Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái niệm suy thoái kinh tế và 10 cách để vượt qua

4/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

 

Khái niệm suy thoái kinh tế toàn cầu là gì? Cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu về chu kỳ suy thoái kinh tế và 10 cách để vượt qua chu kỳ suy thoái kinh tế.

Khái niệm suy thoái kinh tế và 10 cách để vượt qua
Khái niệm suy thoái kinh tế và 10 cách để vượt qua

1. Khái niệm suy thoái kinh tế

Suy  thoái  kinh tế được  định nghĩa trong  kinh tế học vĩ mô là  sự suy giảm của tổng sản phẩm  quốc nội thực  trong thời  gian hai hoặc  hơn hai quý liên tiếp trong năm, nói cách khác tốc  độ tăng trưởng kinh tê âm liên tục trong hai quý.  Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi,  cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.

Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh  tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại t n  nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm.

Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của chu kỳ kinh  tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu suy thoát kinh tế là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là: suy thoái, phục hồi và bùng nổ

Suy thoái kinh tế ở  mức độ chưa nghiêm trọng tức  là GDP suy giảm nhưng vẫn còn mang giá  trị dương thì gọi là suy giảm kinh tế. Suy thoái  kinh tế kéo dài và trầm trọng được gọi là khủng hoảng kinh tế. Cuộc  khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện này là cuộc suy thoái trầm trọng nhất từ sau thế chiến thứ hai.

2. 10 cách để vượt qua suy thoái kinh tế

Nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi cơn suy thoái. Có 10 cách lèo lái con thuyền kinh doanh vượt qua khó khăn bạn có thể áp dụng. Sau đây là 10 cách vượt qua suy thoái kinh tế:

2.1. Đánh giá và loại trừ nợ quá mức

Nếu thu nhập giảm sút, bạn có thể không còn khả năng trả lãi cho số tiền đã vay. Với bất cứ khoản nợ nào bạn cũng cần lên kế hoạch giải quyết, chẳng hạn như nợ có bảo đảm, cầm cố, các đường dây tín dụng và thậm chí là các khoản cho vay…

2.2. Giảm quy mô

Nếu cần thiết, bạn nên giảm số công nhân và nhân viên ở bộ phận điều hành. Bạn cũng có thể duy trì số lượng nhân viên đang có nhưng phải tăng năng suất.

2.3. Theo dõi hoạt động tài vụ

Hãy thiết lập hệ thống hướng dẫn để theo dõi hoạt động của công ty bạn và  lập báo cáo tài chính hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng. Theo dõi lợi nhuận của từng công việc, mỗi tuần, mỗi khách hàng, mỗi sản phẩm và tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ có lãi nhất. Hãy loại bỏ sản phẩm và dịch vụ nào  không đem lại lợi nhuận.

2.4. Giảm thiểu hàng tồn kho

Hãy tìm ra các mặt hàng không lưu thông hoặc không quay vòng đều đặn vì chúng làm tăng chi phí nhân công, kho bãi… Đây chính là điểm khiến khoản tiền mặt của bạn bị kẹt lại. Chúng cũng có thể dẫn tới những khoản tiền thất thoát khổng lồ mà bạn không ngờ tới.

2.5. Huấn luyện và huấn luyện chéo nhân viên

Nếu một công việc hay nhiệm vụ được (ít nhất) một nhân viên phụ trách thì khi người đó đi vắng, những người khác sẽ phải chờ đợi. Bạn cần huấn luyện chéo thêm nhân viên khác để họ có thể thay thế nhằm tránh bỏ mất một hay vài ngày công việc bị đình trệ và vẫn giữ được năng suất cao.

2.6. Xem xét hoạt động marketing và giảm chi phí về phương tiện truyền thông truyền thống

Hãy sử dụng internet và tập trung vào các khách hàng hiện hữu trước. Marketing trên internet sẽ có ích cho nhiều công ty vì có những cách kiếm lợi nhuận từ thị trường giải trí, dịch vụ và sản phẩm ngách.

2.7. Không nên bán hàng và giảm giá theo kiểu cho không

Đừng bán hàng theo kiểu cho không. Thay vào đó bạn hãy cạnh tranh bằng dịch vụ, chất lượng và tính độc nhất vô nhị của món hàng. Nên tạo ra một thị trường có vị thế đặc biệt và có lợi nhuận. Các cửa hàng lớn chưa chắc cạnh tranh được với bạn, nhất là về mặt dịch vụ. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của một cơ sở kinh doanh nhỏ.

2.8. Mở rộng về mặt địa lý

Marketing trên internet có khả năng đưa bạn đi bất cứ nơi nào, đặc biệt nếu bạn thành thạo trong ngành nghề hoặc thị trường có vị thế đặc biệt đối với món hàng hay dịch vụ của bạn. Hãy nghiên cứu tính độc đáo của sản phẩm của bạn rồi triển khai nó càng rộng càng tốt.

2.9. Quản lý một cách hữu hiệu

Bạn cần theo dõi và phân tích các hướng dẫn, báo cáo về tài chính và năng suất. Trước hết, hãy thực hiện những việc nhỏ nhưng có nhiều lợi nhuận hơn, rồi phát triển từ từ và cẩn thận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thoát khỏi suy thoát kinh tế và chu kỳ suy thoát kinh tế.

2.10. Tập trung vào chất lượng

Sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao đem lại thành công về lâu dài, bạn đừng bao giờ từ bỏ nguyên tắc này. Hoặc bạn làm tốt hơn, hoặc bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi với sự cạnh tranh khốc liệt này.

Nguồn: trithuccongdong.net

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch