Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Top 5 Bài Tiểu Luận Triết Học Phật Giáo Mẫu Đạt Điểm Cao Nhất

4/5 (6 đánh giá) 0 bình luận

Triết học Phật giáo là chủ đề được nhiều bạn sinh viên, học viên quan tâm và lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Tiểu luận triết học Phật giáo được đánh giá là bài luận khó, yêu cầu người học phải có tư duy sâu sắc và toàn diện. Chính vì thế, Tri Thức Cộng Đồng đã tổng hợp và chia sẻ danh sách 5 bài tiểu luận triết học Phật giáo mẫu cùng các mẫu lời mở đầu, kết luận, đề cương chọn lọc chi tiết. Mời bạn đọc tham khảo!

Triết học Phật giáo mang trong mình hệ tư tưởng và lý luận sâu sắc về nhân sinh, hướng con người tới chân - thiện - mỹ, sống vị tha. Những tư tưởng triết học Phật giáo mang ý nghĩa thực tiễn to lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và đời sống cá nhân.

Khi thực hiện biểu luận triết học Phật giáo, người học thường bắt gặp 5 dạng tiểu luận phổ biến:

- Tiểu luận về thế giới quan Phật giáo

- Tiểu luận về nhân sinh quan Phật giáo

- Tiểu luận về nhận thức luận Phật giáo

- Tiểu luận về triết học Phật giáo cổ đại

- Tiểu luận về ảnh hưởng của Phật giáo đối với xây dựng đời sống xã hội ở Việt Nam

Chúng tôi đã tổng hợp và gửi tới bạn đọc 5 mẫu đề tài tiểu luận triết học Phật giáo tiêu biểu nhất hiện nay theo từng dạng cụ thể kèm theo link tải hoàn toàn miễn phí.

1. Tải tiểu luận tư tưởng triết học Phật giáo hay nhất

Bài tiểu luận triết học Phật giáo với đề tài Tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt” do học viên Lý Kim Cương (Khóa 19, Khoa Đào tạo sau đại học, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) nghiên cứu và thực hiện.

Nội dung bài tiểu luận:

Bài tiểu luận của tác giả Lý Kim Cương phân tích, làm rõ 2 nội dung chính yếu của tư tưởng triết học Phật giáo. Cụ thể:

Hệ tư tưởng triết học của Phật giáo về thế giới quan, nhân sinh quan, nhận thức luận. 

-  Quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Bố cục tiểu luận tư tưởng triết học Phật giáo:

Để làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó, bài tiểu luận có bố cục gồm 2 chương chính:

-  Chương I: Tư tưởng triết học của Phật giáo

-  Chương II: Ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.

Bìa mẫu tiểu luận tư tưởng triết học của Phật giáo

Bìa mẫu tiểu luận tư tưởng triết học của Phật giáo

Link tải tiểu luận mẫu Miễn phí: Mẫu tiểu luận tư tưởng triết học của Phật giáo

2. Bài tiểu luận bản thể luận trong triết học Phật giáo

Bản thể luận là một phạm trù quan trọng của Phật học, có mối quan hệ mất thiết với hệ thống tư tưởng và giáo lý cơ bản của Phật Giáo. Đây là vấn đề xuyên suốt trong bài tiểu luận triết học Phật giáo với tựa đề “Bản thể luận trong triết học Phật giáo, giá trị và hạn chế”.

Giới thiệu nội dung đề tài

Mẫu tiểu luận bản thể luận trong triết học Phật giáo này tập trung đề cập và nghiên cứu những vấn đề sau:

-  Những lý luận cốt lõi hiện hữu, thế giới quan của giáo lý nhà Phật, chủ yếu dựa trên phương diện tư tưởng của Phật giáo Đại thừa: Tứ diệu đế, tam cõi và tam vô lậu học.

-  Phân tích những giá trị và hạn chế của bản thể luận để giúp nhân loại tìm ra con đường khám phá chính mình trong sự tồn tại hiện hữu.

Bài tiểu luận bao gồm bố cục 5 phần:

-  Chương I: Tổng quan về Phật giáo

-  Chương II: Bốn chân lý về khổ (Tứ diệu đế)

-  Chương III: Tam giới

-  Chương IV: Giới – Định – Tuệ

-  Chương V: Những giá trị và hạn chế của bản thể luận trong triết học Phật giáo

Bài tiểu luận bản thể luận trong triết học Phật giáo

Bài tiểu luận bản thể luận trong triết học Phật giáo

Download mẫu tiểu luận triết học Phật giáo tại đây: Mẫu tiểu luận bản thể luận trong triết học Phật giáo

3. Mẫu tiểu luận triết học Phật giáo ảnh hưởng trong đời sống xã hội Việt Nam

Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam vào thế kỷ thứ II sau công nguyên. Trải qua quá trình phát triển hàng nghìn năm, đạo Phật trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam.

Để làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo tới xã hội Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và hoàn thiện bài tiểu luận triết học “Nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam”.

Nội dung chính của tiểu luận triết học Phật giáo:

Bài tiểu luận triết học Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội Việt Nam thể hiện 2 nội dung chính:

-  Quá trình hình thành, phát triển và du nhập đạo Phật vào Việt Nam. 

-  Phân tích những ảnh hưởng to lớn của giá trị tư tưởng triết học Phật giáo đối với tư duy nhận thức, phát triển nhân cách của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Đề tài bao gồm:

-  Mục lục

-  Phần A: Lời mở đầu

-  Phần B: Nội dung

  • Chương I: Khái quát về Phật giáo
  • Chương II: Một số ảnh hưởng của phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam

-  Phần C: Kết luận

-  Tài liệu tham khảo

Mẫu tiểu luận triết học Phật giáo ảnh hưởng trong đời sống xã hội Việt Nam

Mẫu tiểu luận triết học Phật giáo ảnh hưởng trong đời sống xã hội Việt Nam

Link download miễn phí: Mẫu tiểu luận triết học Phật giáo ảnh hưởng trong đời sống xã hội Việt Nam

4. Tải bài tiểu luận triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại

Ấn độ là cái nôi hình thành và phát triển của Phật giáo. Từ Ấn Độ, đạo Phật được truyền bá đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài tiểu luận triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại với đề tài “Triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại và ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam”.

Tổng quan đề tài:

Tiểu luận triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại với những nội dung xuyên suốt bao gồm:

-  Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ cổ đại. 

-  Những đặc điểm tư tưởng, giá trị học thuyết Phật giáo cổ đại.

-  Sức ảnh hưởng của triết học Ấn Độ cổ đại đối với đời sống xã hội, văn hóa tại Việt Nam.

Nội dung tiểu luận phật giáo Ấn Độ cổ đại gồm 2 phần:

-  Phần I: Tìm hiểu về tiết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại

-  Phần II: Những ảnh hưởng của triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại đến văn hóa nước ta:

  • Phật giáo đã góp phần đào tạo một tầng lớp trí thức
  • Đóng góp của Phật giáo về mặt văn tự
  • Phật giáo ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú
  • Những ảnh hưởng của Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam

Xem tiểu luận triết học Phật giáo Miễn phí tại đây: Tiểu luận triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại

Bài tiểu luận triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại

Bài tiểu luận triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại

5. Tiểu luận triết học Phật giáo nguyên thủy

Đề tài nghiên cứu khoa học "Những tư tưởng cơ bản trong triết lý nhân sinh của Phật giáo nguyên thủy và ý nghĩa lịch sử của nó” do tác giả Nguyễn Ngọc Quốc Việt (sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) nghiên cứu thực hiện năm 2012.

Mục đích nghiên cứu tiểu luận:

Tiểu luận triết học Phật giáo nguyên thủy của tác giả Nguyễn Ngọc Quốc Việt nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:

-  Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo từ thuở sơ khai.

-  Phân tích những đặc điểm cơ bản của hệ tư tưởng trong triết lý nhân sinh của Phật giáo nguyên thủy.

-  Rút ra ý nghĩa lịch sử của hệ tư tưởng trong triết lý nhân sinh của Phật giáo nguyên thủy đối với xã hội và nhân loại.

Bố cục của bài tiểu luận:

Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận được thể hiện qua 2 chương chính:

-  Chương I: Sự ra đời và phát triển của Phật giáo nguyên thủy

  • Sự ra đời của Phật giáo
  • Những tư tưởng cơ bản trong triết lý nhân sinh của Phật giáo nguyên thủy

-  Chương II: Ý nghĩa lịch sử của triết lý nhân sinh trong Phật giáo nguyên thủy

  • Lời tuyên ngôn chống lại sự bất công trong xã hội
  • Giáo dục con người giác ngộ chân lý và giải thoát
  • Giáo dục đạo đức và hướng thiện cho con người

Tải tiểu luận đầy đủ Miễn phí: Tiểu luận triết học Phật giáo nguyên thủy

Tiểu luận triết học Phật giáo nguyên thủy

Tiểu luận triết học Phật giáo nguyên thủy

6. Lời mở đầu bài tiểu luận triết học Phật Giáo

6.1. Lời mở đầu tiểu luận triết học Phật Giáo là gì?

Lời mở đầu tiểu luận triết học Phật Giáo là phần nội dung đầu tiên nói lên góc nhìn tổng quan của vấn đề mà bạn sắp phân tích, có ý nghĩa đầu tiên trong toàn bài luận của bạn. Phần mở đầu thu hút sẽ giúp bạn lấy được điểm cộng từ hội đồng chấm điểm.

Lời mở đầu bài tiểu luận triết học Phật Giáo

Lời mở đầu bài tiểu luận triết học Phật Giáo

6.2. Lời mở đầu mẫu về tiểu luận triết học Phật Giáo 

Chủ đề: Sự ảnh hưởng của triết học Phật Giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt 

LỜI MỞ ĐẦU

Trên thế giới, Đạo Phật được xếp vào một trong những học thuyết Triết học – tôn giáo lớn nhất thế giới và tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo. Tại Việt Nam, Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau Công nguyên và đã phát triển nhanh chóng trong cộng đồng tín ngưỡng, trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam cùng với đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa. Thời kỳ thịnh vượng nhất của Phật Giáo là từ thế kỷ X – XIV, giai đoạn này Đạo Phật có tác động mạnh đối với nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH), lúc này chủ nghĩa tư tưởng Mác – Lênin là chủ đạo, một dạng vũ khí lý luận sắc bén của nước ta, tuy nhiên kiến thức về Phật Giáo và văn hóa nhà Phật vẫn len lỏi và có sức sống dai dẳng trong đời sống tình cảm, tư tưởng của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam.

Việc xóa bỏ đi toàn bộ sự ảnh hưởng của triết học Phật Giáo là điều khó có thể làm được, nên chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý những ưu điểm của Phật Giáo lên thời kỳ quá độ cũng như sau này. Chính vì thế, các nghiên cứu về lịch sử, giáo lý và những sự ảnh hưởng của Đạo Phật và tư tưởng triết học Phật Giáo vào thế giới quan, nhân sinh quan của con người là thật sự cần thiết. 

Vì vậy, đó chính là lý do mà bài tiểu luận “Sự ảnh hưởng của triết học Phật Giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt” ra đời.

Chủ đề: Triết học Hêghen và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của thời đại

LỜI MỞ ĐẦU 

Trong số các nhà triết học vĩ đại nhất, không thể không kể tới Phriđrích Hêghen người đã cùng Lútvích Phoiơbắc và các nhà triết học Đức đương thời khác tạo ra một trong những tiền đề lý luận cần thiết cho việc hình thành chủ nghĩa Mác. Không chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức, Hêghen đã đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hêghen đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học.

Ngoài tiểu luận triết học Phật giáo bạn có thể tham khảo thêm triết học cổ điển Đức và tìm hiểu những nhà triết học cổ điển đức là ai? Hay 75+ đề tài về triết học phương Tây hiện đại để thêm kiến thức cho bài tiểu luận của bạn.

7. Đề cương bài tiểu luận triết học phật giáo

Dưới đây là một đề cương chi tiết về tiểu luận triết học Phật giáo chủ đề “Sự ảnh hưởng của triết học Phật Giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt” nhé.

Đề cương bài tiểu luận triết học phật giáo

Đề cương bài tiểu luận triết học phật giáo

Mục lục

Lời mở đầu

Phần 1: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo

  • Sự ra đời của Phật giáo
  • Con đường truyền đi của Phật giáo

Phần 2: Tư tưởng triết học của Phật Giáo

  • Nhân quả
  • Hồi luân
  • Tứ diệu
  • Bát chính đạo

Phần 3: Sự ảnh hưởng của triết học Phật Giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

  • Ảnh hưởng của Phật Giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống
  • Ảnh hưởng của Phật Giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác
  • Ảnh hưởng của Phật Giáo qua sự dung hòa giữa các tông phái Phật Giáo
  • Ảnh hưởng của Phật Giáo qua sự dung hòa với các thế hệ chính trị xã hội
  • Ảnh hưởng của Phật Giáo trong đời sống người bình dân và giới tri thức Việt Nam
  • Ảnh hưởng của Phật Giáo qua ngôn ngữ
  • Ảnh hưởng Phật Giáo qua ca dao và thơ ca
  • Ảnh hưởng Phật Giáo qua các tác phẩm văn học
  • Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán
  • Ảnh hưởng Phật Giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh và bố thí
  • Ảnh hưởng Phật Giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa
  • Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi
  • Các phong tục tập quán khác: thủ tục đốt vàng mã, tập tục coi ngày giờ, tập tục cúng sao hạn, Tập tục xin xăm, bói quẻ
  • Ảnh hưởng của Phật Giáo qua các loại hình nghệ thuật
  • Phật Giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu
  • Ảnh hưởng Phật Giáo qua nghệ thuật tạo hình

Kết luận

Tài liệu tham khảo

8. Mẫu phần kết luận bài tiểu luận triết học phật giáo

8.1. Phần kết luận trong tiểu luận triết học Phật Giáo là gì?

Kết luận bài tiểu luận triết học phật giáo

Kết luận bài tiểu luận triết học phật giáo

Phần kết luận trong bài tiểu luận triết học Phật Giáo là phần tóm tắt lại toàn bộ nội dung của đề tài, khẳng định lại một cách ngắn gọn và súc tích những ý chính mà bạn đã trình bày trong bài tiểu luận. Phần kết luận của bài tiểu luận ấn tượng sẽ giúp bạn có một bài viết trọn vẹn và nhận được nhiều điểm cộng từ người đọc và người chấm. 

Nếu cơ bản đạt được các yêu cầu sau, bạn đã có một bài tiểu luận tuyệt vời rồi:

  1. Có mang tính chất kết luận hay phân tích lang man?
  2. Lối văn có ngắn gọn, xúc tích và đủ ý hay không?
  3. Đã trả lời cho các câu hỏi mà bài tiểu luận đặt ra chưa?
  4. Có xuất phát từ những điều đã được phân tích không?

8.2. Phần kết luận mẫu về triết học Phật Giáo

Chủ đề: Phân tích tư tưởng triết học Phật giáo về luật nhân quả

“Như vậy, theo quan điểm của Triết học Phật Giáo, quy luật về nhân quả là một quy luật tất yếu và hiển nhiên nhất trong tất cả đời sống loài người, loài vật. Giá trị của quy luật này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi tầng lớp loài người, và có tính ứng dụng cao trong xã hội Việt Nam XHCN và giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa mới. Người ta vẫn thường nhắc nhẹ với nhau rằng: Nhân nào quả đó; Có nhân mới có quả,…Muốn có quả ngọt thì nên đầu tư nhân ngon.”

Như vậy, để không bị ảnh hưởng bởi những hệ quả tiêu cực mà quy luật hiển nhiên này xảy đến, mỗi người dân nên không ngừng học hỏi và trau dồi, trang bị cho mình những kiến thức và sự hiểu biết nhất định về quy luật này nhé.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết tiểu luận triết học hay, đạt điểm cao

Bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc top 5 mẫu tiểu luận triết học Phật giáo kèm theo link download miễn phí. Bên cạnh đó là những mẫu lời mở đầu, kết luận và đề cương chi tiết để bạn đọc tiện theo dõi. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và ý tưởng hoàn thiện bài tiểu luận về Phật giáo của mình. Chúc bạn đọc học tập tốt và đạt kết quả cao.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước