Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

[THAM KHẢO] 5 mẫu luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội điểm cao nhất

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Các bài luận văn thạc sĩ về đề tài ngân hàng chính sách xã hội thường yêu cầu người làm phải có lượng kiến thức nhất định cùng với khả năng thu thập dữ liệu tốt. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết bài thì bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn 5 bài luận văn mẫu tiêu biểu và hơn 35 đề tài về luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội. Các bạn hãy cùng tham khảo để bổ sung thêm ý tưởng mới cho bài luận văn của mình nhé.

1. Luận văn thạc sĩ tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội

Luận văn thạc sĩ tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội

Luận văn thạc sĩ tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội

Tên đề tài: Bài luận văn “Tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” của tác giả Ngô Minh Cam

Tóm tắt nội dung:

- Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tại Cà Mau. Tại huyện Phú Tân có 1.981 hộ nghèo, chiếm 8.1% số hộ nghèo tại tỉnh Cà Mau.

- Vì vậy ngân hàng chính sách xã hội được thành lập với mục đích cung cấp vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách để giúp họ vươn lên, thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

- Tác giả viết bài luận văn để đánh giá tình hình thực tế các chính sách tín dụng ưu đãi của ngân hàng có thực sự cải thiện thu nhập cho người dân tại địa bàn hay không?

- Bài luận văn được trình bày cụ thể qua 5 chương:

  • Chương 1: Giới thiệu
  • Chương 2: Cơ sở lý thuyết
  • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  • Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị

Link tải miễn phí

https://drive.google.com/file/d/1nDCyA-NXDJ-kdrF4z3XEIbesPm1D_jSd/view?usp=sharing

2. Luận văn thạc sĩ về cho vay học sinh, sinh viên

Luận văn thạc sĩ về cho vay học sinh, sinh viên

Luận văn thạc sĩ về cho vay học sinh, sinh viên

Tên đề tài: Bài luận văn với chủ đề “Cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lê Văn Thông.

Tóm tắt nội dung 

- Hình thức cho vay học sinh, sinh viên ở Việt Nam được bắt đầu triển khai từ năm 1994. Chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng với mục đích giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, hạn chế tình trạng học sinh trúng tuyển mà không có học phí để nhập học.

- Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình là nơi có truyền thống hiếu học. Tại đây thường xuyên gặp tình trạng bão lụt, dịch bệnh nên việc cho con em đi học thực sự là gánh nặng đối với gia đình. 

- Tác giả viết bài luận văn này xuất phát từ yêu cầu lý luận và mong muốn hoạt động cho vay tại ngân hàng với học sinh, sinh viên có chất lượng ngày càng tốt hơn.

- Bài luận văn được tác giả đi sâu nghiên cứu gồm 3 chương chính:

  • Chương 1: Cơ sở khoa học về cho vay đối với học sinh sinh viên của ngân hàng
  • Chương 2: Thực trạng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
  • Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện việc cho vay

Link tải miễn phí

https://drive.google.com/file/d/1m0tzUIE8Isna40VY4tsoJnCWHvp0ARVX/view?usp=sharing

3. Luận văn thạc sĩ về quản lý nợ xấu

Luận văn thạc sĩ về quản lý nợ xấu

Luận văn thạc sĩ về quản lý nợ xấu

Tên đề tài: Tác giả Trần Thị Thu Nga viết bài luận văn “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Tóm tắt nội dung

- Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro.

- Vì vậy quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu có nguy cơ phát sinh và xử lý nợ xấu là vấn đề bức thiết và có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

- Tác giả viết bài luận văn để phân tích tình hình thực tế những mặt tích cực và hạn chế của việc quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đồng thời đưa ra các biện pháp giúp cải thiện tình hình này.

- Bố cục của bài luận văn gồm 3 chương chính:

  • Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nợ xấu của Ngân hàng chính sách xã hội
  • Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
  • Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng

Link tải miễn phí

https://drive.google.com/file/d/1a9M4zgZUObX5y9u0LVV3ydKgwVM13RGf/view?usp=sharing

4. Luận văn thạc sĩ cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội

Luận văn thạc sĩ cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội

Luận văn thạc sĩ cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội

Tên đề tài: “Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Tóm tắt nội dung

- Trong lĩnh vực tín dụng cho người nghèo, sau 14 năm hoạt động, ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay hàng chục ngàn tỷ đồng, cho hàng chục triệu lượt hộ nghèo và góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước.

- Hiện nay đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội vẫn còn một số mặt tồn tại và hạn chế cần khắc phục, giải quyết chính vì vậy tác giả đã viết bài luận văn này nhằm đánh giá tình hình thực tế và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Bài luận văn được trình bày cụ thể qua 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội
  • Chương 2: Thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy
  • Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng

Link tải miễn phí

https://drive.google.com/file/d/1WZzY0Gfd2z7kkAioCWiGHdodgbL9_xzF/view?usp=sharing

5. Luận văn thạc sĩ hoạt động huy động vốn

Luận văn thạc sĩ hoạt động huy động vốn

Luận văn thạc sĩ hoạt động huy động vốn

Tên đề tài: Bài luận văn thạc sĩ về ngân hàng chính sách xã hội với đề tài “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Thị Minh Hiên

Tóm tắt nội dung

- Hoạt động của ngân hàng đã và đang góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Bên cạnh ngân hàng thương mại, các ngân hàng chính sách giữ vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, giúp các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn về tài chính, thúc đẩy phát triển.

- Hiện tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội vẫn còn gặp một số hạn chế, bất cập trong hoạt động huy động vốn. Vì vậy tác giả đã viết bài luận văn nhằm phân tích đúng thực trạng và đưa ra giải pháp giúp việc huy động vốn hiệu quả hơn.

- Bài luận văn được tác giả đi sâu nghiên cứu gồm 3 chương chính:

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội
  • Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội
  • Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1ygv6LWmM2e7Vi2GiiEPv2vq5Aga14rI3/view?usp=sharing

6. Chia sẻ 35+ đề tài về luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội

Chia sẻ 35+ đề tài về luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội

Chia sẻ 35+ đề tài về luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội

Chọn đề tài là bước quan trọng đầu tiên khi bạn bắt đầu viết một bài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội. Dưới đây là tổng hợp hơn 35 đề tài với các hướng, góc nhìn khác nhau mời các bạn cùng tham khảo.

  1. “Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tín dụng và Ngân hàng chính sách xã hội”
  2. Đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội “Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội quận Thốt Nốt, Cần Thơ”
  3. “Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội”
  4. Chủ đề “Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội”
  5. “Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh”
  6. Bài luận văn “Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh”
  7. “Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng chính sách xã hội”
  8. “Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”
  9. Đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội “Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên”
  10. “Giải pháp hạn chế rủi ro tại Ngân Hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An”
  11. Chủ đề “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội quận Ngô Quyền - Hải Phòng”
  12. “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận”
  13. Đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội “Nghiên cứu giải pháp quản lý vốn cho hộ nghèo vay của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”
  14. Bài luận văn “Phân tích tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Hòa Vang TP. Đà Nẵng”
  15. “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai”
  16. “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình”
  17. Chủ đề “Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng ngân hàng – Nghiên cứu trường hợp tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”
  18. “Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ”
  19. “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ”
  20. Đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội “ Phát triển nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội”
  21. “Cho vay hộ cận nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”
  22. “Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh”
  23. “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam”
  24. Bài luận văn “Chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành - tỉnh Long An”
  25. “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tiền Giang”
  26. Đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội “Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc”
  27. Chủ đề “Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam”
  28. “Mở rộng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh thị xã Sơn Tây”
  29. “Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Phòng giao dịch huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang”
  30. “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”
  31. “Hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh thành phố Đà Nẵng”
  32. Bài luận văn “Quản trị nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Bến Tre”
  33. “Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính sách - xã hội tỉnh Hà Tĩnh”
  34. Chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội”
  35. Đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội “Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam”
  36. “Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”
  37. “Tăng cường cho vay giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Ninh Bình”
  38. “Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”
  39. Chủ đề “Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”
  40. Bài luận văn “Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam”

7. Ghi nhớ 3 nguyên tắc để chọn được đề tài phù hợp

Ghi nhớ 3 nguyên tắc để chọn được đề tài phù hợp

Ghi nhớ 3 nguyên tắc để chọn được đề tài phù hợp

7.1. Chọn đề tài bản thân có hứng thú tìm hiểu

  • Khi viết một bài luận văn quá trình này sẽ diễn ra ngắn khoảng 3 - 4 tháng, dài là 7 - 8 tháng, nên nguyên tắc đầu tiên bạn nên chọn đề tài bản thân có hứng thú thì sẽ có nhiều động lực để tìm hiểu, nghiên cứu viết bài hơn.
  • Việc làm dựa trên sở thích sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng, năng lượng tích cực để làm việc. Những con số, dữ liệu trở nên thú vị hơn, và bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi chủ động nghiên cứu đề tài.

7.2. Hãy chọn đề tài bạn biết rõ tình hình đối tượng nghiên cứu

  • Bên cạnh sự hứng thú của bản thân, và sự phù hợp với ngành học, nguyên tắc thứ hai là bạn cần chọn đề tài mà bạn biết rõ tình hình đối tượng nghiên cứu. 
  • Đối tượng nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì? Từ đó giúp bạn xác định phạm vi nghiên cứu cũng như thời gian và quy mô của vấn đề đang nghiên cứu.
  • Chỉ có khi hiểu rõ đối tượng bạn mới có thể đảm bảo đề tài có ý nghĩa khoa học, có tính khả thi và có giá trị thực tiễn.

7.3. Chọn đề tài có nhiều nguồn tham khảo

  • Cuối cùng nguyên tắc thứ ba bạn nên nhớ chính là chọn đề tài có nhiều nguồn tham khảo. Trong giai đoạn đầu, việc nghiên cứu các nguồn tham khảo sẽ giúp bạn chọn đề tài tốt hơn.
  • Các nguồn tham khảo có giá trị và độ tin cậy cao sẽ góp phần tạo nên tính chính xác và khả thi cho bài luận văn của bạn.
  • Nhiều thông tin tham khảo sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài một cách khách quan, trọn vẹn, không bị dài dòng, lạc đề.

Nếu bạn đang cần hoàn thiện bài luận văn để kịp thời gian nộp bài, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay tới dịch vụ thuê viết luận văn cao học của Tri Thức Cộng Đồng.

Hy vọng thông qua 5 bài luận văn thạc sĩ ngân hàng chính sách xã hội và hơn 35 đề tài gợi ý cũng như các bí quyết chọn đề tài, bạn sẽ có được định hướng tốt nhất cho bài luận văn của mình. Chúc bạn thành công.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cần có những kỹ năng gì?
Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cần có những kỹ năng gì?
Chức năng Quản lý Giáo dục mầm non gồm những gì?
Chức năng Quản lý Giáo dục mầm non gồm những gì?
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?