Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay

5/5 (5 đánh giá) 1 bình luận

 

1. Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán bằng những phương tiện như séc, thẻ thanh toán, hối phiếu,… để thanh toán tiền hành hóa, dịch vụ mà không cần phải dùng tiền mặt để trả. Các phương tiện này đại diện cho 1 khối lượng tiền nhất định, có khả năng quy đổi ra tiền mặt.

2. Đánh giá tình hình thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay

2.1 Ưu điểm

Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển,việc trao đổi thanh toán hàng hóa với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp.

Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?
Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Vì vậy, khi nền kinh tế phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm.

Viêc thanh toán không dùng tiền mặt đã đem lại những lợi ích to lớn cho toàn bộ nền kinh tế, cho các tổ chức doanh nghiệp cũng như cá nhân người sử dụng.

– Đối với nền kinh tế thì hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã đem lại những lợi ích to lớn sau:

+ Thứ nhất, tiền mặt để trong két thì sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông nhưng để trong các ngân hàng thì sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Nguồn vốn này sẽ tiếp tục được tái đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư cho giáo dục…

+ Thứ hai, quá trình thanh toán không dùng tiền mặt nhà nước giảm được các chi phí khi lưu thông tiền mặt như: chi phí in ấn, chi phí bảo quản và vận chuyển tiền mặt. Thời gian thanh toán được rút ngắn ( 2-5 ngày trước đây ) xuống còn 1-3 phút, làm cho quá trình quay vòng của tiền được tăng lên đáng kể.

+ Thứ ba, việc thanh toán qua ngân hàng sẽ minh bạch thu – chi của các doanh nghiệp nên hạn chế được việc trốn lậu thuế. Đồng thời, việc trả lương qua thẻ ATM và thanh toán qua ngân  hàng sẽ kiểm soát được thu nhập các cá nhân hạn chế được tình trạng tham nhũng.

+Thứ tư, thanh toán thông qua ngân hàng sẽ kiểm soát được các giao dịch qua đó ngăn chặn được hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm cũng như các quan chức tham nhũng.

– Đối với cá nhân người sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thì nó đem lại những lợi ích cơ bản sau:

+ Trước hết, thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa lớn thì việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Với một tài khoản ở ngân hàng thì mọi giao dịch được thực hiện thông qua bút tệ nên sẽ được đảm bảo an toàn, tránh tình trang cuớp giật, rơi mất. Việc bảo quản tiền cũng đòi hỏi một chi phí và khó khăn hơn rất nhiều so với một chiếc thẻ thanh toán.

+ Thứ hai, sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng vẫn thanh toán cho khách hàng những hóa đơn mà quá số dư trong tài khoản ngân hàng của mình.

+ Thứ ba, khi hệ thống hạ tầng viễn thông phát triển thì các cá nhân có thể giao dịch qua internet, mobile,… mà không cần đến các cửa hàng hay siêu thị. Quá trình thanh toán được thực hiện qua hệ thống thanh toán điện tử. Như vậy, các tổ chức hoặc cá nhân có thể giao dịch mà không phải mất nhiều thời gian, chi phí đi lại giao dịch.

2.2 Khó khăn khi áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay

– Do thói quen và nhận thức

Tiền mặt là một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Tiền mặt có tính ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời, vô danh và thủ tục đơn giản. Hầu hết các chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu.

Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó như kiểm đếm, vận chuyển. Vì vậy tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.

Mặt khác, thông tin tuyên truyền về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chến lược, định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được công chúng nhận thức đầy đủ và đúng đắn.

Vì vậy, không chỉ người dân mà cả các doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Bản thân các sinh viên hiện nay, những người sau khi ra trường sẽ tiếp cận nhiều đến các hình thức thanh toán này cũng chưa thực sự hiểu và sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

– Hạ tầng cơ sở và chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng

+ Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn nghèo nàn và kém hiệu quả. Có 2.154 ATM số lượng phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Với dân số nước ta hơn 80 triệu dân thì bình quân 45.000 dân có 1 ATM. Lượng ATM như vậy quá thấp nếu so với các quốc gia láng giềng (Trung Quốc: 19.000 dân/ATM, Singapore: 2.638 dân/ATM).

Hơn nữa, các máy ATM lại chỉ có khả năng phục vụ cho một nhóm nhỏ ngân hàng, chứ không có khả năng sử dụng chung cho nhiều ngân hàng như thực tế ở nhiều nước hiện nay, làm cho mạng lưới máy rút tiền tự động càng hạn chế phạm vi phục vụ. Với các thiết bị tại điểm bán (POS) cũng chung tình trạng như vậy.

+ Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt.

+ Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường, lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Điều này không chỉ làm tổn hại tới chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hoạt động dịch vụ thanh toán, mà còn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính bản thân ngân hàng và khách hàng, khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác.

+ Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ tập trung phát triển tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất. Thiếu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động mang tính chuyên nghiệp, phục vụ cho một số đối tượng, một số lĩnh vực hoặc vùng sâu, vùng xa, nông thôn và các địa phương có nền kinh tế kém phát triển.

+ Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với những giao dịch thanh toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch liên ngân hàng và liên tỉnh. Ngoài ra, một số phương tiện thanh toán khi sử dụng khách hàng còn phải trả thêm phụ phí so với việc sử dụng tiền mặt.

+ Hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù được cải thiện rất nhiều sau khi hoàn tất giai đoạn I của Dự án hiện đại hệ thống thanh toán, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Theo thiết kế ban đầu, hệ thống thanh toán liên ngân hàng có khả năng xử lý 4.500 giao dịch/ngày. Nhưng từ khi đi vào hoạt động đến này, hệ thống thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải với số lượng giao dịch bình quân lên tới 10.000 giao dịch/ngày.

– Thiếu sự liên kết giữa các ngành

Sự thiếu liên kết giữa các ngành cũng là một trở ngại không nhỏ cho giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Theo thống kê hiện ở nước ta, chưa đến 50% khách sạn có trang bị máy thanh toán thẻ; khoảng 10% số nhà hàng, 6% điểm bán vé máy bay… và chừng hơn 1% số siêu thị có dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ.

– Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử.

Nguồn: trithuccongdong.net

Các tìm kiếm liên quan: thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở việt nam hiện nay, luận văn thanh toán không dùng tiền mặt, tình hình sử dụng thẻ thanh toán ở việt nam, thanh toán không dùng tiền mặt là gì, thanh toán không dùng tiền mặt ở việt nam, tiểu luận thanh toán không dùng tiền mặt, 

Bình luận

1 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Linh Đan

Em đang làm luận văn về đề tài ” Tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
Linh Đan

Em đang làm luận văn về đề tài ” Tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch