Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Cẩm nang về nghiên cứu marketing mà bạn không thể bỏ lỡ!

4/5 (4 đánh giá) 0 bình luận

Trong kinh doanh để có thể nắm bắt và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải tiến hành thực hiện hoạt động nghiên cứu về marketing. Vậy khái niệm nghiên cứu marketing là gì? Vai trò, mục tiêu chức năng và quy trình nghiên cứu cụ thể ra sao? Tất cả sẽ được Tri Thức Cộng Đồng làm rõ trong bài viết sau. Tham khảo ngay bạn nhé!

1. Khái niệm Nghiên cứu marketing 

Từ xưa đến nay có nhiều ý kiến xoay quanh về khái niệm của nghiên cứu marketing (Marketing Research), tiêu biểu có thể kể đến 2 quan điểm phổ biến sau:

  • Quan điểm 1: Nghiên cứu marketing là chức năng liên kết người tiêu dùng, khách hàng và công chúng với nhà tiếp thị thông qua thông tin. Thông tin được sử dụng để xác định các cơ hội và vấn đề tiếp thị; tinh chỉnh và đánh giá các hành động tiếp thị; theo dõi hiệu suất tiếp thị và nâng cao hiểu biết về tiếp thị như một quá trình. (Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ AMA, 1987)
  • Quan điểm 2: Nghiên cứu marketing là việc thu thập, tập hợp, ghi chép và phân tích một cách có hệ thống các dữ liệu định tính và định lượng về các vấn đề liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ tiếp thị. (Kotler & Keller, 2013)
Nghiên cứu marketing là gì

Nghiên cứu marketing là gì

2. Vai trò của nghiên cứu marketing 

Vai trò của nghiên cứu marketing được thể hiện ở 3 khía cạnh sau:

  • Xác định nhu cầu thông tin: Giúp nhà quản trị xác định, phát triển những thông tin cần thiết và cập nhật thông tin một cách kịp thời.
  • Cung cấp thông tin: Cung cấp cho nhà quản trị những thông tin liên quan, chính xác, đáng tin cậy, phù hợp và cập nhật.
  • Quyết định marketing: Các nhà quản lý tiếp thị đưa ra nhiều quyết định chiến lược và chiến thuật trong quá trình xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vai trò của nghiên cứu tiếp thị

Vai trò của nghiên cứu tiếp thị

3. Mục tiêu của việc nghiên cứu marketing  

Mục tiêu nghiên cứu marketing gồm có:

  • Hiểu những gì người tiêu dùng cần ngày nay
  • Xác định khoảng cách thị trường
  • Giảm sự thất bại của sản phẩm
  • Giảm thiểu rủi ro kinh doanh
  • Dự đoán các xu hướng trong tương lai

Ví dụ: Các nhà nghiên cứu tiếp thị của một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cần xác định xem có nhu cầu về vị trí mới của cửa hàng hay không để họ khảo sát những người đi qua đường lái xe qua.

4. Mục đích nghiên cứu marketing 

  • Mục đích: Nghiên cứu marketing nhằm mục đích thu thập dữ liệu khách quan và chính xác, sau đó có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc đưa ra quyết định.
  • Ví dụ về nghiên cứu marketing: Nghiên cứu tiếp thị giúp Netflix xác định chính xác mô hình kinh doanh và hành vi của khách hàng. Từ đó Netflix đã quyết định chuyển sang hình thức cung cấp nội dung theo hình thức stream và thành công vang dội.

5. 5 Vấn đề nghiên cứu marketing được quan tâm và cách ứng dụng vào doanh nghiệp

Các đề tài nghiên cứu marketing thường xoay quanh tất cả các mảng trong lĩnh vực tiếp thị. Dưới đây là 5 ứng dụng phổ biến của hoạt động nghiên cứu tiếp thị tại doanh nghiệp mà bạn nên biết:

  • Nghiên cứu về khách hàng 
  • Nghiên cứu thị trường 
  • Nghiên cứu về sản phẩm 
  • Nghiên cứu giá cả 
  • Nghiên cứu về chiến lược tiếp thị
5 ví dụ về nghiên cứu marketing

5 ví dụ về nghiên cứu marketing

5.1. Nghiên cứu về khách hàng 

5.1.1. Vấn đề nghiên cứu 

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu tập trung xác định 3 yếu tố:

  • Xu hướng của khách hàng
  • Động cơ của khách hàng
  • Hành vi của khách hàng mục tiêu

5.1.2. Ứng dụng của nghiên cứu 

Nghiên cứu khách hàng (Customer research) giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức:

  • Hiểu được tâm lý khách hàng
  • Tạo hồ sơ hành vi mua hàng chi tiết

5.2. Nghiên cứu thị trường 

5.2.1. Vấn đề nghiên cứu 

Nghiên cứu thị trường (Market research) chủ yếu liên quan đến 2 yếu tố:

  • Khách hàng: nhu cầu, quan điểm, thị hiếu,...
  • Thị trường: đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng,...

5.2.2. Ứng dụng của nghiên cứu 

Ứng dụng của nghiên cứu thị trường được thể hiện ở 2 khía cạnh sau:

  • Đánh giá khả năng tồn tại của một dịch vụ hoặc sản phẩm mới thông qua nghiên cứu được thực hiện trực tiếp với khách hàng tiềm năng.
  • Cho phép một công ty xác định thị trường mục tiêu của mình và lấy ý kiến, phản hồi khác từ người tiêu dùng về sự quan tâm của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

5.3. Nghiên cứu về sản phẩm 

5.3.1. Vấn đề nghiên cứu 

Nghiên cứu về sản phẩm (Products research) xoay quanh 2 vấn đề chính:

  • Mục đích, hướng phát triển của sản phẩm.
  • Những giải pháp tạo sự hài lòng cho khách hàng.

5.3.2. Ứng dụng của nghiên cứu 

Nghiên cứu về sản phẩm được dùng để:

  • Nghiên cứu tập tính, động cơ, thị hiếu và hành vi mua hàng của người dùng để phục vụ việc thiết kế và cải tiến sản phẩm.
  • Tìm hiểu sự khác biệt và lợi thế của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.

5.4. Nghiên cứu giá cả 

5.4.1. Vấn đề nghiên cứu 

Nghiên cứu giá cả (Pricing research) tập trung vào 2 vấn đề chủ yếu:

  • Mức giá tối ưu cho sản phẩm của bạn.
  • Đo lường tác động của sự thay đổi giá đối với nhu cầu của sản phẩm.

5.4.2. Ứng dụng của nghiên cứu 

Ứng dụng của nghiên cứu về giá cả được thể hiện như sau:

  • Khám phá mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Xác định cách một tổ chức có thể tăng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận bằng cách tăng hoặc giảm giá.

5.5. Nghiên cứu về chiến lược tiếp thị 

5.5.1. Vấn đề nghiên cứu 

Nghiên cứu về chiến lược tiếp thị đề cập đến 2 vấn đề, cụ thể như sau:

  • Mục tiêu tiếp thị và tất cả các mục tiêu của công ty kết hợp thành một kế hoạch toàn diện.
  • Sự kết hợp các sản phẩm và dịch vụ một cách phù hợp để tăng doanh thu và lợi nhuận chi công ty. 

5.5.2. Ứng dụng của nghiên cứu 

Ứng dụng của việc nghiên cứu chiến lược tiếp thị tại doanh nghiệp được thể hiện ở việc:

  • Xác định chính xác kế hoạch tiếp thị.
  • Xác định đúng mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
  • Ấn định mức giá phù hợp cho hàng hóa và dịch vụ của tổ chức.
  • Nhắm mục tiêu và định vị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Kết hợp các chiến lược tiếp thị bộ phận một cách hiệu quả. 

6. 6 Nhiệm vụ chính trong nghiên cứu marketing  

6 nhiệm vụ chính trong nghiên cứu tiếp thị

6 nhiệm vụ chính trong nghiên cứu tiếp thị

Nhiệm vụ nghiên cứu tiếp thị gồm 6 khía cạnh chính sau đây:

  • Đặc tính của thị trường
  • Các xu thế hoạt động kinh doanh
  • Hàng hóa của đối thủ cạnh tranh
  • Sự phản ứng của khách hàng đối với mặt hàng mới
  • Dự báo ngắn hạn
  • Dự báo dài hạn

7. Quá trình nghiên cứu marketing

Quy trình 5 bước nghiên cứu tiếp thị

Quy trình 5 bước nghiên cứu tiếp thị

Nghiên cứu marketing đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định sự thành công của chiến dịch marketing. Quy trình nghiên cứu marketing qua 5 bước cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn thu thập, phân tích dữ liệu một cách có hệ thống:

Bước 1: Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu

  • Bạn muốn gì khi thực hiện nghiên cứu tiếp thị?
  • Mục đích nghiên cứu tiếp thị là gì?

Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

  • Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể: những điểm mạnh, điểm yếu của bản kế hoạch, những giải pháp hoàn thiện,...
  • Chắt lọc dữ liệu quan trọng cho công tác marketing.

Bước 3: Thu thập thông tin

  • Chọn thu thập thông tin ở phân khúc nào: thông tin về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh,....
  • Đảm bảo thông tin thu thập được có độ chính xác cao và có ý nghĩa đối với nghiên cứu.

Bước 4: Phân tích thông tin thu thập được

  • Tập hợp, tổng hợp và phân tích thông tin thành bộ dữ liệu cô đọng, có giá trị đối với nghiên cứu.
  • Diễn giải những thông tin này thành kiến thức giúp doanh nghiệp lựa chọn được kế hoạch nghiên cứu tiếp thị hiệu quả nhất.

Bước 5: Thực hiện hoạt động marketing

  • Thực hiện đề xuất marketing sau khi đã được phê duyệt.
  • Theo dõi, giám sát, đánh giá kế hoạch marketing.

Ví dụ về quá trình nghiên cứu marketing: Việc nghiên cứu tiếp thị của Starbucks bao gồm:

  • Theo dõi xu hướng văn hóa
  • Giám sát phương tiện truyền thông xã hội 
  • Thu thập thông tin phản hồi của khách hàng 
  • Test sản phẩm tại cửa hàng

8. Các câu hỏi về nghiên cứu marketing

8.1. Nghiên cứu môi trường marketing để làm gì? 

  • Nghiên cứu thị trường đánh giá khả năng tồn tại của một dịch vụ hoặc sản phẩm mới
  • Cho phép một công ty xác định thị trường mục tiêu của mình và lấy ý kiến ​​cũng như phản hồi khác từ người tiêu dùng về sự quan tâm của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

8.2. Tại sao phải nghiên cứu marketing dịch vụ?

Việc Nghiên cứu về tiếp thị dịch vụ có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn, có thêm khách hàng tiềm năng và khiến nhiều người biết đến thương hiệu của bạn hơn.

8.3. Tại sao phải nghiên cứu marketing?

Tại vì nghiên cứu tiếp thị giúp cho doanh nghiệp: 

  • Dễ dàng phát hiện cơ hội kinh doanh
  • Giảm thiểu rủi ro kinh doanh
  • Đưa ra quyết định Marketing
  • Giúp quyết định thị trường mục tiêu
  • Tăng doanh số bán hàng, tối đa hoá lợi nhuận

8.4. Mức độ nghiên cứu marketing cao nhất là?

Mức độ nghiên cứu tiếp thị cao nhất là trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu để giúp cho nhà quản trị marketing đưa ra quyết định có cơ sở và khoa học hơn. 

8.5. Ứng dụng của nghiên cứu marketing? 

Nghiên cứu marketing được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực cụ thể:

  • Nghiên cứu khách hàng
  • Nghiên cứu thị trường
  • Nghiên cứu giá cả
  • Nghiên cứu sản phẩm
  • Nghiên cứu phân phối
  • Nghiên cứu cạnh tranh 
  • Nghiên cứu chiến lược tiếp thị 
  • Nghiên cứu và dự đoán xu hướng phát triển 

Luận văn thạc sĩ là bài luận mang tính bắt buộc đối với mỗi học viên theo học chương trình cao học thạc sĩ các chuyên ngành. Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện nó thì có thể cân nhắc đến việc viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín từ Tri Thức Cộng Đồng - Đơn vị sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu, 15+ năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được bài luận xuất sắc, đúng deadline với giá thành cực kì hợp lý. Tham khảo nhé!

Trong bài viết này, Tri Thức Cộng Đồng đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cụ thể, chi tiết về chủ đề nghiên cứu marketing. Hy vọng qua đây bạn sẽ nắm vững khái niệm, vai trò, mục đích, ứng dụng cũng như quy trình 5 bước thực hiện nghiên cứu tiếp thị. Chúc bạn học tập tốt và đạt kết quả như ý!

 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch