Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tải Trọn Bộ 9 Mẫu Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dân Tộc Xuất Sắc Nhất

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Việt Nam là nước gồm 54 dân tộc anh em, chính vì vậy luận văn quản lý nhà nước về dân tộc là chủ đề nghiên cứu được rất nhiều người lựa chọn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn 9 mẫu luận văn tiêu biểu và hơn 45 đề tài phong phú, phổ biến nhất. Nếu bạn đang băn khoăn làm như nào để có thể hoàn thành tốt, đạt điểm cao với bài luận văn thì đọc ngay nhé.

1. Luận văn quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Luận văn quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Luận văn quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình”

Tóm tắt nội dung:

Nằm ở vùng eo thắt của dải đất miền Trung, Quảng Bình là một tỉnh có điều kiện tự nhiên phức tạp và khí hậu khắc nghiệt. 

Ở Quảng Bình, trong những năm qua công tác dân tộc đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục.

Để góp phần giải quyết những tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới tác giả đã chọn đề tài này. Bài luận văn gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về công tác dân tộc
  • Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
  • Chương 3: Quan điểm, giải pháp tiếp tục hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1WIfTtXvk35zACduXy7gL06MixFX4ScKg/view?usp=sharing

2. Luận văn quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc

Luận văn quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc

Luận văn quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An’’

Tóm tắt nội dung:

Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa truyền thống dân tộc trên khắp cả nước, tạo điều kiện cho các vùng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc riêng.

Tác giả viết bài luận văn nhằm hoàn thành 3 nhiệm vụ:

  • Một là: Xây dựng cơ sở lý luận về văn hóa dân tộc Thái, quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái.
  • Hai là: Phân tích và đánh giá về văn hóa cộng đồng dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An và thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An hiện nay .
  • Ba là: Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1bvhzTobYIatVXOF1z7EID5eyF3yCc5Yo/view?usp=sharing

3. Luận văn quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số

Luận văn quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số

Luận văn quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì thành phố Hà Nội’’

Tóm tắt nội dung:

  • Trong bài luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì.
  • Phạm vi về không gian: Các dân tộc thiểu số sống quần cư ở vùng ven chân núi Tản gồm 7 xã miền núi của huyện Ba Vì gồm các xã: Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh, Minh Quang, Khánh Thượng, Vân Hòa, Yên Bài. Do đó, không gian nghiên cứu cũng tập trung vào địa bàn 7 xã này.
  • Phạm vi về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Ba Vì kể từ tháng 8/2008 đến nay (2017).
  • Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tổ chức bộ máy việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số…

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1gY54dVmfImpDcgwtfHiBRxEE6sKX3_FT/view?usp=sharing

4. Luận văn quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số

Luận văn quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số

Luận văn quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”

Tóm tắt nội dung:

Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trước những khó khăn bất cập chung của cả nước, Kiên Giang cũng là tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là công tác quản lý đào tạo nghề cho người DTTS lại càng khó khăn hơn.

Tác giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích thực trạng để làm bài luận văn. Bố cục bài gồm 3 chương chính:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận quản nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số.
  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang.
  • Chương 3: Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1Xrem8gPTJpfjcPHkc9rC1a2v6iWy_u3O/view?usp=sharing

5. Luận văn quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

Luận văn quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

Luận văn quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị’’

Tóm tắt nội dung:

Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước.

Tỉnh Quảng Trị trong những năm qua được sự quan tâm tập trung chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp đã tăng cường hơn đến công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề còn phải suy nghĩ và quan tâm.

Tác giả viết bài luận nhằm hoàn thành các mục tiêu:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói chung và thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng;
  • Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua;
  • Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1hXM3Q3MtNzwtK_QE_G6dTDG4WfheQgf_/view?usp=sharing

6. Mẫu luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo cho dân tộc thiểu số

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo cho dân tộc thiểu số

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo cho dân tộc thiểu số

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk’’

Tóm tắt nội dung:

  • Đối tượng nghiên cứu trong bài luận văn là lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cấp huyện.
  • Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2011 đến nay, đề xuất giải pháp cho thời gian tới.
  • Về địa bàn nghiên cứu: huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1GgehWqpeQC0v56AVMBwjQu2ghTDPvAlq/view?usp=sharing

7. Mẫu luận văn quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk’’

Tóm tắt nội dung:

  • Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và hệ thống quan điểm của Đảng về công tác phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS.
  • Phương pháp nghiên cứu: Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê, điều tra xã hội học (xây dựng 400 phiếu điều tra với 22 câu hỏi, khảo sát cho đối tượng là người đồng bào DTTS, phát ra 400 phiếu, thu vào 325 phiếu, sử dụng phương pháp phân tích thống kê).

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1nqw0uKF7_QZWa5drJHTWwAvSfM2sYUCX/view?usp=sharing

8. Mẫu luận văn quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc S'tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước”

Tóm tắt nội dung:

  • Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc đã tạo dựng cho mình một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Do tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, đã tác động và ảnh hưởng, làm cho văn hóa S'tiêng bị thất lạc và mai một dần.
  • Vấn đề đã và đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước ở Bình Phước là làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc S'tiêng nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước?

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1q0m0HavLLDBNFSgogTqqdsAQQpTRLTVu/view?usp=sharing

9. Mẫu luận văn quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Mẫu luận văn quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Tên đề tài: “Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Tóm tắt nội dung:

Thực tế cho thấy, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn trong việc góp phần cung cấp nội dung khoa học cho quá trình chủ động, tích cực tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng sinh viên người dân tộc thiểu số.

Chính vì vậy tác giả đã đi sâu nghiên cứu đề tài này và thể hiện qua 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  • Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1sc1Wdym3kfCSt9BbzlH8JDd6_P01J_U8/view?usp=sharing

10. Bộ 45 đề tài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc kiến nghị cho độc giả

Bộ 45 đề tài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc kiến nghị cho độc giả

Bộ 45 đề tài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc kiến nghị cho độc giả

  1. Luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”
  2. Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An
  3. Đề tài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam’’
  4. Quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam
  5. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
  6. Quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
  7. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
  8. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
  9. Luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Quản lý nhà nước về việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho người dân tộc thiểu số ở Gia Lai’’
  10. Cách quản lý nhà nước về dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững tại Bình Phước
  11. Quản lý nhà nước về các hoạt động của đồng bào dân tộc thiểu số tại thị xã Hà Tiên
  12. Giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
  13. Quản lý nhà nước về đời sống và công tác quản lý đối với dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên
  14. Đề tài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Quản lý nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng của các dân tộc’’
  15. Quản lý nhà nước về dân tộc tại Việt Nam từ năm 1975 đến nay
  16. Các nguyên tắc trong quản lý nhà nước về dân tộc
  17. Thực trạng và giải pháp khắc phục đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về dân tộc
  18. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên công tác quản lý nhà nước về dân tộc các cấp hiện nay tại Việt Nam
  19. Thực tiễn, lý luận công tác quản lý nhà nước về dân tộc ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
  20. Quản lý nhà nước về chính sách phát triển xã hội đối với các dân tộc tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
  21. Quản lý nhà nước về pháp luật đối với các dịch vụ văn hóa – xã hội trên địa bàn xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
  22. Quản lý nhà nước đối với việc giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc tại tỉnh Hải Dương
  23. Đề tài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Quản lý nhà nước đối với việc làm cho người dân tộc miền núi tại Hà Giang’’
  24. Quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  25. Lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc ít người tại tỉnh Sơn La
  26. Luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác dân tộc ở thị xã Trà Tập, tỉnh Quảng Nam’’
  27. Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước về dân tộc tại Thái Bình
  28. Luận văn quản lý nhà nước đối với dân tộc về thực hiện chính sách đổi mới trong kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh
  29. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi phía Bắc
  30. Hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nước về dân tộc ở Tây Nguyên
  31. Quản lý nhà nước về chính sách dân tộc thiểu số tại vùng Tây Bắc
  32. Thực hiện chính sách văn hóa cho đồng bào dân tộc ít người qua thực tiễn tại tỉnh Hòa Bình
  33. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc quản lý chính sách dân tộc
  34. Thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
  35. Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
  36. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
  37. Luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang’’
  38. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc ít người tại tỉnh Lâm Đồng
  39. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dân tộc thiểu số về đất đai tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
  40. Chính sách quản lý nhà nước đối với dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới theo chiến lược phát triển của đất nước
  41. Quản lý nhà nước về thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc tại địa bàn tỉnh Đồng Nai
  42. Thực hiện các chính sách văn hóa cho dân tộc thiểu số qua thực tiễn ở tỉnh Hòa Bình
  43. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
  44. Đề tài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện Võ Nhai”
  45. Quản lý nhà nước về dân tộc thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

>> Gợi ý thêm về đề tài luận văn quản lý nhà nước về đất đai.

11. Top 7 sai lầm mà bạn hay mắc phải khi làm bài

Top 7 sai lầm mà bạn hay mắc phải khi làm bài

Top 7 sai lầm mà bạn hay mắc phải khi làm bài

11.1. Chọn đề tài không phù hợp với bản thân

Sai lầm đầu tiên bạn cần chú ý là tránh chọn đề tài không phù hợp với bản thân. Mỗi một đề tài bạn sẽ cần thời gian dài nghiên cứu và đi sâu tìm tòi. Nên bạn cần chọn đề tài bạn thấy hứng thú, đúng chuyên ngành để bạn có thể tập trung và phát triển thêm kiến thức khi tiến hành nghiên cứu. 

11.2. Lời mở đầu không ấn tượng

Sai lầm thứ hai bạn có thể gặp chính là lời mở đầu không ấn tượng. Lời mở đầu sẽ là ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận được khi đọc bài luận văn của bạn. Một lời mở đầu thu hút sẽ khiến người đọc tò mò, thích thú và muốn đi tìm hiểu sâu hơn về bài luận văn. Phần này bạn cần vận dụng sáng tạo các câu từ để tạo sự lôi cuốn cho người đọc.

11.3. Chọn sai phương pháp nghiên cứu

Sai lầm thứ ba chính là chọn sai phương pháp nghiên cứu. Sai lầm này tương đối nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dữ liệu cũng như cách tiếp cận đối tượng, đề tài của bạn. Nếu chưa chắc chắn bạn có thể tham khảo thêm từ các nghiên cứu của các đề tài tương tự trước đó hoặc hỏi thêm giáo viên hướng dẫn. 

11.4. Số liệu thống kê không chính xác

Sai lầm thứ tư bạn cần lưu ý là tránh thu thập số liệu thống kê không chính xác. Số liệu không đúng sẽ dẫn đến bài luận văn của bạn thiếu sự chính xác, độ tin cậy thấp, không có tính thực tế nên bạn rất cần lưu ý.

11.5. Nguồn tham khảo không tin cậy

Sai lầm thứ năm là cần tránh tìm nguồn tham khảo không tin cậy. Nguồn tham khảo sẽ bổ sung thêm các thông tin cho bài luận văn nên nếu nguồn tham khảo không đáng tin cậy hoặc bị sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài luận văn, tạo ra các thông tin sai lệch cho người đọc.

11.6. Trình bày định dạng bài luận sai quy định

Sai lầm thứ sáu thường gặp phải là trình bày định dạng bài luận sai quy định. Mỗi trường sẽ có cách thức trình bày bài luận văn khác nhau. Bạn cần tìm hiểu rõ để trình bày một cách chính xác nhất, từ cấu trúc, bố cục đến font chữ, cỡ chữ, hoặc cách trình bày bảng biểu, đồ thị.

11.7. Giải pháp cho vấn đề không có tính khả thi

Sai lầm cuối cùng chính là giải pháp cho vấn đề không có tính khả thi. Đề xuất, kiến nghị về giải pháp cho vấn đề là phần vô cùng quan trọng được hội đồng quan tâm. Phần này sẽ cho thấy sự hiểu biết về vấn đề cũng như khả năng vận dụng vào thực tế của bạn. Khi đưa ra giải pháp bạn cần phân tích thực trạng, khả năng áp dụng để đảm bảo tính khả thi của giải pháp này.

Nếu bạn gặp khó khăn không biết cách thực hiện 1 bài luận văn? Hãy tham khảo ngay dịch vụ luận văn của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi khó khăn từ khi bắt đầu chọn đề tài đến khi bảo vệ luận văn, khóa luận. 

Trên đây Tri Thức Cộng Đồng đã gửi tới bạn những bài luận văn quản lý nhà nước về dân tộc hay nhất cùng link tải miễn phí cũng như 45 đề tài về lĩnh vực này và lưu ý 7 sai lầm cần tránh khi làm bài. Mong rằng các kiến thức bổ ích này sẽ giúp được nhiều cho bạn. Chúc các bạn hoàn thành tốt bài luận văn của mình. 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận