Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Phân Tích Tính Tất Yếu Của Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam

4/5 (8 đánh giá) 0 bình luận

Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành xu thế tất yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta được thể hiện như thế nào? Tri Thức Cộng Đồng mời bạn đọc cùng tìm đáp án cho câu hỏi này qua bài viết sau đây nhé!

Công nghiệp hóa hiện đại hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội, chuyển từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng lao động đã qua đào tạo trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một quy luật kinh tế phổ biến và mang tính tất yếu khách quan. 

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam được thể hiện rõ nét, xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ yếu, bao gồm:

  • Quy luật phổ biến của sự phát triển
  • Do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
  • Do yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới
  • Do yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Làm rõ 4 nguyên nhân trên là cơ sở để khẳng định tính tất yếu và khách quan của công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

1. Quy luật phổ biến của sự phát triển

Trước hết, công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta được xem như một quy luật phổ biến của sự phát triển. Quy luật ấy thể hiện thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của xã hội.

1.1.  Quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất tiến tới phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển lực lượng sản xuất được chỉ rõ ở những nội dung sau:

  • Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh mẽ tới nền sản xuất của mỗi quốc gia. Nó thay đổi về chất của nền sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời chuyển biến nền sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí dựa vào tiến bộ của khoa học – công nghệ.

  • Áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ

Sự ra đời của những thành tựu khoa học kỹ thuật là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đây, nhân loại vận dụng những thành tựu này phục vụ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển nhanh chóng nền kinh tế.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ hội để các nước đang phát triển như Việt Nam tiếp cận và chuyển giao khoa học – công nghệ ở trình độ tiên tiến. Muốn phát triển nhanh chóng về mọi mặt không có cách nào khác là phải dựa vào những thành tựu khoa học hiện đại.

Ảnh 1: Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?
Ảnh 1: Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng chính điều này là tiền đề để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo, có tay nghề thành thạo, chủ động, sáng tạo và nắm vững công nghệ.

  • Chuyển dịch cơ cấu lao động

Khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngoài chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì cơ cấu lao động cũng chuyển biến theo hướng tích cực. Nguồn lao động chuyển từ khu vực sử dụng nhiều lao động chân tay sang lĩnh vực gắn liền với kinh tế tri thức.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một quy luật phổ biến của sự phát triển

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một quy luật phổ biến của sự phát triển

1.2.  Quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội

Theo thời gian, tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ nằm ở sự phát triển kinh tế mà hơn hết là sự phát triển mọi mặt của xã hội:

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống

Công nghiệp hóa hiện đại hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng suất lao động tăng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập. Bên cạnh đó người dân có cơ hội hưởng phúc lợi xã hội, tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế…

  • Ổn định chính trị - xã hội

Công nghiệp hóa hiện đại hóa còn là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, củng cố quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là mục tiêu hàng đầu.

Xem thêm các bài viết khác liên quan đến chủ đề này mà có thể sẽ hữu ích cho bạn

2. Yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là con đường vững chắc để Việt Nam xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đây là một tiến trình lâu dài và là quy luật mang tính tất yếu của của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất do con người tạo ra để tiến hành sản xuất. Nó là mặt chủ đạo của sản xuất, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của nhân loại theo dòng chảy lịch sử .

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội bao gồm toàn bộ yếu tố vật chất của lực lượng lượng sản xuất do con người tạo ra thích ứng với trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Ảnh 2: Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa
Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

2.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật

Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, bởi vì:

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính kế thừa

Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội kế thừa cơ sở vật chất - kỹ thuật có sẵn của chủ nghĩa tư bản. cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cần một cuộc cách mạng tái kiến thiết quan hệ sản xuất ở trình độ cao, vận dụng những tiến bộ của khoa học – công nghệ hiện đại, đổi mới nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật là động lực phát triển đất nước

Việt Nam là đất nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu.

Tính tất yếu của công nghiệp hoá hiện đại hóa trong xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật

Tính tất yếu của công nghiệp hoá hiện đại hóa trong xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật

2.3. Vai trò của cơ sở vật chất - kỹ thuật

  • Đối với nền kinh tế

Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò là nguồn lực cơ bản trong sản xuất kinh tế, chi phối mọi quan hệ sản xuất. Kinh tế sẽ không thể phát triển nếu như không có cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp.

  • Đối với quốc phòng – an ninh

Cơ sở vật chất – kỹ thuật góp phần làm tăng tiềm lực và sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế của một quốc gia. Qua đó là cơ sở để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và củng cố an ninh quốc phòng.

  • Đối với xã hội

Sự phát triển của cơ sở vật chất – kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt theo hướng tích cực. Từ đó, con người được sống trong môi trường xã hội ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận tri thức nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa.

Nếu bạn gặp khó khăn khi áp dụng kiến thức này vào bài luận văn hay tiểu luận của mình và cần sự hỗ trợ. Hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng - Đơn vị tiên phong trong ngành Dịch Vụ Viết Tiểu Luận Thuê , viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín- Đã Hoàn Thành Xuất Sắc hơn 20.000 Bài viết chất lượng cho sinh viên trên toàn quốc. 
Với kinh nghiệm hơn 15+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài tiểu luận, luận văn chất lượng nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

3. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới

Việt Nam là một đất nước đang phát triển với nhiều thành tựu nổi bật. Thực hiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những yêu cầu mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3.1. Yêu cầu thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới

  • Thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng, tiến tới thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới về kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Đó là cơ hội để nước ta hội nhập sâu rộng, chuyển giao công nghệ, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, quốc gia.

  • Các yếu tố được rút ngắn

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn khoảng cách tụt hậu qua các yếu tố như:

-  Năng suất lao động

-  Cơ cấu sản xuất

-  Chất lượng nguồn lao động

-  Thu nhập bình quân đầu người

-  Tăng trưởng nền kinh tế…

3.2. Kết quả thực tế đạt được

Trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới:

  • Tăng trưởng kinh tế

Từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển với tổng GDP đạt 14,1 tỷ USD năm 1985, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 343 tỷ USD với mức độ tăng trưởng 2,41% thuộc top đầu thế giới. Kết quả này đưa Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư tại khu vực Đông Nam Á.

  •  Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao. Năm 2020, GDP đầu người đạt 2786 USD/ người và GDP – PPP đạt 8651 USD/người. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao gấp hơn 30 lần giai đoạn 1986 – 1990, đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, lên nhóm nước có thu nhập trung bình.

  • Cơ cấu sản xuất

Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến nhanh chóng từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại gắn với tri thức. Giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,06% năm 1986 xuống còn 14,85% năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, giai đoạn 1986 - 2020, công nghiệp tăng từ 28,88% lên 33,72%, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,06% lên 41,63%. Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

  • Chất lượng nguồn nhân lực

- Trình độ dân trí được nâng cao: Việt Nam áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống. Trình độ dân trí được nâng cao, tỷ lệ người biết chữ năm 2020 đạt 97,85% thuộc nhóm cao nhất thế giới.

- Tỷ lệ người dùng Internet top đầu thế giới: Năm 2020, 68,17 triệu người dân Việt Nam sử dụng internet. Tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực, đạt 83,7%, gần ngang bằng các quốc gia phát triển.

3.3. Lý do mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa

Tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa đất nước là con đường cần thiết và duy nhất để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa.

  • Nâng cao sức mạnh, vị thế quốc gia

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là cơ hội để Việt Nam hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, tiếp thu khoa học – kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Tính tất yếu của công nghiệp hoá hiện đại hóa trong rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới

Tính tất yếu của công nghiệp hoá hiện đại hóa trong rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mang tính tất yếu khách quan, có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Đây cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của các bạn học sinh sinh viên. Vậy công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì và có tác dụng như thế nào? Mời bạn đọc xem ngay tại bài viết Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa

4. Yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa còn xuất phát từ yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Sự phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật đảm bảo sự phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.

4.1. Sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo ra hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, là tiền đề thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cụ thể:

  • Phát triển lực lượng sản xuất

Cơ sở vật chất - kỹ thuật xã hội chủ nghĩa thay đổi chất của nền sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – kỹ thuật, hình thành ý thức xã hội mới.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thủ công được thay thế bằng đội ngũ lao động sử dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến.

  • Hoàn thiện quan hệ sản xuất

Công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến tới củng cố và nâng cao vị thế của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân gắn với yếu tố tri thức.

Tiến hành tái sắp xếp nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, phát huy vai trò của kinh tế Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến tới đảm bảo công bằng xã hội.

4.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa trong nâng cao năng suất lao động xã hội

Tính tất yếu của công nghiệp hoá hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao 

  • Đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất lực lượng sản xuất

Để phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải nâng cao hơn nữa năng suất lao động xã hội trên cơ sở phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng. Đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hướng tới sự tồn tại và bền vững của chủ nghĩa xã hội.

  • Phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

Muốn xã hội sau phát triển, tiến bộ hơn xã hội trước thì trước hết phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn so với xã hội trước, điều này chỉ có thể đạt được nếu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước được thực hiện thành công.

Xem thêm: Kiến trúc thượng tầng là gì? Đặc điểm và tính chất

Trên đây là những thông tin liên quan đến công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta. Phân tích tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa là cơ sở để làm rõ sự cần thiết và không thể thay thế của quá trình này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về công nghiệp hóa đại hóa để phục vụ công việc học tập, nghiên cứu của bản thân.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Đào tạo thạc sĩ từ xa
Đào tạo thạc sĩ từ xa
Du học thạc sĩ Trung Quốc cần những yêu cầu gì?
Du học thạc sĩ Trung Quốc cần những yêu cầu gì?
Các cấp bậc thạc sĩ tiến sĩ
Các cấp bậc thạc sĩ tiến sĩ
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?