Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Thuyết Trình Là Gì? Làm Sao Để Thuyết Trình Hiệu Quả?

3/5 (9 đánh giá) 0 bình luận

Khi thuyết trình, chắc chắn ai cũng muốn bài thuyết trình của mình nhận được sự chú ý và đánh giá cao. Vậy đâu là những kỹ năng cần thiết cho việc thuyết trình là gì, cần lưu ý những điểm nào khi thuyết trình?

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn những nội dung xoay quanh chủ đề thuyết trình nhằm đem đến cho bạn những kiến thức đầy đủ và cần thiết nhất.

Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm silde luận văn hãy tham khảo: Mẫu slide thuyết trình luận văn

1. Khái niệm kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là gì? Thuyết trình trước tiên là một hình thức giao tiếp, truyền đạt thông tin và thông điệp. Thuyết trình sử dụng hai giọng nói, hình ảnh và cả ngôn ngữ cơ thể. Thuyết trình thường nhằm hai mục đích, thứ nhất là trình bày một nhận định, quan điểm liên quan trực tiếp đến một lĩnh vực, một chuyên môn cụ thể. Thứ hai là thuyết phục người nghe tin tưởng, chấp nhận những gì mình trình bày. 

Khái niệm kỹ năng thuyết trình là gì?

Khái niệm kỹ năng thuyết trình là gì?

Kết quả của thuyết trình đôi khi chỉ dừng lại ở mức thuyết phục nhưng cũng có thể thay đổi hành động của người nghe theo hướng tích cực, ví dụ như chấp nhận đầu tư vào dự án, quyết định một điều gì đó mang tính quan trọng. 

Tóm lại, thuyết trình là một quá trình mà ở đó, người thuyết trình sử dụng hàng loạt các phương tiện giao tiếp để kích thích thay đổi hành vi đối tượng của người nghe. Thuyết trình thường gồm 3 phần: 

  • Người giao tiếp
  • Thông điệp và phương tiện được sử dụng
  • Người tiếp nhận (khán giả)

Một bài thuyết trình tốt là bài thuyết trình gửi đến một thông điệp rõ ràng, có ý nghĩa thuyết phục lớn. Đồng thời, bài thuyết trình đó cũng phải sử dụng các phương tiện thuyết trình một cách hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất cho người nghe và để có thể giúp họ hiểu được tất cả những gì mà người thuyết trình trình bày.

Xem thêm: Hướng Dẫn Trình Bày Và Thiết Kế Slide Bảo Vệ Luận Văn Thạc Sĩ

2. Vai trò và tầm quan trọng của thuyết trình

Thuyết trình là phương thức rất phổ biến, nó xuất hiện từ ngay trong các trường học cho đến các doanh nghiệp, các tổ chức… Mục đích của bài thuyết trình thì vẫn không hề thay đổi, đó là hướng đến việc tạo ra sự thuyết phục nơi người nghe nhằm thay đổi hành vi của họ. 

Vai trò của thuyết trình là vô cùng lớn, đặc biệt là trong một xã hội có tính cạnh tranh ngày càng cao, con người muốn hướng đến hội nhập, phát triển cũng cần phải hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân. Vậy vai trò của kỹ năng thuyết trình là gì?

  • Giúp cá nhân người thuyết trình nâng cả khả năng giao tiếp trước đám đông, hoàn thiện sự tự tin, bản lĩnh cũng như nền tảng kiến thức.
  • Đánh vào sở thích, nhu cầu của khách hàng từ đó khiến họ thích thú, thay đổi hành vi theo hướng tích cực có lợi cho doanh nghiệp.
  • Là công cụ để các doanh nghiệp, tổ chức, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của nhân viên, ứng viên từ đó trao cho họ cơ hội thành công. 

Thuyết trình được ứng dụng khá rộng rãi, cụ thể như sau:

  • Thuyết trình để thuyết phục cấp trên đồng tình và đầu tư vào phát triển sản phẩm mới, chấp nhận kết quả nghiên cứu mới
  • Thuyết trình trong các buổi huấn luyện chuyên môn nhằm có đa dạng các góc nhìn, phản hồi và tranh luận để tìm ra các sai sót và giải quyết nó
  • Thuyết trình trong các buổi hội thảo quảng bá sản phẩm đến khách hàng nhằm tăng doanh thu bán hàng
  • Thuyết trình nhằm tuyên truyền các chiến dịch của cơ quan địa phương, nhà nước
  • Thuyết trình nhằm thuyết phục mọi người bầu chọn cho mình trong các cuộc thi, các cuộc cạnh tranh

3. Một số kỹ năng thuyết trình hiệu quả

3.1. Lên nội dung cho bài thuyết trình

Dù cho bạn có khả năng “ăn nói” khéo léo đến đâu nhưng những gì bạn nói không đủ sâu, không được sắp xếp một cách hiệu quả thì những gì bạn thuyết trình hoàn toàn là vô nghĩa đối với người nghe. Thông qua một bài thuyết trình mà nội dung chỉ toàn sáo rỗng, người nghe sẽ chỉ đánh giá được duy nhất khả năng giao tiếp của bạn, không phải kiến thức và năng lực chuyên môn của bạn. 

Một số kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Một số kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Do đó khi thực hiện thuyết trình, hãy đảm bảo nội dung mà bạn đưa ra phải thực sự đầy đủ, logic, khoa học và truyền tải nó một cách dễ hiểu nhất, thuyết phục nhất. 

3.2. Trình bày một cách đơn giản

Đối tượng người nghe của bài thuyết trình rất đa dạng. Vì thế đừng bắt người nghe phải cố hiểu những gì bạn nói, chính bạn cần phải là người làm cho những gì bạn nói đi vào đầu, vào tai người nghe một cách tự nhiên nhất. Đừng tự làm phức tạp vấn đề, hãy thẳng thắn và dễ hiểu, điều đó sẽ khiến bài thuyết trình của bạn thu hút hơn so với việc “làm quá” vấn đề để khiến người nghe mất tập trung. 

3.3. Nhấn mạnh vào những điểm quan trọng

Một bài thuyết trình muốn hay thì cần phải có những điểm nhấn đặc biệt. Điểm nhấn trong bài thuyết trình là gì, đó là tất cả những luận điểm chính xoay quanh chủ đề, là những thứ có thể cởi nút thắt của vấn đề. Nhấn mạnh những gì quan trọng một cách ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp người nghe ghi nhớ bài thuyết trình của bạn một cách dễ dàng hơn. 

3.4. Linh hoạt khi thuyết trình

Điều quan trọng trong phương pháp thuyết trình là gì? Đó là sự linh hoạt. Sự linh hoạt ở đây được hiểu là việc sử dụng đa dạng các phương tiện giao tiếp khi thuyết trình. Bên cạnh lời nói, bạn có thể thuyết trình bằng ánh mắt, bằng nụ cười, bằng ngôn ngữ cơ thể. 

Đồng thời, hãy để khán giả trở thành một phần trong bài thuyết trình của bạn bằng cách nhắc đến họ, điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy bài thuyết trình này xây dựng nên là vì họ và họ đang được tôn trọng. 

Cuối cùng, thuyết trình chính là nghệ thuật kể chuyện. Hãy luôn tự tin khi thuyết trình.

Tìm hiểu thêm: >>> Những lưu ý khi làm slide bảo vệ luận văn thạc sĩ

4. Cần chuẩn bị gì cho 1 bài thuyết trình hoàn hảo?

Cần chuẩn bị gì cho 1 bài thuyết trình hoàn hảo?

Cần chuẩn bị gì cho 1 bài thuyết trình hoàn hảo?

4.1. Mục tiêu của bài thuyết trình

Trước mỗi bài thuyết trình, hãy tự đặt cho mình câu hỏi, mục đích của bài thuyết trình là gì? Muốn thuyết trình hay thì trước tiên bạn cần phải biết mình cần đạt được những gì qua bài thuyết trình. 

Chẳng hạn bạn muốn người nghe hiểu về chủ đề bạn chia sẻ. Bạn muốn định hướng người nghe làm theo bạn, hay đơn giản chỉ là bạn muốn nói lên ý kiến của bạn?

4.2. Chuẩn bị kiến thức

Kiến thức vẫn là thứ cuối cùng mà người nghe muốn thấy ở trong bài thuyết trình của bạn. Do đó mà trước tiên, bạn cần phải là một chuyên gia trong chủ đề mà bạn muốn nói. Hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ nhất, tìm hiểu bí quyết làm slide thuyết trình là gì,…  để có thể truyền tải tốt nội dung cũng như giải quyết được các vấn đề, câu hỏi mà người nghe đặt cho mình. 

Tham khảo thêm: >>> Download mẫu slide powerpoint báo cáo

4.3. Phân tích đối tượng

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Thật vậy, muốn truyền đạt thông tin hiệu quả thì bạn cần phải nắm được những đặc điểm quan trọng của người nghe, từ đó đánh vào những điểm đặc biệt đó để tăng tính hiệu quả cho bài thuyết trình của mình. 

4.4. Luyện tập

Luyện tập, luyện tập và không ngừng luyện tập. Càng luyện tập bạn sẽ càng nhìn ra nhiều vấn đề của bản thân, của bài thuyết trình. Do đó hãy luyện tập thuyết trình thật nhiều lần, tự nói một mình trước gương, nói trước bạn bè… Điều này không chỉ giúp bạn thêm lưu loát mà còn cải thiện sự tự tin của bạn một cách đáng kể. 

5. Những lưu ý cần tránh khi thuyết trình

Khi thuyết trình, bạn cần tránh những điều sau, dễ gây mất điểm với khán giả và người nghe:

  • Ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh
  • Bồn chồn luôn cử động lắc lư
  • Đọc lại toàn bộ những gì đã viết sẵn 
  • Không có kết nối với khán giả
  • Lạm dụng slide trình chiếu
  • Nói quá dài, quá lan man
  • Không tạo được không khí phấn khích
  • Kết thúc bài phát biểu một cách nhạt nhẽo

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến thuyết trình là gì, làm sao để thuyết trình hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có cho mình những lời khuyên hữu ích nhất.

Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc hay khó khăn cần giúp đỡ hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả