Dịch vụ công là gì? Quản lý nhà nước về dịch vụ công hiện nay
Bài viết này đã giúp bạn giải quyết 2 vấn đề “dịch vụ công là gì” và “Quản lý nhà nước về dịch vụ công ở nước ta hiện nay”. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp những kinh nghiệm quốc tế và nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công. Hi vọng những kiến thức dưới đây có thể giúp bạn học tập tốt hơn.
Mục lục
1. Khái niệm dịch vụ công là gì?
Dịch vụ công là gì? Tiếng Anh là “public service”, dịch vụ công có mối quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Xét theo phương diện kinh tế học, dịch vụ công (hàng hóa công cộng) có một số đặc tính cơ bản như:
- Hàng hóa công cộng là một loại hàng hóa mà một khi đã được tạo ra thì rất khó có thể loại trừ một ai ra khỏi việc sử dụng nó;
- Việc tiêu dùng hàng hóa công cộng của người này sẽ không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác
- Đặc biệt, hàng hóa công cộng không thể vứt bỏ được, có nghĩa là ngay khi không được tiêu dùng nữa thì hàng hóa công cộng vẫn sẽ tồn tại. Hiểu đơn giản đơn, thì những hàng hóa nào mà có thể thỏa mãn cả ba đặc tính trên thì được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, còn những hàng hóa nào không thỏa mãn cả ba đặc tính trên sẽ được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy.
Theo Wikipedia định nghĩa thì: Dịch vụ công/dịch vụ công cộng là một dịch vụ nhằm phục vụ tất cả các thành viên của cộng đồng. Nó thường được chính phủ cung cấp cho những người sống trong phạm vi quyền hạn, trực tiếp (thông qua khu vực công) hoặc bằng cách cung cấp tài chính cho các dịch vụ.
2. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công là gì?
Dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do Nhà nước cung ứng và đây cũng là một chức năng vô cùng quan trọng của nhà nước đối với xã hội.
Xét trên phương diện lợi ích kinh tế, việc cung ứng dịch vụ công không mang lại nhiều lợi ích, vì vậy rất ít doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn ra để đầu tư. Hoạt động cung ứng dịch vụ công chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan ở mỗi quốc gia và thường xảy ra sự bất cập giữa một bên là cung về dịch vụ công mà đại diện là nhà nước, và một bên là cầu về dịch vụ công mà đại diện là đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội.
Trong quá trình cải cách nhà nước theo hướng gần dân hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công dân đang diễn ra hiện nay, một yêu cầu bức thiết đặt ra ở nhiều nước trên thế giới là nâng cao vai trò của nhà nước trong quản lý và cung ứng dịch vụ công. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công của một số nước trên thế giới và rút ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
Hiện nay Quản lý nhà nước về dịch vụ công là gì?
Chủ trương đổi mới quản lý dịch vụ công bao gồm một số nội dung chủ yếu gắn với nhau là:
- Đổi mới quản lý nhà nước đối với dịch vụ công theo hướng tách bạch sự nghiệp với hành chính.
- Đổi mới căn bản chế độ tài chính đối với dịch vụ công
- Xây dựng cơ chế trợ giúp đối tượng chính sách và người nghèo thụ hưởng dịch vụ công
- Thiết lập chế độ tự chủ, tự chịu trách nghiệm của tổ chức công lập cung ứng dịch vụ công.
Yêu cầu tách sự nghiệp khỏi hành chính cần được nhìn nhận tương tự như việc tác sản xuất kinh doanh ra khỏi hành chính – sự nghiệp từ những năm bắt đầu đổi mới. Từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, yêu cầu rất cơ bản là tách bạch chức năng quản lý hành chính kinh tế (vĩ mô) và chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh (vi mô), tách bạch chức năng kinh doanh và quản lý kinh doanh không phải của Nhà nước ra khỏi hệ thống hành chính.
Đối với khu vực sản xuất kinh doanh, chủ chương tách bạch quảng lý hành chính và quản lý inh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã đã được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước (bằng “kế hoạch 3 phần” trong công nghiệp và “khoán sản phẩm” trong nông nghiệp), đến nay về cơ ban đã được thực hiện và đang tiếp tục hoàn thiện. Đối với khu sự nghiệp thì việc tách bạch này bây giờ mới bắt đầu; chủ trương đã được khẳng định rõ trong các văn kiện của Đảng; những việc thể chế hóa các chủ trương đó, và nhất là việc đưa các chủ trương đó vào thực tế thì còn hạn chế và làm chưa được bao nhiêu.
3.Những kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công là gì?
- Giới hạn phương thức quản lý và cung ứng trực tiếp của nhà nước đối với một số loại dịch vụ công đặc thù
- Đa dạng hóa phương pháp quản lý dịch vụ công
- Xã hội hóa cung ứng một số loại dịch vụ công
- Xem xét tình trạng tài chính của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ công.
3 bình luận
Sắp xếp: Mới nhất
24/12/2019
Dear Nguyen Le Phuong Ha! Co chuyen gia bao rang nguon thu dich vu cong lay tu 4 nguon sau: (1) Tien thue do nguoi dan dong gop: (2) Tien thu tu cac loai thue dich vu; (3) Bao hiem y te, bao hiem xa hoi; (4) Cac khoan ho tro, dong gop tu cac to chuc, ca nhan trong va ngoai nuoc nhu va nuoc ngoai. Nhu vay, theo ban la da day du chua? Cam on ban nhieu.
24/12/2019
Dear Nguyen Le Phuong Ha! Co chuyen gia bao rang nguon thu dich vu cong lay tu 4 nguon sau: (1) Tien thue do nguoi dan dong gop: (2) Tien thu tu cac loai thue dich vu; (3) Bao hiem y te, bao hiem xa hoi; (4) Cac khoan ho tro, dong gop tu cac to chuc, ca nhan trong va ngoai nuoc nhu va nuoc ngoai. Nhu vay, theo ban la da day du chua? Cam on ban nhieu.
14/10/2019
Em đang làm đề tài " Quản lý dịch vụ công". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.
14/10/2019
Em đang làm đề tài " Quản lý dịch vụ công". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.
11/09/2019
Em đang làm luận văn về quản lý nhà nước về dịch vụ công nhưng hiện em chưa biết nên viết về đề tài gì với công ty này. Anh/ chị có thể gợi ý cho em k ạ?
11/09/2019
Em đang làm luận văn về quản lý nhà nước về dịch vụ công nhưng hiện em chưa biết nên viết về đề tài gì với công ty này. Anh/ chị có thể gợi ý cho em k ạ?