Danh sách đề tài tiểu luận quản lý nhà nước hay và mới nhất
Đối với các cán bộ công chức khi học đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước đều phải thực hiện bài tiểu luận quản lý nhà nước. Bài tiểu luận này đòi hỏi người viết cần nắm bắt và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã thu thập được sau khoa học nhằm giải quyết về tính huống, sự kiện thực thế khách quan được diễn ra trong đơn vị công tác. Bài viết hôm nay Tri Thức Cộng Đồng sẽ giới thiệu danh sách một số đề tài tiểu luận về quản lý nhà nước hay và mới nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài tiểu luận chất lượng nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.
Mục lục
1. Tiểu luận quản lý nhà nước là gì?
Tiểu luận quản lý nhà nước là một công trình nghiên cứu, mô tả về các tình huống, sự kiện thực tế khách quan được diễn ra trong đời sống xã hội. Nó đòi hỏi phía cán bộ, cơ quan, công chức có thẩm quyền và trách nhiệm sẽ xem xét và phân tích nhằm tìm ra phương án giải quyết được tốt nhất, giúp thực hiện về những chức năng và nhiệm vụ cơ bản của quản lý nhà nước.
Khi làm tiểu luận quản lý nhà nước, các bạn cần phải nắm bắt được cách vận dụng về kiến thức, kỹ năng của mình đã thu thập được sau một khóa đào tạo nhằm giải quyết các tình huống diễn ra tại đơn vị công tác. Đây là một bài luận bắt buộc các cán bộ công chức cần phải thực hiện và được Bộ Nội Vụ quy định.
2. Cấu trúc của bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
Thông thường một bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước sẽ có bố cục như sau:
Phần mở đầu
Ở phần này người viết cần nêu ra được những ý chính như:
+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
+ Mục tiêu nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu.
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Bố cục của bài tiểu luận.
Phần nội dung
Phần nội dung là quan trọng nhất của bài tiểu luận. Vì thế bạn cần trình bày cẩn thận và đầy đủ về các ý. Cụ thể như:
+ Mô tả về tình huống: Trình bày được về hoàn cảnh ra đời, sự xuất hiện của tình huống, mô tả tổng quát về tình huống.
+ Phân tích tình huống: Cần phải xác định về những mục tiêu xử lý tình huống, những cơ sở lý luận, nguyên nhân chủ quan, khách quan và hậu quả của tình huống.
+ Xử lý tình huống: Đề xuất và xây dựng những giải pháp nhằm xử lý tình huống.
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những phương pháp đã lựa chọn.
Kết luận và kiến nghị
Phần này bạn sẽ khái quát lại tính đúng đắn của phương pháp là cách thức giải quyết những vấn đề. Đồng thời nêu ra đóng góp về cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn của bài tiểu luận.
Tài liệu tham khảo
Chỉ ra những tài liệu tham khảo đã được đề cập tới trong bài tiểu luận.
3. Tham khảo 30 đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
Để bài tiểu luận quản lý nhà nước được tốt nhất bạn cần lựa chọn đề tài phù hợp. Dưới đây là danh sách đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước bạn có thể tham khảo.
- Khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Xử lý tình trạng sinh viên rút hồ sơ thôi học chuyển trường khác.
- Không đăng ký giấy khai sinh hậu quả và trách nhiệm sẽ thuộc về ai.
- Tình huống xử lý tình trạng sinh viên rút hồ sơ chuyển trường khác tại trường Đại học A.
- Giải quyết tranh chấp khiếu nại hành chính liên quan tới đất đai.
- Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại liên quan tới tranh chấp đất đai trên địa bàn quận A, thành phố Bình Dương.
- Xử lý tình huống về cân đối thu, chi ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội.
- Tiểu luận chuyên viên: Xử lý vi phạm pháp luật về vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Ban chỉ huy phòng, chống bão lũ huyện A tham mưu chi quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương sai mục đích theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành.
- Tiểu luận chuyên viên 2021: Tài phán hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.
- Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng.
- Tranh chấp bất động sản thừa kế là quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giải pháp giải quyết khiếu nại về tai nạn lao động.
- Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện A, tỉnh B.
- Giải quyết tranh chấp giữa tổ chức A với đơn vị B ở huyện Chương Mĩ trong lĩnh vực hoạt động internet.
- Chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các chủ thể tham gia thị trường và sự vận dụng trên địa bàn Hải Dương.
- Xử lý tình huống về cân đối thu, chi ngân sách nhà nước TP HCM.
- Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, Hà Nội.
- Xử lý vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn, lập bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng và vận chuyển vật liệu trên đê bao.
- Quản lý nhà nước về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang.
- Tiểu luận chuyên viên 2021: Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân và thái độ ứng xử của công chức Nhà nước.
- Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã A, huyện B, tỉnh Bình Định.
- Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn.
- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay.
- Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay.
- Tiền công và chính sách tiền lương.
- Quản lý nhà nước về thương hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Xử lý tình huống về những vấn đề có liên quan tới hỗ trợ gia đình khó khăn thuộc địa bàn huyện A, tỉnh B.
- Xử lý tình huống bắt giữ động vật hoang dã trái phép tại địa bàn Lạng Sơn.
Tham khảo: Quản lý nhà nước hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
4. Một số lưu ý khi chọn tên đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
Hiện nay kho đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước rất đa dạng và phong phú. Vì vậy các bạn cần cân nhắc lựa chọn tên đề tài sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn tên đề tài bạn nên biết:
+ Cần lựa chọn tên đề tài phù hợp và có sự liên quan tới lĩnh vực đang công tác và có ý nghĩa đối với quản lý nhà nước.
+ Tên đề tài phải dựa vào tính thực tế của các đơn vị, địa phương.
+ Lựa chọn đề tài với nhiều tình tiết hấp dẫn và có sự xung đột để thu hút người đọc.
+ Không nên chọn đề tài với quy mô quá rộng.
+ Không nên chọn tình huống đã diễn ra trong thời gian quá lâu và không còn ý nghĩa đối với thời điểm hiện tại.
Bài viết trên là một số thông tin có liên quan tới tiểu luận quản lý nhà nước mà Tri Thức Cộng Đồng muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn biết cách làm bài tiểu luận và lựa chọn được đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước phù hợp nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về đề cương tiểu luận môn quản trị nguồn nhân lực hãy liên hệ ngay cho Tri Thức Cộng Đồng theo hotline: 0946 88 33 50 hoặc email: ttcd.group@gmail.com để được giải đáp đáp chi tiết và nhanh chóng nhé. Chúc các bạn thành công.
1 bình luận
Sắp xếp: Mới nhất
14/01/2022
Cho mình xin mẫu tiểu luận quản lý nhà nước mới nhất dk k ạ
14/01/2022
Cho mình xin mẫu tiểu luận quản lý nhà nước mới nhất dk k ạ