Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Suy Thoái Kinh Tế - Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Hậu Quả

4/5 (3 đánh giá) 0 bình luận

 

Hầu hết nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng đã, đang và sẽ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế. Sự suy thoái sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ làm lung lay đến ngay cả những cường quốc trên thế giới. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu về suy thoái kinh tế cũng như những biểu hiện, hậu quả mà nó đem lại cho nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như toàn cầu.

1. Suy thoái kinh tế là gì?

Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được coi là sự suy giảm trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia, một vùng lãnh thổ trong khoảng thời gian từ trên hai quý liên tiếp của một năm. Điều này cũng có nghĩa rằng, một nền kinh tế bị suy thoái sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong vòng hai quý trở lên. 

Ảnh 1: Suy thoái kinh tế là gì?
Ảnh 1: Suy thoái kinh tế là gì?

Tuy nhiên, có những trường hợp, suy thoái kinh tế không có những biểu hiện cụ thể để có thể xác định rõ ràng như vậy. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ cho rằng suy thoái kinh tế đơn giản là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trong cả nước, kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp. 

Các chỉ số kinh tế cũng là cơ sở để xác định sự suy thoái kinh tế. Cụ thể, người ta dựa vào sự suy giảm của các hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, lợi nhuận… để đánh giá một nền kinh tế có bị suy thoái hay không. 

Dựa vào những chỉ số đó, người ta có thể đánh giá được suy thoái kinh tế có mức độ nghiêm trọng như thế nào. Nếu như suy thoái kinh tế ở mức nhẹ thì đó là sự suy giảm kinh tế. Nếu suy thoái kinh tế diễn biến trầm trọng sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, là một mối nguy lớn cho toàn cầu. 

Mỗi quốc gia đều sẽ trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế. Lý do là bởi nó là một giai đoạn bắt buộc trong chu kỳ kinh tế bao gồm suy thoái, phục hồi và bùng nổ.

2. Biểu hiện của suy thoái kinh tế

Mỗi quốc gia, khu vực với những đặc điểm riêng về chính trị, kinh tế, xã hội sẽ có những biểu hiện khi gặp suy thoái kinh tế khác nhau. Đồng thời, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lại gặp phải những biến động riêng. Do đó mà biểu hiện của suy thoái kinh tế vô cùng đa dạng, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống. 

Ảnh 2: Biểu hiện của suy thoái kinh tế
Ảnh 2: Biểu hiện của suy thoái kinh tế

Nhìn chung, biểu hiện của suy thoái kinh tế toàn cầu như sau: 

Vận tải biển suy yếu: 

Vận tải biển là một chỉ báo quan trọng về “sức khỏe” của tài chính toàn cầu, bởi lẽ phần nhiều hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng phương thức này. Những hàng hóa đó bao gồm mọi thứ, từ dầu thô, nông sản cho tới ôtô xe máy.

Dự báo bi quan về GDP: 

Khi các tổ chức kinh tế toàn cầu đồng loạt cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP. Thêm vào đó là những báo cáo không khả quan về tình hình kinh tế, giá cả thị trường, sự biến động của thị trường tài chính,… tất cả những yếu tố cản trở kinh tế tăng trưởng. Nếu như các tổ chức độc lập cùng đưa ra những dự báo giống nhau thì khả năng rất lớn là quốc gia hay thế giới đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế. 

Nhu cầu dầu mỏ yếu: 

Nhu cầu về dầu mỏ quyết định rất lớn đến tình hình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Nếu như nhu cầu tiêu thụ dầu giảm thì đó là báo hiệu cho sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế. 

Thị trường chứng khoán suy giảm: 

Sự suy giảm trên thị trường chứng khoán cũng là minh chứng rõ ràng cho sự suy thoái kinh tế. Chỉ số trên sàn chứng khoán chính là những con số biết nói cho biết tình hình kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Tỷ lệ thất nghiệp cao: 

Mặc cho các gói kích thích kinh tế được đưa ra, sự suy thoái vẫn sẽ tác động lên tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia. Không chỉ những đất nước kém phát triển mà ngay cả các quốc gia phát triển cũng không thể tránh khỏi tình trạng này. 

3. Nguyên nhân suy thoái kinh tế

Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách. Mặc dù cả hai bên đều thống nhất rằng nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. 

Ảnh 3: Nguyên nhân suy thoái kinh tế
Ảnh 3: Nguyên nhân suy thoái kinh tế

Nhìn chung, các yếu tố ngoại sinh từ môi trường bên ngoài như giá dầu, chiến tranh, thiên tai… là nguyên nhân tất yếu dẫn đến suy thoái kinh tế nhất thời, sự chững lại trong phát triển kinh tế.

Trường phái kinh tế học Áo cho rằng lạm phát chính là nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, chính những thời kỳ suy thoái này lại là nền tảng cơ sở và động lực để điều chỉnh, thay đổi những vấn đề còn chưa hiệu quả trong quá trình phát triển – tăng trưởng kinh tế. 

4. Hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu

4.1. Thương mại toàn cầu sụt giảm

Đây là ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất. Nếu cả sản lượng và nhu cầu của nền kinh tế giảm, tiêu dùng tư nhân, đầu tư của các công ty và các hoạt động sản xuất cùng sụt giảm, dẫn tới sự sụt giảm trong nhập khẩu các loại hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa cơ bản và các nguyên vật liệu khác từ thị trường bên ngoài.

4.2. Đồng tiền suy yếu

Sự suy yếu của kinh tế đã khiến giá trị đồng tiền của quốc gia giảm mạnh. Đồng tiền yếu sẽ không chỉ tác động đến một quốc gia mà có ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang thị trường khác.

4.3. Giá hàng hóa và nguyên vật liệu thô sẽ giảm

Chỉ cần nhìn vào giá dầu cao là có thể nhận thấy nhu cầu hàng hóa của thế giới đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ kéo dài không lâu. Nếu như hai đầu máy của kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ kéo theo sự sụt giảm mạnh nhu cầu của các loại hàng hóa như dầu, thực phẩm và khoáng sản.

Điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu và tăng trưởng của các nước xuất khẩu các mặt hàng này ở châu Phi, Mỹ Latinh. Chẳng hạn, Chile là nước xuất khẩu đồng lớn nhất thế giới, đồng từ nước này được sử dụng để làm chip máy tính và dây điện. Nhu cầu của Mỹ và Trung Quốc giảm chắc chắn sẽ khiến giá cả và nhu cầu đồng cùng giảm xuống, kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Chile.

4.4. Các ngân hàng trung ương “bó tay”

Những người lạc quan tin tưởng rằng các ngân hàng trung ương có thể cứu thế giới khỏi những tác động tiêu cực của tình trạng suy thoái kinh tế. Nhưng ngày nay, khả năng của các ngân hàng trung ương trong việc sử dụng các công cụ tiền tệ để kích thích tăng trưởng và hạn chế tác động của tình trạng kinh tế tăng chậm lại toàn cầu đã bị hạn chế hơn trước rất nhiều. Bởi khi ấy lạm phát sẽ tăng cao tại nhiều nước.

Trên đây là toàn bộ khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của suy thoái kinh tế đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Nếu không thể vượt qua được suy thoái, quốc gia đó sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế và dần dần bị “nhấn chìm”.

Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc hay băn khoăn về chủ đề này, hãy liên hệ với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được giúp đỡ. 

Xem thêm các tài liệu kinh tế liên quan như: 

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước