Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển

2. Đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển

2.1 Đặc điểm của đầu tư phát triển

        Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.

        Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.

        Lao động cần sử dụng cho dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia.

         Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.

        Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình.

         Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động của cả 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.

        Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng lên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.

         Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư  cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao.

2.2. Vai trò của đầu tư phát triển

Trên góc độ vi mô:

Trên góc độ vi mô thì đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư.

Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự  phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra.

Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư. Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, đó cũng chính là hoạt động đầu tư.

Trên góc độ vĩ mô:

Đầu tư phát triển là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, góp phần giúp giảm bớt suy thoái kinh tế

Theo mô hình Harrod – Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần.

g = dY/Y  = (dY / dK ) * ( dK / Y )

dY = I / ICOR

Trong đó:

        dY là mức gia tăng sản lượng

        dK là mức gia tăng vốn đầu tư

        I là mức đầu tư thuần

        K tổng quy mô vốn của nền kinh tế

        Y là tổng sản lượng của nền kinh tế

        ICOR là hệ số gia tăng vốn – sản lượng

Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện rất rõ nét trong tiến trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua. Với chính sách đổi mới, các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài ngày càng được đa dạng hóa và gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt được cũng rất thỏa đáng. Cuộc sống con người cũng tăng lên từ giáo dục, vui chơi giải trí đến nghỉ ngơi.

Nguồn:Tri thức Cộng Đồng Uy tín

Xem thêm các bài viết liên quan: 

 

Bình luận

4 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

P
Nguyễn phượng

Cô cho hỏi là ưu điểm của chi đầu tư phát triển là gì ạ

reply Trả lời
P
Nguyễn phượng

Cô cho hỏi là ưu điểm của chi đầu tư phát triển là gì ạ

reply Trả lời
nguyen-le-ha-phuong-ttcd-dep
Nguyễn Lê Hà Phương
Quản trị viên

Chào bạn, bạn vui lòng gửi vấn đề của mình về địa chỉ ttcd.group@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

reply Trả lời
nguyen-le-ha-phuong-ttcd-dep
Nguyễn Lê Hà Phương
Quản trị viên

Chào bạn, bạn vui lòng gửi vấn đề của mình về địa chỉ ttcd.group@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

reply Trả lời
T
Phạm Trà

Em đang làm luận văn về đề tài ” Vai trò của đầu tư phát triển đối với Doanh nghiệp và xã hội” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
T
Phạm Trà

Em đang làm luận văn về đề tài ” Vai trò của đầu tư phát triển đối với Doanh nghiệp và xã hội” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
D
Lê Dung

Dạ e làm đề tài về Vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển ,các anh chị có thể cho e xin đề cương để tham khảo k ?

reply Trả lời
D
Lê Dung

Dạ e làm đề tài về Vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển ,các anh chị có thể cho e xin đề cương để tham khảo k ?

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?