Giai cấp là gì? Đặc trưng và kết cấu xã hội của giai cấp
Giai cấp là gì? Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có vị trí khác nhau trong một chế độ kinh tế và xã hội nhất định. Cùng tìm hiểu về khái niệm giai cấp và các đặc trưng của giai cấp trong bài viết sau
Mục lục
1. Giai cấp là gì?
– Học thuyết Mác – Lênin về giai cấp là bộ phận hữu cơ của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học thuyết đó chứng minh giai cấp là phạm trù kinh tế – xã hội có tính chất lịch sử. Giai cấp chỉ xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất.
Trong những điều kiện đó, mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, với phương thức sản xuất tương ứng, có một hệ thống giai cấp nhất định bao gồm giai cấp thống trị , giai cấp bị trị cơ bản và giai cấp, tầng lớp trung gian. Sự tồn tại của các giai cấp sẽ không còn là tất yếu khi lực lượng sản xuất phát triển cao đến mức có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu của xã hội và các cá nhân , khi sự “phân công” bộ phận thống trị , bộ phận bị trị trở lên không cần thiết.
– Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa : “Người ta gọi là giai cấp , những địa tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ ( thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận ) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
– Theo Wikipedia thì: “Giai cấp xã hội là đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.” ( Trích https://vi.wikipedia.org/)
Giai cấp là gì? Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có vị trí khác nhau trong một chế độ kinh tế và xã hội nhất định.”
Như vậy, giai cấp và đấu tranh giai cấp là hiện tượng lịch sử, tồn tại khách quan, chứ không phải là kết quả của một cách tiếp cận xã hội, không phải là sản phẩm của tư tưởng. Lịch sử đó chứng minh rằng, giai cấp và đấu tranh giai cấp từng tồn tại nhiều thiên niên kỷ cho đến nay, nó có những đặc trưng của giai cấp cơ bản nhất. Đó là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội.
Cụ thể :
+ Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
+ Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội , trong tổ chức quản lý sản xuất.
+ Khác nhau về cách thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.
Trong đó, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất xã hội.
2. Đặc trưng của giai cấp là gì?
– 4 đặc trưng cơ bản của giai cấp:
+ Là những tập đoàn người to lớn khác nhau về nắm giữ TLSX. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
+ Khác nhau về cách thức quản lí và phân công lao động.
+ Khác nhau về thu nhập của cải xã hội.
+ Khác nhau về địa vị xã hội. Điều này dẫn đến việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động tập đoàn khác.
3. Nguồn gốc hình thành giai cấp
Giai cấp xuất hiện khi nào? Theo C.Mác là người đầu tiên đưa ra quan niệm cho rằng “ Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.” Cơ sở tồn tại của giai cấp phải tìm trong sản xuất kinh tế chứ không phải tìm trong hình thái chính trị hay tư tưởng con người. C.Mác và Ăngghen chứng minh rằng nguyên nhân căn bản, sâu sa của sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự thay thế hệ thống giai cấp này bằng hệ thống khác, nói chung sự tồn tại của giai cấp là lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Giai cấp xuất hiện khi lao động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối, khiến cho sức lao động đã có một giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra. Khả năng này chưa xuất hiện thì không thể hình thành chế độ người bóc lột người. Đầu tiên, trong xã hội nguyên thuỷ, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sống sót họ phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn. Trong điều kiện đó giai cấp chưa xuất hiện.
Qua quá trình phát triển, các công cụ lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội to đó được hình thành, xuất hiện của cải dư thừa, những người có quyền trong bộ lạc thị tộc lạm dụng quyền của mình để chiếm thành của riêng, chế độ tư hữu ra đời đánh dấu sự ra đời của giai cấp nô lệ ra đời: do đó thừa của cải, tù binh bắt được sử dụng làm người phục vụ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, họ được gọi là nô lệ, chế độ có giai cấp chính thức được hình thành từ đó.
Như vậy, sự xuất hiện tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sự ra đời của giai cấp, cái mới ra đời phủ định cái cũ lạc hậu, trong lịch sử đã có chế độ phong kiến thay thế chế độ nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu – cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lô-gic khách quan của tiến trình phát triển lịch sử.
4. Kết cấu xã hội – giai cấp
Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp xã hội riêng nhưng đều bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đó là chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông dân trong chế độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độ TBCN. Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế – xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế – xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế – xã hội đang tồn tại.
Ngoài hai giai cấp cơ bản trên còn có giai cấp không cơ bản (ví dụ là tập đoàn giai cấp tàn dư của phương thức sản xuất cũ hay tập đoàn giai cấp mầm mống của phương thức sản xuất tương lai ), tầng lớp trung gian ( bao gồm tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản) và tầng lớp tri thức nó chỉ được gọi là một tầng lớp chứ không được gọi là giai cấp vì không gắn với một phương thức sản xuất nào.
Bạn đã hiểu “giai cấp là gì?” chưa? Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập!
2 bình luận
Sắp xếp: Mới nhất
27/10/2019
Em đang làm luận văn về đề tài ” Các đặc trưng của xã hội giai cấp” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ
27/10/2019
Em đang làm luận văn về đề tài ” Các đặc trưng của xã hội giai cấp” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ