Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tìm hiểu Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Với những người quan tâm đến những vấn đề về kinh tế thì chắc chắn đã không còn quá xa lạ với thuật ngữ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Loại hình đầu tư này có gì đặc biệt mà lại ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều quốc gia chú trọng như thế?

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cung cấp những kiến thức chi tiết và giải đáp những thắc mắc của bạn về loại hình đầu tư này.

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài, viết tắt là FDI, là một khoản đầu tư do một doanh nghiệp, công ty hay tổ chức thương mại tại một quốc gia cụ thể đầu tư vào một quốc gia khác. 

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các công ty, doanh nghiệp thường thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài khi họ đã có những hoạt động kinh doanh tại quốc gia đó. Đôi khi, công ty, doanh nghiệp đó cũng có thể đã mua tài sản kinh doanh nước ngoài trong một công ty nước ngoài. 

Đây là một phương thức thâm nhập thị trường có sự kiểm soát cao. Bằng việc đầu tư vào các quốc gia khác thông qua việc xây dựng hay mua lại tài sản kinh doanh, nhà đầu tư có thể duy trì được sự hiện diện của mình tại quốc gia đó. Hơn nữa, phương thức này cũng giúp các nhà đầu tư tạo liên kết và mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách  hàng cũng như đối tác của họ tại nước ngoài.

Hình thức đầu tư này được rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia áp dụng nhằm mục đích thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Sự hiện diện tại nước sở tại sẽ là tiền đề quan trọng trong bối cảnh các hoạt động chuỗi giá trị quan trọng phải được tiến hành trên thị trường. 

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nhìn chung, FDI có những đặc điểm chính như sau:

– FDI có sự cam kết về nguồn lực lớn: FDI đòi hỏi nguồn lực lớn mạnh từ chính các nhà đầu tư để có thể thâm nhập sâu rộng cũng như quốc tế hóa thị trường.

– FDI bao hàm sự hiện diện và những hoạt động ở nước sở tại: Thông qua hình thức đầu tư vốn vào các tài sản kinh doanh, FDI duy trì sự hiện diện và thiết lập mối quan hệ với khách hàng cũng như đối tác quan trọng.

– FDI giúp nâng cao vị thế và thành tích của doanh nghiệp: Khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư thường cân nhắc lựa chọn mỗi địa điểm sao cho phù hợp với mục đích.

Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có địa điểm yêu cầu trình độ học vấn cao, có địa điểm đòi hỏi một môi trường có thể cung cấp hàng hóa trung gian, có địa điểm cần đem lại chi phí lao động tốt nhất. Chính từ những sự cân nhắc đó mà nhà đầu tư có thể nâng cao thành tích cũng như doanh số tại những quốc gia có tiềm năng. 

– FDI gây ra sự không chắc chắn và rủi ro lớn: Mặc dù là phương thức hiệu quả để nâng cao doanh số và thành tích nhưng FDI cũng là một loại hình đầu tư chứa nhiều rủi ro với doanh nghiệp.

Cụ thể, khi duy trì sự hiện diện của mình tại nước sở tại, công ty, doanh nghiệp đôi khi sẽ phải chịu những tác động gây ra bởi chính môi trường cũng như hoàn cảnh tại quốc gia đó. Từ những yếu tố về chính trị, về điều kiện kinh tế… tất cả đều là những vấn đề sẽ gây ra rủi ro lớn nếu nhà đầu tư không thể giải quyết một cách hiệu quả.

3. Ưu nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.1. Ưu điểm

FDI rất được các quốc gia khuyến khích là nhờ những ưu điểm sau đây:

– FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài…

– Các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như của ODA.

Ưu và nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ưu và nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

– Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại.

Chính vì lẽ đó mà các nước tiếp nhận đầu tư cũng sẽ ít phải chịu những tác động hay rủi ro quá lớn. Đồng thời, FDI cũng mang đến lợi ích cho nước sở tại từ nguồn đầu tư vào khoa học công nghệ, phương thức vận hành quản lý, mở ra thị trường tiềm năng cũng như tạo việc làm cho lao động… 

Đây chính là những nguồn lực bổ sung quan trọng để nước sở tại có thể phát triển kỹ thuật mới. Sự chuyển giao công nghệ từ nước công nghiệp phát triển sang quốc gia đang phát triển chính là bản lề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

Vốn ODA thường được dành chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi và chấm dứt khi nước đó trở thành nước công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời kỳ nhất định. FDI không phải chịu giới hạn này, nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận:

– Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài.

– Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế – xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng.

Với những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và xử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.

4. Ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Samsung, hãng sản xuất đồ điện tử khổng lồ của Hàn Quốc, đã tiến hành thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ qua FDI vào năm 1984. Qua thời gian, công ty này đã sử dụng FDI để xây dựng các nhà máy chi phí thấp ở Mexico, Đông Nam Á và Đông Âu. 

Vào những năm thập kỷ 90, thông qua mua lại Samsung đã có khả năng để phát triển và sản xuất chất bán dẫn. Hãng đã dùng FDI để thành lập 10 trung tâm R&D – ở Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, Nga và Mỹ. Qua đó dẫn đường cho sự phát triển của những công nghệ hàng đầu trong đồ gia dụng và phương tiện số hóa, viễn thông và chất bán dẫn. 

Phần lớn doanh số bán hàng của Samsung là từ các thị trường nước ngoài – từ Châu Á(42%), Châu Âu (24%) và Hoa Kỳ (15%) – do có những điều kiện thuận lợi từ gần 38 chi nhánh bán hàng ở nước ngoài của hãng. Samsung còn có 26 nhà máy chế tạo và ba trung tâm logistics ở nước ngoài – tất cả đều được thành lập thông qua FDI. 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức và thông tin cơ bản nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tóm lại, hoạt động đầu tư có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và đem về nguồn lợi khổng lồ. Đồng thời, với những nước tiếp nhận đầu tư, đây là cơ hội để quốc gia tạo đà phát triển kinh tế.

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hay khó khăn về vấn đề này cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn, giải đáp và giúp đỡ kịp thời thông qua  SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com.

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch