Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp

4/5 (96 đánh giá) 9 bình luận

Việc nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ giúp tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu khi phân tích môi trường kinh doanh; cơ hội và thách thức từ các yếu tố khách quan mang lại, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

1. Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, trở thành cơ sở để thực hiện xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổng hợp về các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp.

các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Các yếu tố để tiến hành phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm:

1.1. Nguồn nhân lực

  • Nhân lực là yếu tố đầu tiên của tổ chức nhân sự mà nhà quản trị cần phân tích đánh giá.
  • Nhân lực trong một doanh nghiệp bao gồm cả quản trị cao cấp và quản trị viên thừa hành.

Nhà quản trị cao cấp: khi phân tích nhà quản trị cao cấp ta cần phân tích trên ba khía cạnh cơ bản sau: Các kỹ năng cơ bản (kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, năng lực nhân sự, kỹ năng làm việc tập thể và năng lực của tư duy)

1.2. Đạo đức nghề nghiệp

Như động cơ làm việc, tận tâm với công việc, có trách nhiệm trong công việc, trung thực hành vi, tính kỷ luật và tự giác trong tập thể. Những kết quả đạt được và các lợi ích mà nhà quản trị sẽ mang lại cho doanh nghiệp.

1.3. Người thừa hành

Phân tích người thừa hành dựa vào các khả năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành tích đạt được trong trong quá trình làm việc. Phân tích và đánh giá khách quan nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch nhân sự, triển khai thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên, từ nhà quản trị cấp cao đến người thừa hành, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược thành công bền vững.

1.4. Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất là các yếu tố như:  tài chính, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, công nghệ quản lý, các thông tin môi trường kinh doanh…. Phân tích và đánh giá đúng các nguồn lực vật chất sẽ giúp tạo cơ sở quan trọng cho nhà quản trị hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm năng, những điểm mạnh và điểm yếu so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề.

1.5. Các nguồn lực vô hình

Các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp chủ yếu là  Ý tưởng chỉ đạo qua triết lý kinh doanh, tinh thần làm việc tốt của đội ngũ. Chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức hiệu quả , uy tín của nhà quản trị cao cấp, uy tín thương hiệu và thị phần sản phẩm chiếm lĩnh trên thị trường. Sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng. Tính sáng tạo của nhân viên. – Văn hóa doanh nghiệp.

Các nguồn lực nói trên của từng doanh nghiệp không đồng nhất và luôn biến đổi theo thời điểm. Nếu không phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá đúng nguồn lực vô hình dẫn đến doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh mất các lợi thế có sẵn của mình trong kinh doanh.

Nhóm ngành kinh tế về phân tích doanh nghiệp vốn là 1 mảng khá rộng, các kiến thức cần phải tiếp thu cũng không nhỏ. Một số tài liệu về sát sườn về doanh nghiệp mà chúng tôi gợi ý cho bạn dưới đây, có thể sẽ rất hữu ích cho quá trình tìm hiểu của bạn.

Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp
Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp
Nếu bạn đang có nhu cầu thuê viết luận văn kinh tế để tiết kiệm thời gian, công sức thì hãy liên hệ đến Đội ngũ của Tri thức Cộng đồng, để được cung cấp chất lượng dịch vụ và tận hưởng trải nghiệm tốt nhất từ 1 trong top 5 đơn vị tiên phong của ngành! 

2. Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp

Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp có 2 yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Trong đó các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp là:

Môi trường vĩ mô gồm chính trị, kinh tế, công nghệ kỹ thuật, điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội, dân số.

Môi trường vi mô gồm yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đơn vị cung ứng.

2.1 Môi trường vĩ mô của nền kinh tế

2.1.1 Môi trường các yếu tố chính trị

Môi trường các yếu tố chính trị bao gồm: luật pháp hiện hành của quốc gia các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi hay biến động về chính trị quốc gia, khu vực và chính trị thế giới để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.

Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp
Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Chúng ta có thể xem xét một số yếu tố pháp luật ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ: sau khi gia nhập PPT các sản phẩm nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên hiệp hội được giảm thuế, dẫn tới các doanh nghiệp không tử sản xuất nguyên liệu nữa mà chuyển sang nhập khẩu để có giá thành giảm dẫn đến cạnh tranh hơn.

Việc ổn định chính trị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động các doanh nghiệp, các rủi ro do môi trường chính trị tạo ra thường là rất lớn dẫn đến phá sản cho doanh nghiệp. Khi thay đổi bộ máy nhân sự trong chính phủ có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về chính sách về kinh tế, như chính phủ có thể quốc hữu hoá doanh nghiệp theo chủ trương, tịch thu tài sản, ngăn cấm dịch chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp hay điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

2.1.2. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp là lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế, suy thoái kinh tế ,chính sách thuế, tỷ giá ngoại hối và tỷ lệ thất nghiệp, giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP….

Các yếu tố kinh tế nói trên sẽ trở thành cơ hội cho một số doanh nghiệp cũng có thể là những thách thức đối với các doanh nghiệp khác.

2.1.3. Môi trường công nghệ kỹ thuật quốc gia

Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đối với quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có điều kiện kỹ thuật công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì chiếm được lợi thế rất lớn về chất lượng, tốc độ sản xuất..từ đó tồn tại và phát triển.

Hầu như các hàng hoá sản phẩm của thế giới hiện đại được tạo ra đều dựa trên những thành tựu hay phát minh khoa học kỹ thuật -công nghệ. Có thể nói rằng, cất công nghệ càng cao thì giá trị sản phẩm càng cao theo tỷ lệ.

Kỹ thuật – công nghệ như là một bộ phận của môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tác động đến hoạt động doanh nghiệp qua hai mặt:

+ Thứ nhất, công nghệ từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong. Nếu doanh nghiệp không theo kịp bằng cách áp dụng công nghệ mới của xã hội thì các sản phẩm mình làm ra sẽ nhanh chóng lạc hậu, không thể bán được cho người tiêu dùng.

+ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Công nghệ càng nhanh phát triển sẽ dẫn đến vòng đời sản phẩm càng ngắn lại.

2.1.4. Môi trường các điều kiện tự nhiên:

Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp là các yếu tố tự nhiên liên quan như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết…. các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thường các doanh nghiệp tìm cách đối phó với các biến đổi này theo cách riêng của mình, việc đóng thuế môi trường là góp phần tạo sự ổn định các điều kiện tự nhiên, rất nhiều doanh nghiêp chủ động tìm cách thay thế nguyên vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để xử lý chất thải.

Môi trường các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp qua các mặt sau: Phát sinh ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp. Tác động đến quy mô và cơ cấu thị trường các ngành hàng tiêu dùng. Tác động làm thay đổi nhu cầu việc làm và thu nhập đại bộ phận nhân dân, do đó ảnh hưởng đến thị phần và sức tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra.

2.1.5. Môi trường văn hoá xã hội của doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá xã hội của doanh nghiệp là các yếu tố văn hoá xã hội đang diễn ra trong khu vực mà doanh nghiệp hoạt động, có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động doanh nghiệp.

Thực tế con người luôn sống trong môi trường văn hoá đặc thù khu vực, tính đặc thù của mỗi nhóm người vận động trong đó, vận động theo hai khuynh hướng là giữ lại các tinh hoa văn hoá dân tộc vùng miền, một khuynh hướng khác là hoà nhập với các nền văn hoá khác, vươn ra quốc tế.

Nhà quản trị phải biết nắm vững cả hai khuynh hướng trên để có giải pháp thâm nhập sản phẩm của nhà sản xuất một cách thích hợp vào từng loại thị trường có nền văn hoá khác nhau, văn hóa vùng miền thường được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ trước khi tung sản phẩm. Đối với sản phẩm có tính quốc tế thì chỉ có thể thâm nhập từng bước hoặc phải điều chỉnh thị hiếu để xâm nhập thành công vào thị trường mới.

Nhìn chung văn hoá xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp qua các mặt sau: Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng, sở thích, cách cư xử của khách hàng trên thị trường.

Ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp. Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.

Từ các phân tích trên cho thấy rằng những tác động của văn hoá đến kết quả hoạt động doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp phải có cách để điều chỉnh phù hợp với môi trường văn hóa mà mình đang hoạt động.

2.1.5. Môi trường dân số

Tổng dân số và tỷ lệ bao nhiêu % dân số tiêu dùng sản phẩm sữa thường xuyên, phân loại theo khu vực thành thị nông thôn để biết đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, từ đó có sự thiết kế hệ thống phân phối hoàn hảo.

2.2 Môi trường vi mô

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp

2.2.1. Yếu tố Khách hàng:

Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Quyết định của khách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau:

Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ phải bán theo giá nào. Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà đại bộ phận người tiêu dùng chấp nhận, tức giá cạnh tranh trên thị trường.

Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào, chất lượng ra sao. Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường, người mua sẽ lựa chọn theo ý thích của mình và đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh phương thức phục vụ.

Tính chất quyết định của khách hàng làm chuyển biến thị trường từ thụ trường người bán sang thị trường người mua sự ủng hộ, khách hàng đương nhiên được coi như “thượng đế”.

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh:

Doanh nghiệp luôn trong trang thái phải ứng phó với cùng lúc rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Đặt doanh nghiệp không được xem thường bất kỳ đối thủ nào và cũng cần phải đáp ứng văn hóa cạnh tranh. Lựa chọn cách ứng xử khôn ngoan nhất ngoài việc nhìn vào đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp nên chọn các phương án vừa phải xác định, dẫn đạo thị trường, hiệp thương, vừa phải hướng tới chiếm lĩnh sự ủng hộ từ khách hàng.

2.2.3. Các đơn vị cung ứng:

Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu , dịch vụ đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo kế hoạch đã xây dựng. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu sản xuất; cung cấp nhân sự hoạt động; loại cung cấp tài chính và các dịch vụ từ ngân hàng, công ty cung cấp bảo hiểm.

Mỗi doanh nghiệp cùng một thời điểm có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy ổn định và kịp thời, đảm bảo về chất lượng. Nếu sai lệch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến được các nhà cung cấp có nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý và cao hơn là có tính nhân đạo.

Việc phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp định hướng được điểm mạnh và điểm yếu của mình để có định hướng phát triển.

Phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp là hoạt động tất yếu phải thực hiện nếu như doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro.

Bình luận

9 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

C
Cherry

mọi người cho em hỏi với ạ, cơ sở hạ tầng của Cca - Cola là gì vậy ạ

reply Trả lời
C
Cherry

mọi người cho em hỏi với ạ, cơ sở hạ tầng của Cca - Cola là gì vậy ạ

reply Trả lời
nguyen-le-ha-phuong-ttcd-dep
Nguyễn Lê Hà Phương
Quản trị viên

Bạn gửi yêu cầu về mail: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ nhé

reply Trả lời
nguyen-le-ha-phuong-ttcd-dep
Nguyễn Lê Hà Phương
Quản trị viên

Bạn gửi yêu cầu về mail: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ nhé

reply Trả lời
N
Kien Nguyen

Bài viết này là bài viết dễ hiểu nhất về phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà em đọc đấy ạ, thumbs up for the author!

reply Trả lời
N
Kien Nguyen

Bài viết này là bài viết dễ hiểu nhất về phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà em đọc đấy ạ, thumbs up for the author!

reply Trả lời
M
Mai

các yếu tố nào ảnh hưởng đến chức năng hoạch định và tổ chức ạ

reply Trả lời
M
Mai

các yếu tố nào ảnh hưởng đến chức năng hoạch định và tổ chức ạ

reply Trả lời
T
Linh Trieu

Cho e/m hỏi là đại dịch covid19 thuộc môi trường nào trong các loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ạ?

reply Trả lời
T
Linh Trieu

Cho e/m hỏi là đại dịch covid19 thuộc môi trường nào trong các loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ạ?

reply Trả lời
K
Kun

môi trường vĩ mô đó bạn

reply Trả lời
K
Kun

môi trường vĩ mô đó bạn

reply Trả lời
K
Huy Khánh

Em đang làm luận văn về đề tài ” Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp Vinamilk” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
K
Huy Khánh

Em đang làm luận văn về đề tài ” Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp Vinamilk” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
Phan Hữu Đang

Alo bạn ơi, cho mình hỏi với

reply Trả lời
Phan Hữu Đang

Alo bạn ơi, cho mình hỏi với

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non hiện nay
Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non hiện nay
Quản lý nhà nước học trường nào uy tín?
Quản lý nhà nước học trường nào uy tín?
Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Điều kiện & quy trình cấp
Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Điều kiện & quy trình cấp
Chủ thể quản lý nhà nước là ai?
Chủ thể quản lý nhà nước là ai?