Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tổng quan về truyền thông marketing mà bạn nên biết

4/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Ngành nghề hot nhất trong thị trường trong vài năm trở lại đây không thể không kể đến ngành Marketing. Ngành đã được đưa lên một tầm cao mới và vai trò của nó trong các doanh nghiệp cũng ngày càng quan trọng hơn. Vậy bạn đã thực sự hiểu truyền thông marketing là gì chưa? Hãy đọc bài viết dưới đây là nắm bắt trọn bộ thông tin về truyền thông marketing bạn nhé!

1. Khái niệm truyền thông marketing 

  • Truyền thông marketing (MarCom) là các phương tiện được các công ty áp dụng để truyền tải thông điệp về sản phẩm và thương hiệu mà họ bán, trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng với mục đích thuyết phục họ mua hàng.
  • Công cụ truyền thông marketing tạo ra nhận thức về thương hiệu giữa các khách hàng tiềm năng, điều đó có nghĩa là một số hình ảnh về thương hiệu được tạo ra trong tâm trí họ để giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.
  • Loại hình truyền thông marketing rất đa dạng bao gồm quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, xây dựng thương hiệu, bao bì, sự hiện diện trực tuyến của bạn, tài liệu in, hoạt động PR, thuyết trình bán hàng, tài trợ, xuất hiện tại triển lãm thương mại, v.v.

2. Vai trò của truyền thông marketing 

vai trò của truyền thông marketing

Bản chất của truyền thông marketing là cung cấp giải pháp, câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Tại sao nên sử dụng sản phẩm?
  • Làm thế nào sản phẩm có thể được sử dụng?
  • Ai có thể sử dụng sản phẩm?
  • Sản phẩm có thể được sử dụng ở đâu? 
  • Khi nào sản phẩm có thể được sử dụng?

Dưới đây là 4 hoạt động chính trong truyền thông marketing mà bạn cần phải biết:

2.1. Truyền thông về sản phẩm

  • Hoạt động chính của truyền thông marketing là truyền tải thông tin sản phẩm đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Truyền thông marketing sẽ là công cụ đắc lực để trả lời tất cả những câu hỏi đó, giúp người đọc biết về toàn bộ thông tin liên quan đến sản phẩm và thúc đẩy họ mong muốn thử trải nghiệm sản phẩm đó.

2.2. Quảng bá thương hiệu  

  • Quảng bá thương hiệu là quá trình thông báo, nhắc nhở, thuyết phục khách hàng tin tưởng vào thương hiệu và từ đó tác động đến khách hàng để thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua sản phẩm và dịch vụ từ thương hiệu.

2.3. Tăng độ nhận diện 

  • Trong vô vàn các nhãn hàng trên thị trường thì việc được nhận diện là việc vô cùng quan trọng. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người mua hàng.
  • Truyền thông marketing là cách tốt nhất giúp tiếp cận nhanh nhất đưa thông điệp, hình ảnh và thông tin sản phẩm đến gần hơn với khách hàng của doanh nghiệp bạn.

2.4. Thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và công ty 

  • Tiếp thị mối quan hệ đảm bảo giữ chân khách hàng lâu dài. Khi công ty tập trung vào việc tăng sự hài lòng của khách hàng bằng cách cung cấp chính xác những gì khách hàng muốn, thì khách hàng có khả năng ở lại lâu hơn với thương hiệu.
  • Một khi mối quan hệ bền chặt được hình thành với khách hàng, thì ngay cả khi giá sản phẩm tăng do điều kiện kinh tế thay đổi cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc mua hàng của khách hàng. Do đó, tiếp thị mối quan hệ giúp giữ chân khách hàng ngay cả trong điều kiện kinh tế tồi tệ nhất.

Nếu bạn đang theo học ngành truyền thông marketing nói riêng hay tất cả các ngành học khác và đang gặp khó khăn trong việc triển khai và viết luận văn. Bạn có thể tham khảo viết thuê luận văn giá rẻ của Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn, hỗ trợ và đăng ký ngay hôm nay bạn nhé!

3. Mục tiêu truyền thông marketing 

Mục tiêu của truyền thông marketing

Mục tiêu của truyền thông marketing

3.1. Tăng doanh số bán hàng 

Doanh số bán hàng sẽ tăng trưởng vượt bậc nếu truyền thông marketing hiệu quả. Nhờ những tác động từ việc truyền thông về sản phẩm, nhận biết thương hiệu và thiết lập mối quan hệ thì khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn.

3.2. Tạo sự tin tưởng trung thành 

Tạo mối liên kết với khách hàng tiềm năng và khách hàng có sẵn giúp nhãn hàng có sự kết nối lớn. Duy trì lòng trung thành của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững trên thương trường.

3.3. Tăng khả năng cạnh tranh 

Giữa hàng ngàn sản phẩm trên thị trường, một nhãn hàng có truyền thông marketing tốt sẽ giúp tăng khả năng một cách hiệu quả.

3.4. Đẩy mạnh chiến lược tiếp thị 

  • Truyền thông marketing mang lại giá trị cực kỳ lớn cho chiến lược tiếp thị.
  • Một chiến lược tốt và có giá trị thì không thể thiếu sự hiện diện của truyền thông marketing.

4. 6 mảng truyền thông marketing chính 

Các mảng chính trong truyền thông marketing

Các mảng chính trong truyền thông marketing

4.1. Quảng cáo 

  • Quảng cáo là phương thức truyền thông marketing gián tiếp, có trả tiền được các công ty sử dụng để thông báo cho khách hàng về hàng hóa và dịch vụ của họ thông qua truyền hình, đài phát thanh, phương tiện in ấn, trang web trực tuyến,... 
  • Đây là hình thức phổ biến và được nghĩ đến nhiều nhất khi nhắc đến truyền thông marketing và thường bị mọi người lầm tưởng quảng cáo chính là truyền thông marketing.

4.2. Sự kiện tài trợ 

  • Một số công ty tài trợ cho các sự kiện như thể thao, giải trí, phi lợi nhuận hoặc các sự kiện cộng đồng với mục đích củng cố thương hiệu của họ trong tâm trí khách hàng và tạo mối liên hệ lâu dài với họ.
  • Tên của công ty tài trợ cho sự kiện có thể được nhìn thấy trên ranh giới sân chơi, áo của người chơi, danh hiệu, giải thưởng trong các chương trình giải trí, pano trên sân khấu, v.v.

4.3. Marketing trực tuyến 

Với mục đích công nghệ, các công ty sử dụng email, thư từ hay điện thoại di động để liên lạc trực tiếp với khách hàng tiềm năng mà không cần bất kỳ bên thứ ba nào ở giữa.

4.4. Tiếp thị tương tác

  • Tiếp thị tương tác gần đây đã trở nên phổ biến như một công cụ truyền thông marketing, trong đó khách hàng có thể tương tác trực tuyến với các công ty và có thể giải quyết các truy vấn của họ trực tuyến.
  • Amazon là một trong những ví dụ tốt nhất về tiếp thị tương tác trong đó khách hàng đưa ra lựa chọn của họ và có thể xem những gì họ đã chọn hoặc đặt hàng trong thời gian gần đây. 

4.5. Quan hệ công chúng 

  • Quan hệ công chúng được hiểu đơn giản là việc các công ty thực hiện một số hoạt động xã hội nhằm tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực của họ trên thị trường. 
  • Các hoạt động mà các công ty đang thực hiện như xây dựng các tiện ích công cộng, quyên góp một phần tiền mua hàng của họ cho giáo dục trẻ em, tổ chức các trại hiến máu, trồng cây,... là một số cách phổ biến thường được áp dụng để tăng cường quan hệ công chúng.

4.6. Khuyến mại

  • Khuyến mại bao gồm một số ưu đãi ngắn hạn để thuyết phục khách hàng bắt đầu mua hàng hóa và dịch vụ. 
  • Kỹ thuật xúc tiến này không chỉ giúp giữ chân những khách hàng hiện tại mà còn thu hút những khách hàng mới với những lợi ích bổ sung. 
  • Giảm giá, chiết khấu, hoàn vốn, chương trình Mua một tặng một, phiếu giảm giá, v.v. là một số công cụ xúc tiến bán hàng.

5. Các câu hỏi về ngành truyền thông marketing 

Ngành học còn mới và rất nhiều câu hỏi liên quan đến ngành được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là 5 câu hỏi thường gặp về ngành truyền thông marketing mà có thể bạn cũng cần giải đáp.

Các câu hỏi thường gặp về ngành truyền thông

Các câu hỏi thường gặp về ngành truyền thông

5.1. Mức lương của ngành truyền thông marketing?

Theo tình hình thị trường hiện nay, mức lương ngành truyền thông marketing có nhiều sự khác biệt dựa trên tuổi nghề, kinh nghiệm làm nghề và lĩnh vực làm nghề:

  • Đối với các sinh viên thực tập hoặc mới ra trường, mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
  • Với người đã có 1 - 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì mức lương có thể đạt được là 8 - 12 triệu đồng/tháng.
  • Với nhiều năm kinh nghiệm hơn thì bạn cũng có thể nhận được những mức lương tốt hơn trong khoảng 15 - 18 triệu (2 - 3 năm kinh nghiệm). Mức lương sẽ tăng dần tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.

5.2. Truyền thông marketing làm nghề gì ?  

Ngành marketing nhìn chung khá là rộng và có nhiều mảng để bạn có thể thỏa sức làm nghề. Một số các công việc phổ biến thường được lựa chọn theo làm trong nghề có thể kể đến như:

  • Lĩnh vực Marketing tiếp thị: brand marketing (tiếp thị nhãn hàng); content marketing (tiếp thị nội dung); research marketing (nghiên cứu thị trường); event marketing (tiếp thị sự kiện);....
  • Quảng cáo (Advertising): sáng tạo quảng cáo; tiếp thị hình ảnh; sản xuất ấn phẩm truyền thông;...
  • Lĩnh vực quan hệ công chúng: truyền thông doanh nghiệp; PR (public relation);...

5.3. Ngành truyền thông marketing cần có yêu cầu gì ?

Để chọn lựa bất kỳ ngành học nào thì yếu tố phù hợp là quan trọng nhất. Dưới đây là 6 tố chất không thể thiếu của 1 người làm truyền thông marketing:

  • Tư duy sáng tạo
  • Khả năng xây dựng nội dung
  • Nhạy cảm với hình ảnh
  • Khả năng giao tiếp
  • Sự nhạy bén với thị trường
  • Niềm đam mê với nghề

5.4. Ngành truyền thông marketing học gì? 

Hiện nay, các trường cũng đang bắt kịp xu hướng thay đổi của xã hội và mở ra thêm rất nhiều ngành học mới nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của thị trường. Một số trường hiện đang có các ngành đào tại liên quan đến truyền thông marketing mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Học viện Báo chí và Tuyên Truyền:
  • Đại học Kinh tế Quốc Dân
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Tài chính - Marketing 
  • Đại học RMIT

5.5. Mục tiêu cuối cùng của truyền thông marketing

Mục tiêu cuối cùng của truyền thông marketing là tăng sự ảnh hưởng đến khách hàng thông qua việc xây dựng kiến thức, tạo ấn tượng tích cực, tạo vị thế thuận lợi giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo sự quan tâm về thương hiệu, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. 

Bài viết đã chia sẻ với bạn đọc tất tần tật thông tin liên quan đến truyền thông marketing. Hy vọng với những chia sẻ thêm bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức, hiểu biết tổng quát về ngành và có những chọn lựa phù hợp cho quá trình chọn lựa nghề nghiệp của mình.

 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận
Cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận
Cách làm bài tiểu luận đạt điểm cao
Cách làm bài tiểu luận đạt điểm cao