Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Bật mí 7 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

0/5 (0 đánh giá) 0 bình luận

Trong lĩnh vực kinh doanh tiếp thị, chiến lược marketing (marketing strategy) được xem là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp quản lý tốt các chiến dịch, tạo giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh. Vậy khái niệm xây dựng chiến lược marketing là gì và quy trình xây dựng ra sao? Hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết này bạn nhé!

 

1. Xây dựng chiến lược marketing là gì?

  • Chiến lược marketing là gì? Đây được xem như một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu của công ty bằng cách hiểu nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt và bền vững. Nó bao gồm mọi thứ từ việc xác định khách hàng của bạn là ai đến việc quyết định bạn sử dụng kênh nào để tiếp cận những khách hàng đó.
  • Xây dựng chiến lược marketing là một quá trình quan trọng để tổ chức, doanh nghiệp định hình kế hoạch và định hướng các hoạt động tiếp thị nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. 
Khái niệm Xây dựng chiến lược marketing

Khái niệm Xây dựng chiến lược marketing

 

2. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing 

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing online và offline vì 4  lý do sau:

4 Lý do doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing 

2.1. Định hướng và tập trung

  • Xây dựng một chiến lược marketing cụ thể, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức xác định rõ mục tiêu và hướng đi của mình. Nhờ đó bạn tập trung được nguồn lực, thời gian và nỗ lực vào các hoạt động marketing quan trọng nhằm đạt được kết quả mong muốn.
  • Nếu không có một chiến lược tiếp thị rõ ràng, doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị phân tán các nguồn lực và không đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong hoạt động tiếp thị.

2.2. Hiểu rõ khách hàng 

  • Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp nhà quản trị nghiên cứu, phác họa chân dung khách hàng và hiểu rõ được các đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý và hành vi. 
  • Nhờ quy trình chiến lược marketing, bạn sẽ biết được khách hàng là ai, họ cần gì để kịp thời tùy chỉnh và cá nhân các hoạt động tiếp thị để đáp ứng nhu cầu và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. 

2.3. Tăng cường cạnh tranh 

  • Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp giúp bạn hiểu rõ thị trường, nắm bắt được các cơ hội và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 
  • Quy trình chiến lược marketing giúp nhà quản trị nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức và xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả nhằm tăng doanh số và mở rộng tệp khách hàng. 

2.4. Tạo sự nhất quán và tăng cường thương hiệu 

  • Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu giúp doanh nghiệp đảm bảo các hoạt động tiếp thị có sự nhất quán, phù hợp với định hướng, thông điệp và giá trị mà thương hiệu hướng đến.
  • Việc xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả với chiến lược đúng đắn sẽ tạo dựng được niềm tin, hình ảnh và giá trị thống nhất trong lòng khách hàng. Nhờ vậy nhà quản trị định vị và khuếch trương thương hiệu sâu rộng. 

Xây dựng chiến lược marketing là chủ đề hóc búa khi thực hiện nghiên cứu luận văn, Nếu bạn gặp khó khi viết luận văn chủ đề này đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Tri Thức Cộng Đồng - Đơn vị hỗ trợ làm thuê luận văn top đầu thị trường với 15 + năm kinh nghiệm đã giúp cho hàng ngàn sinh viên - học viên thực hiện thành công bài luận với kết quả vượt xa mong đợi. Tham khảo ngay!

3. Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược marketing

Để có một chiến dịch marketing thành công thì bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng chiến lược marketing hoàn chỉnh, đầy đủ thành phần. Tùy theo từng thương hiệu mà có cách xây dựng chiến lược riêng. Dưới đây là quy trình xây dựng chiến lược marketing 7 bước phổ biến được nhiều người áp dụng hiện nay: 

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược marketing

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược marketing

 

3.1. Xác định mục tiêu chiến lược 

  • Cho dù bạn xây dựng chiến lược marketing online hay offline thì bước đầu tiên cần phải thực hiện chính là xác định chính xác mục tiêu của chiến lược. 
  • Mỗi chiến lược có thể bao gồm 1 hoặc nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau, bao gồm:
  • Sản phẩm
  • Doanh số bán hàng
  • Chỉ tiêu tài chính
  • Thương hiệu
  • Vị trí trên thị trường 
  • Tương tác khách hàng
  • Mở rộng thị trường 
  • Để hỗ trợ cho công việc xác định mục tiêu chiến lược bạn có thể sử dụng mô hình SMART với các mục tiêu mang tính cụ thể (Specific), có thể đo lường (Measurable), mang tính khả thi (Achievable), có tính thực tế (Realistic), có giới hạn về thời gian (Timetable).
  • Ví dụ: Chiến lược marketing của Vinamilk hướng đến ngắm mục tiêu vào phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập cao. 3 mục tiêu quan trọng mà Vinamilk hướng đến trong năm 2013 gồm:
  • Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao.
  • Củng cố vị “ Ông trùm” dẫn đầu thị phần ngành sữa Việt Nam.
  • Trở thành doanh nghiệp sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại khu vực Đông Nam Á.

3.2. Nghiên cứu thị trường 

  • Sau khi đã xác định được mục tiêu chiến lược, nhà quản trị tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường để tìm ra các nhân tố tác động đến hoạt động tiếp thị:
  • Khách hàng: Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Xác định nhu cầu, đặc điểm và hành vi tiêu dùng của khách hàng để có phương án tiếp thị phù hợp. 
  • Đối thủ cạnh tranh: Phân tích xu hướng thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để tạo được dấu ấn và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. 
  • Trong quy trình xây dựng chiến lược marketing, để hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường bạn có thể áp dụng các công cụ như phân tích SWOT, phân tích PESTEL, Ansoff,….
Nghiên cứu marketing

Nghiên cứu marketing

3.3. Xác định phân khúc thị trường

  • Dựa trên những thông tin đã thu thập được khi nghiên cứu thị trường, bạn tiến hành phân khúc thị trường dựa trên nhu cầu và hành vi mua hàng của người dùng

3.4. Xác định thị trường mục tiêu 

  • Khi đã phân khúc thị trường, nhà quản trị dựa trên mục tiêu chiến lược hướng đến để xác định thị trường mục tiêu mà sản phẩm, dịch vụ của công ty hướng đến.
  • Khi thực hiện công việc này bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của ma trận Directional Policy Matrix (DPM) để đánh giá chung về thị trường, sau đó có cơ sở để xác định thị trường mục tiêu.
  • Ví dụ: Chiến lược marketing của Coca Cola xác định thị trường mục tiêu mà thương hiệu hướng đến là thanh niên và thiếu niên trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi. Đồng thời thương hiệu xác định phát triển thị trường mục tiêu tại 4 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng.

3.5. Xây dựng các chiến lược marketing 

Chiến lược marketing bao gồm những chiến lược nhỏ như: chiến lược giá, truyền thông, con người, thương hiệu, giá trị khách hàng,… Vậy nên xây dựng chiến lược marketing bạn cần triển khai tạo lập nhiều chiến lược con:

  • Xây dựng chiến lược truyền thông: xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội, truyền thông thương hiệu,…
  • Xây dựng chiến lược quảng cáo: Quảng cáo theo hình thức nào, online hay offline hay kết hợp cả 2? Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp với chi phí và mục tiêu tiếp thị. 
  • Xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm: Lựa chọn phương án phù hợp để định giá cho sản phẩm, dịch vụ. Có ý định khuyến mãi, giảm giá hay không?
  • Xây dựng chiến lược kênh phân phối: Lựa chọn kênh phân phối online hay offline? Bán hàng trực tiếp hay thông qua đại lý?
  • Xây dựng chiến lược sản phẩm: Bạn dự định bán những sản phẩm, dịch vụ nào? Đặc điểm của sản phẩm ra sao?
  • Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu: Định vị và khuếch trương thương hiệu, tạo dựng niềm tiên đối với khách hàng. 
  • Ví dụ: Chiến lược marketing của Cocoon lựa chọn mô hình 4Ps để phát triển hoạt động tiếp thị thông qua các chiến lược về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và quảng cáo. 
Xây dựng các chiến lược marketing

Xây dựng các chiến lược marketing

 

3.6. Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện 

Bước thứ 6 trong quy trình xây dựng chiến lược marketing là lập kế hoạch triển khai và thực hiện. Ở bước này bạn cần lập hàng loạt các kế hoạch nhỏ có liên quan đến ngân sách, sản phẩm, marketing, quan hệ khách hàng. Một số kế hoạch phổ biến có thể kể đến như:

  • Kế hoạch dự trù bán hàng
  • Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
  • Kế hoạch truyền thông marketing
  • Kế hoạch marketing
  • Kế hoạch đầu tư vốn
  • Kế hoạch tính giá và lãi gộp.
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp
  • Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
  • Kế hoạch nguồn tài nguyên.
  • Chuẩn giá trị khách hàng.
  • ….

3.7. Đánh giá và đo lường 

Công việc cuối cùng bạn cần thực hiện trong quy trình xây dựng chiến lược marketing là đánh giá và đo lường hiệu quả của chiến lược. Căn cứ vào kế hoạch đã được tạo lập ở bước 6, nhà quản trị xây dựng bộ quy chuẩn để theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện chiến dịch:

  • Chỉ tiêu phấn đấu.
  • Mục tiêu theo từng giai đoạn.
  • Phân tích, đánh giá những feedback của khách hàng (mức độ hài lòng,…)

Trên đây là toàn bộ những thông tin về xây dựng chiến lược marketing và quy trình 7 bước xây dựng chiến lược tiếp thị mà bất cứ nhà quản trị nào cũng không thể bỏ qua. Tri Thức Cộng Đồng hy vọng rằng qua đây bạn có thể vận dụng thành công những kiến thức trên để có cho mình một chiến lược hoàn hảo nhất.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?
Thuê viết báo cáo thực tập tốt nghiệp uy tín
Thuê viết báo cáo thực tập tốt nghiệp uy tín
Cách viết bài văn lập luận giải thích
Cách viết bài văn lập luận giải thích
Cách trình bày luận văn bằng Powerpoint
Cách trình bày luận văn bằng Powerpoint