Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái Niệm , Nội Dung, Đặc Điểm Triết Học Cổ Điển Đức

4/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

 Với những người nghiên cứu và tìm hiểu về triết học thì chắc chắn không thể không biết tới triết học cổ điển Đức. Những đóng góp trong tư tưởng của triết học cổ điển Đức đã tạo tiền đề quan trọng để biến triết học trở thành khoa học của khoa học.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất của triết học Đức cổ điển để có cái nhìn cụ thể và chi tiết nhất nhé!

1. Triết học cổ điển Đức là gì?

Trước tiên, phải nói về hoàn cảnh ra đời của triết học cổ điển Đức. Vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỷ XIX khi chủ nghĩa tư bản hình thành tại một số nước Tây Âu, nền kinh tế công nghiệp trong thời kỳ này phát triển cực thịnh tạo ra những thành tựu đáng nể về kinh tế. Trong khi các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Ý chứng kiến thời kỳ văn minh công nghiệp bùng nổ thì Liên bang Đức thời bấy giờ lại tỏ ra tụt hậu hơn hẳn khi vẫn chỉ là một quốc gia phong kiến lạc hậu.

Triết học cổ điển Đức là gì

Triết học cổ điển Đức là gì?

Nội bộ nước Đức cũng chia năm xẻ bảy dẫn đến cả đất nước chia thành nhiều tiểu vương quốc nhỏ, không có sự thống nhất trong lãnh đạo, càng không có chỗ dựa cho sự phát triển kinh tế. Nông nghiệp thì bị đình đốn, triều đình vẫn ngoan cố duy trì chế độ phong kiến lạc hậu dẫn đến nước Đức ngày càng bị bỏ lại phía sau trong thời kỳ cách mạng công nghiệp.  

Tuy nhiên, mặc dù kinh tế chính trị đang lâm vào bế tắc với đầy rẫy những khó khăn không thể giải quyết thì thời kỳ này lại chứng kiến sự phát triển nở rộ về văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt là triết học. Đây cũng chính là thời kỳ sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ, nhà triết học vĩ đại trong lịch sử nhân loại như Hécđơ, Gớt, Sinlơ, Cantơ… Chính họ là những người đã kế thừa những tư tưởng văn hóa truyền thống, tiếp thu và phát huy những thành tựu văn hóa mới.

Kể từ đây, triết học cổ điển Đức ra đời để đáp ứng nhu cầu cần có một cách nhìn mới về các hiện tượng tự nhiên cũng như tiến trình lịch sử của nhân loại. Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Đây là đỉnh cao của thời kỳ triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại.

Xem thêm: >>> Những nhà triết học cổ điển đức 

2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức

– Triết học cổ điển Đức mặc dù có nội dung khá rõ ràng, mục đích chủ yếu là dẫn đường cho các cuộc cách mạng chính trị (quyền lực chính trị) tuy nhiên hình thức vẫn còn rất rối rắm và khó hiểu, đồng thời chứa đựng những tư tưởng vần còn bảo thủ. 

– Triết học cổ điển Đức đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người. Ở đó, con người là một thực thể trong vũ trụ, thực thể ấy chính là cơ sở, là nền tảng cho mọi vấn đề của triết học. Có nghĩa là, mọi khái niệm triết học đều được có thể được giải nghĩa nhờ vào thực thể con người. 

– Trong triết học Đức, con người là chủ thể và cũng là kết quả của quá trình hoạt động. Tư duy và ý thức của của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thế giới.

– Tiếp thu tư tưởng biện chứng của triết học cổ đại: Các nhà triết học cổ điển của nước Đức đã xây dựng phép biện chứng độc lập với tư duy siêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. 

Với cách nhìn bao quát, biện chứng, nhiều nhà triết học Đức có tham vọng xây dựng một hệ thống triết học vạn năng không những làm nền tảng cho thế giới quan của con người mà còn trở thành một thứ khoa học của các khoa học. Do vậy, trong học thuyết triết học của Kant, Duyrinh, Hêghen thường bàn đến nhiều vấn đề như: khoa học tự nhiên, pháp quyền, lịch sử, luân lý, mỹ học.

3. Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức

3.1. Triết học Kant

Immanuel Kant (1724-1804) là một trong những triết học quan trọng nhất của triết học cổ điển Đức, của thời kỳ Khai sáng và của lịch sử thế giới. Ông là người đã có định nghĩa đầy đủ về vật tự thể, một trong những khái niệm triết học nổi tiếng nhất. Ông là một trong những người đi đầu về chủ nghĩa duy tâm, bản chất của triết học cổ điển Đức.

Nội dung triết học cổ điển Đức

Nội dung triết học cổ điển Đức

3.2. Triết học Hegel

Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) cũng là một trong những nhà triết học lớn nhất của Đức. Ông là người đã phát triển phương pháp luận biện chứng, một trong những yếu tố quan trọng của chủ nghĩa Marx-Lenin sau này. Tuy nhiên, ông lại sử dụng thế giới quan duy tâm để giải quyết câu hỏi: Khởi thủy của vũ trụ là gì?

3.3. Triết học Feuerbach

Ludwig Andreas Feuerbach (1804-1872) là nhà triết học lớn cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Ông đã vượt qua cái bóng của những người đàn anh, những khổng lồ của triết học Đức như Kant và Hegel để đến với thế giới quan duy vật, một trong các yếu tố quan trọng nhất của chủ nghĩa Marx-Lenin sau này. 

Tuy nhiên, ông lại cho rằng lịch sử loài người không hề phát triển mà chỉ là bức tranh đầy màu sắc được tạo ra bởi sự khác nhau về tôn giáo. Rõ ràng trong quan điểm này, Feuerbach đã nhìn nhận bằng phương pháp luận siêu hình.

Nếu bạn gặp khó khăn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng THUÊ VIẾT TIỂU LUẬN GIÁ RẺ của chúng tôi qua Gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

4. Đóng góp và hạn chế trong nội dung của triết học cổ điển Đức

4.1. Đóng góp

Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại. Triết học thời kì này đặc biệt đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người, thực hiện bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây từ chỗ chủ yếu bàn về những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận… đến chỗ coi con người như một chủ thể hoạt động, là nền tảng và là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.

Những đóng góp và hạn chế của triết học cổ điển Đức

Những đóng góp và hạn chế của triết học cổ điển Đức

Thứ nhất, nó khẳng định rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực con người nhận thức và cải tạo thế giới. Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của toàn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra.

Thứ hai, nó nghiên cứu tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như toàn bộ mối quan hệ con người – tự nhiên như một quá trình phát triển biện chứng.

4.2. Hạn chế

Hạn chế chung nhất trong thế giới quan của các nhà triết học cổ điển Đức là thể hiện rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng – khoa học về tư tưởng với tính bảo thủ, cải lương về lập trường chính trị – xã hội.

Hạn chế thứ hai và cũng là hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức chính là chủ nghĩa duy tâm thần bí. Phía trước và bên cạnh các nhà triết học cổ điển Đức là một dòng triết học duy vật, đặc biệt là tư tưởng duy vật của các nhà triết học Khai sáng. Song các nhà triết học cổ điển Đức thấy rằng: từ quan điểm duy vật, người ta không thể giải thích được thế giới.

Hạn chế thứ ba của triết học cổ điển Đức là: Triết học trừu tượng tách rời hiện thực. Triết học cổ điển Đức đưa ra được những tư tưởng tiến bộ, chống chế độ xã hội cũ nhưng đó chỉ là những tư tưởng, nó không đi vào chính trị xã hội và hoạt động cách mạng mà chỉ là những hệ thống triết lý trừu tượng ở bên trên.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về triết học cổ điển Đức được khá nhiều sinh viên chọn làm tiểu luận triết học. Có thể thấy, những tư tưởng và giá trị mà triết học Đức cổ điển để lại là vô cùng có ý nghĩa, nó là tiền đề quan trọng cho triết học hiện đại sau này.

Xem thêm:>> 75+ đề tài tiểu luận triết học phương tây hiện đại hay nhất

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hoặc khó khăn cần giúp đỡ khi làm tiểu luận triết học cổ điển Đức hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời. 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả