Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái Niệm Và Các Hình Thức Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt

0/5 (0 đánh giá) 0 bình luận

 

Ngày nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến. Việc nắm bắt cụ thể những hình thức thanh toán này sẽ giúp bạn dễ dàng và thuận tiện hơn trong cuộc sống chi tiêu hàng ngày.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn những hình thức thanh toán không cần dùng tiền mặt phổ biến nhất cho bạn tham khảo và áp dụng.

1. Thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt?

Giống như cái tên của nó, hình thức thanh toán này chính là quá trình thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt lưu hành. Số tiền được dùng để thanh toán được ghi lại bằng giao dịch trong tài khoản tại ngân hàng. Số tiền chi tiêu hay thu về được chuyển trực tiếp từ tài khoản này sang tài khoản khác. 

Ảnh 1: Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?
Ảnh 1: Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Ngân hàng chính là đơn vị trung gian giúp thực hiện những giao dịch thanh toán không tiền mặt này. Đương nhiên, vì là đơn vị trung gian giúp thực hiện nên ngân hàng cũng sẽ tính phí giao dịch cho từng loại giao dịch khác nhau như giao dịch cùng ngân hàng, giao dịch liên ngân hàng.

Ưu điểm của loại hình thanh toán này đó là sự an toàn, thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Người dùng không còn phải lo lắng bị đánh cắp, thanh toán nhanh chóng mà không cần tiền mặt mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, nó cũng giúp giảm đi chi phí vận chuyển với số lượng tiền với giá trị quá lớn trong khoảng cách quá xa. 

2. Quy định thanh toán không dùng tiền mặt

2.1. Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật, Nghị định về thuế giá trị gia tăng

Để được khấu trừ thuế, Doanh nghiệp không dùng tiền mặt trong các trường hợp:

– Hóa đơn mua vào (bao gồm cả VAT) có giá trị trên 20 triệu.

– Nhiều hóa đơn của 1 nhà cung cấp được xuất trong cùng 1 ngày có giá trị trên 20 triệu

– Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 01/01/2014.

2.2. Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt

– Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

– Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 01/03/2014.

2.3. Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật, Nghị định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Để chi phí mua hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí được trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN), Doanh nghiệp không dùng tiền mặt trong các trường hợp:

– Hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả VAT), hóa đơn bán hàng có giá trị trên 20 triệu.

– Nhiều hóa đơn của một nhà cung cấp được xuất trong cùng một ngày (gồm hóa đơn gtgt và hóa đơn bán hàng) có giá trị trên 20 triệu.

– Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 02/08/2014

3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay

Nhìn chung, tại Việt Nam hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và được rất nhiều người áp dụng, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Với những địa phương kém phát triển hơn thì hình thức này cũng chiếm được nhiều cảm tình và tin tưởng nhờ vào thời gian thực hiện giao dịch nhanh, chi phí rẻ và đảm bảo an toàn.

Ảnh 2: Quy định thanh toán không dùng tiền mặt
Ảnh 2: Quy định thanh toán không dùng tiền mặt

Các hình thức thanh toán không dùng đến tiền mặt hiện nay bao gồm Internet banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking, ATM, Mastercard, Visa card, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua tài khoản cá nhân, thanh toán online… Trong đó, các hình thức séc thanh toán, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán, thư tín dụng nội địa là những hình thức được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

– Séc thanh toán: Chắc chắn ai cũng đã từng nghe đến những tấm séc, tuy nhiên không nhiều người có thể hiểu rõ ý nghĩa của những tấm séc này. Tấm séc thanh toán được sử dụng như một lệnh vô điều kiện thuộc về một người chủ tài khoản. 

Khi sử dụng tấm séc có nghĩa là người chủ ra lệnh cho ngân hàng trích một khoản tiền tương ứng ghi trên tấm séc để trả cho người có tên trên séc thanh toán hoặc người sở hữu tấm séc. Số tiền mà ngân hàng chuyển cho người nhận sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của người chủ tài khoản. 

– Ủy nhiệm chi: Khái niệm này nghe có vẻ khá xa lạ nhưng thực tế lại khá phổ biến tại Việt Nam. Ủy nhiệm chi là lệnh của người trả tiền ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình để chuyển cho tài khoản của chủ nợ. 

Đối với những nền kinh tế thị trường phát triển thì hình thức này khá phổ biến. Do đó mà không khó hiểu khi hình thức này lại thông dụng ở Việt Nam đến vậy. 

– Ủy nhiệm thu: Ngược lại với ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu là lệnh của người thụ hưởng ra lệnh cho ngân hàng thu tiền một số tiền nhất định từ người mua hàng. Hình thức thu tiền có thể bằng tiền mặt hoặc trừ trực tiếp vào tài khoản của người mua hàng, người sử dụng dịch vụ. 

– Thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán là thẻ mà chủ nhân của thẻ có thể sử dụng để rút tiền hoặc thanh toán các giao dịch chi tiêu hàng hòa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán. 

Thẻ thanh toán có thể do đơn vị thương mại phát hành cho khách hàng của mình hoặc những đơn vị trung gian phát hành. 

– Thư tín dụng nội địa: Thư tín dụng nội địa định nghĩa là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính nhằm cung cấp một sự đảm bảo trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư. 

4. Tình hình áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã đem lại những lợi ích to lớn cho toàn bộ nền kinh tế, cho các tổ chức doanh nghiệp cũng như cá nhân người sử dụng.

Ảnh 3: Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Ảnh 3: Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

– Đối với nền kinh tế thì hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã đem lại những lợi ích to lớn sau:

  • Thứ nhất, tiền mặt để trong két thì sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông nhưng để trong các ngân hàng thì sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. 
  • Thứ hai, quá trình thanh toán không dùng tiền mặt nhà nước giảm được các chi phí khi lưu thông tiền mặt. 
  • Thứ ba, việc thanh toán qua ngân hàng sẽ minh bạch thu – chi của các doanh nghiệp nên hạn chế được việc trốn lậu thuế. 
  • Thứ tư, thanh toán thông qua ngân hàng sẽ kiểm soát được các giao dịch qua đó ngăn chặn được hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm cũng như các quan chức tham nhũng.

– Đối với cá nhân người sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thì nó đem lại những lợi ích cơ bản sau:

  • Với một tài khoản ở ngân hàng thì mọi giao dịch được thực hiện thông qua bút tệ nên sẽ được đảm bảo an toàn, tránh tình trạng cướp giật, rơi mất. 
  • Sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng vẫn thanh toán cho khách hàng những hóa đơn mà quá số dư trong tài khoản ngân hàng của mình.
  • Thứ ba, khi hệ thống hạ tầng viễn thông phát triển thì các cá nhân có thể giao dịch qua internet, mobile,… mà không cần đến các cửa hàng hay siêu thị. 

Những khó khăn khi áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay:

– Do thói quen và nhận thức: Tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.

– Hạ tầng cơ sở và chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng: Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn nghèo nàn và kém hiệu quả. 

– Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. 

– Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến.

– Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với những giao dịch thanh toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch liên ngân hàng và liên tỉnh. 

– Thiếu sự liên kết giữa các ngành

– Hành lang pháp lý: Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện.

Trên đây là những nội dung cơ bản và chi tiết nhất về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Dù còn nhiều bất cập những đây vẫn là hình thức triển vọng trong tương lai.

Nếu bạn gặp khó khăn khi làm luận văn, khóa luận đề tài thanh toán không dùng tiền mặt hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ ngay hôm nay.

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế mang đến lợi ích gì?
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới nhất
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Quản lý nhà nước về du lịch: Cơ chế quản lý & giải pháp
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch