Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Cho vay là gì? Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại hiện nay

5/5 (7 đánh giá) 2 bình luận

Bài viết này đã trả lời giúp bạn các câu hỏi “Cho vay là gì ?”, “Đặc điểm của cho vay ?”, “Cho vay có những hình thức nào?”, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

1. Cho vay là gì?

– Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo wikipedia định nghĩa thì: Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.

Cho vay là gì? Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại hiện nay
Cho vay là gì? Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại hiện nay

2. Đặc điểm cho vay của ngân hàng

Về hình thức biểu hiện: Hoạt động cho vay của ngân hàng thể hiện dưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, để tập trung lượng vốn lớn từ nhiều chủ thể cũng như phân phối, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp thời và đầy đủ, ngân hàng vận dụng vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

– Chủ thể trong quan hệ cho vay của ngân hàng: ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng đóng vai trò là chủ thể trung tâm, ngân hàng vừa thể hiện vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy động, vừa thể hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phân phối cho vay.

3. Phân loại cho vay

3.1 Phân loại theo thời gian (thời hạn cho vay)

  • Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
  • Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.
  • Cho vay dài hạn: là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nhgiệp, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải…

Xem thêm: Hệ số tự tài trợ là gì?

3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay

  • Cho vay sản xuất: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Cho vay sản xuất gồm cho vay nông nghiệp, công nghiệp, lâm – ngư – diêm nghiệp.
  • Cho vay lưu thông: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay lưu thông gồm có cho vay thương mại (mua – bán kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh xuất – nhập khẩu); cho vay kinh doanh dịch vụ.
  • Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

3.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo

  • Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là loại hình cho vay mà khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo.
  • Cho vay không có tài sản đảm bảo: loại tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.

3.3 Phân loại theo tính chất hoàn trả

  • Cho vay hoàn trả trực tiếp: Là loại cho vay của ngân hàng trong đó người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng.
  • Cho vay hoàn trả gián tiếp: Là loại cho vay trong đó người đi vay không phải là người trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ bao thanh toán.

3.4 Phân loại theo phương pháp hoàn trả

  • Cho vay hoàn trả góp: Vốn vay được trả làm nhiều kỳ, được góp lại khi nào đủ nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng được kết thúc.
  • Cho vay hoàn trả một lần: Vốn vay và lãi được trả một lần khi đến hạn thanh toán.
  • Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Vốn vay được trả theo yêu cầu của bên cho cho vay hoặc bên đi vay.

Tham khảo bài viết cùng chủ đề: Lý thuyết chung về kiểm toán tài chính và quy trình kiểm toán tài chính

3.5 Phân loại theo phương thức cho vay

  • Cho vay theo món: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết. Cho vay theo món cũng gọi là cho vay từng lần vì khi có nhu cầu vốn khách hàng làm hồ sơ xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể.
  • Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là loại cho vay mà doanh nghiệp chỉ cần làm đơn xin vay lần đầu, sau đó trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp lập kế hoạch vay và trả nợ gửi đến ngân hàng. Áp dụng cho những doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh. Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng, đồng thời mở cho doanh nghiệp một tài khoản cho vay để theo dõi việc vay và trả nợ.
  • Các phương thức cho vay khác như: Cho vay ứng trước, cho vay thấu chi, cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác.

4. Rủi ro tín dụng khi vay

Rủi ro tín dụng khi vay

Rủi ro tín dụng khi vay

Rủi ro tín dụng có thể hiểu là khả năng không thể thanh toán khi đến hạn của hợp đồng cho vay. Người cho vay luôn là bên phải chịu rủi ro khi chấp nhận kí vào bản hợp đồng cho vay tín dụng. Không loại trừ bất kì một trường hợp nào, mỗi hợp đồng cho vay đều tồn tại rủi ro tín dụng.

5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đến từ cả hai yếu tố khách quan và chủ quan. Hai yếu tố này đều tác động không nhỏ đến nguy cơ gây nên rủi ro tín dụng.

- Yếu tố khách quan:

  • Môi trường kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, việc làm, thu nhập,... là một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Đặc biệt là trong năm nay, khi vấn đề lạm phát đang gây khó khăn cho nhiều quốc gia, khi giá trị đồng tiền ngày càng tụt dốc, người dân phải trả nhiều tiền hơn khi mua bất kì một món đồ nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
  • Môi trường pháp lí: Vấn đề này nằm ở các văn bản pháp lí khi chúng cần sự đồng bộ và rõ ràng, đầy đủ thông tin và có hiệu lực. Hiệu quả của các văn bản này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cũng như hoạt động của khách hàng trong quá trình vay vốn.
  • Sự phát triển các ngành liên quan: Biến động thị trường của các ngành khác cũng gây ra những tác động không nhỏ với rủi ro tín dụng. Đặc biệt là các ngành liên quan đến bất động sản vì đây vừa là đối tượng cho vay vừa là đối tượng đảm bảo cho các khoản vay ngân hàng. 

- Yếu tố chủ quan:

  • Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không ảnh hưởng rất nhiều tới việc thanh toán các khoản vay đối với ngân hàng. Nếu như doanh nghiệp hoạt động không mấy hiệu quả và đang tụt dốc thì nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ rất cao.
  • Lịch sử nợ của doanh nghiệp: Lịch sử nợ quá nhiều, chồng chất các khoản nợ chưa trả hết cũng là nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng. Các doanh nghiệp này thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh và phát triển các dịch vụ, sản phẩm của mình.
  • Khả năng tài chính: Khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo chắc chắn hơn việc thanh toán các khoản nợ cho phía ngân hàng và ngược lại. Khả năng tài chính của các doanh nghiệp thường được các ngân hàng đánh giá ngay từ đầu để đưa ra mức cho vay phù hợp nhưng đôi khi sẽ có những biến cố mong muốn khiến doanh nghiệp đó mất toàn bộ khả năng chi trả khoản vay của mình.
  • Tính thanh khoản: Đây là một thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người, dùng để chỉ mức độ linh hoạt của tài sản khi thực hiện một giao dịch nào đó. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến tính thanh khoản là chi phí và thời gian, từ đó rủi ro có thể được tính đến là việc nhà đầu tư mất nhiều thời gian và chi phí để thu hồi vốn, chính vào lúc đó rủi ro tín dụng có nguy cơ cao sẽ phát sinh.

Mong rằng với những nguyên nhân kể trên giúp các quý độc giả, nhất là các bạn sinh viên đang làm bài luận văn về chủ đề cho vay tham khảo cho bài làm của mình. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo về Cơ Sở Lý Luận, Ý Nghĩa Của Tích Lũy Tư Bản Trong Thực Tiễn

Trên đây Tri Thức Cộng Đồng đã chia sẻ cho quý độc giả khái niệm về cho vay, các hình thức cho và rủi ro về tín dụng khi cho vay, những nguyên nhân dẫn đến sự rủi ro trên để nhắc nhở quý độc giả trong chuyện sử dụng cẩn thận tài chính của mình trong việc. Xin cảm ơn!

Bình luận

2 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

K
Quản Xuân Khôi

Em đang làm luận văn về đề tài ” Các hình thức vay vốn của ngân hàng thương mại” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
K
Quản Xuân Khôi

Em đang làm luận văn về đề tài ” Các hình thức vay vốn của ngân hàng thương mại” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
N
Thảo Nhi

Nhờ các bạn giúp mình ít tài liệu để cuối tuần nộp bài tiểu luận môn Ngân hàng thương mại với…gấp…gấp…gấp

reply Trả lời
N
Thảo Nhi

Nhờ các bạn giúp mình ít tài liệu để cuối tuần nộp bài tiểu luận môn Ngân hàng thương mại với…gấp…gấp…gấp

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả