Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Phân tích, hướng dẫn chi tiết làm đề cương luận văn thạc sĩ quản lý đất đai

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Đất đai là một trong những tài nguyên quý và có giá trị nhất đối với con người. Do đó ngành quản lý đất đai luôn có độ hot đối với các bạn sinh viên. Để viết một bài luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai tốt chắc chắn không thể thiếu được một đề cương chuẩn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đề cương luận văn thạc sĩ quản lý đất đai chi tiết, rõ ràng nhất. 

Bài luận văn thạc sĩ với đề tài: “Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Vũ Thành Vinh.

1. Lời cam đoanLời cam đoan

Lời cam đoan 

  • Vai trò trong bài

Lời cam đoan có vai trò giúp bạn khẳng định rõ ràng bài luận văn này là do chính bạn viết, công trình nghiên cứu của chính bạn, không sao chép, đạo văn từ bất kỳ nguồn nào. Với một lời cam đoan đầy đủ ý nghĩa, súc tích sẽ giúp bạn khẳng định thêm giá trị của bài luận văn.

  • Mẹo viết

Mở đầu lời cam đoan bao giờ bạn cũng cần viết rõ xin cam đoan bản luận văn này là của chính bạn, không sao chép và kết thúc bằng sự chịu trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.

Phần này bạn nên viết ngắn gọn, đủ ý, không nên lan man.

2. Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

  • Vai trò trong bài

Lời cảm ơn là một phần mở đầu không thể thiếu trong bất kỳ bài luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai nào. Phần này có vai trò thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với người đã hướng dẫn, giúp đỡ mình hoàn thành bài luận này.

  • Mẹo viết

Trong phần này bạn cần viết một cách chân thành, bày tỏ hàm ý biết ơn tới thầy cô hướng dẫn, bạn bè, gia đình và những người đã giúp bạn hoàn thành bài luận văn. Đặc biết nhớ ghi rõ tên giáo viên hướng dẫn và đơn vị nghiên cứu.

3. Phần mở đầu

Phần mở đầu

Phần mở đầu

  • Câu dẫn vào các phần nhỏ

Trong phần mở đầu sẽ chia ra khoảng hai đến ba đoạn, bạn có thể tìm kiếm thêm cách viết câu mở đầu sao cho hấp dẫn người đọc. Ví dụ như: 

  • “Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai.”
  • “Chuyển quyền sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản của người sử dụng đất.”

3.1. Tính cấp thiết đề tài

  • Khi trình bày về tính cấp thiết đề tài, bạn cần đưa ra hoàn cảnh, vấn đề chung, sau đó dẫn dắt vào sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu
  • Ví dụ: “Phường Hoàng Văn Thụ là một trong những phường phát triển trọng điểm của thành phố Thái Nguyên. Việc quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luật. Để thấy được mặt tồn tại, yếu kém đó ta cần đánh giá, phân tích tình hình thực tế một cách khách quan. Xuất phát từ những vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài…”
  • Tính cấp thiết đề tài chính là lý do bạn chọn viết đề tài luận văn này. Trong phần này sẽ không có cấu trúc, logic khắt khe nào, bạn có thể viết theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp. 
  • Tuy nhiên bạn cần nói rõ: vai trò của đề tài, hạn chế của các nghiên cứu trước đây, tồn tại cần khắc phục của đơn vị, cơ quan, địa phương liên quan đến đề tài.

3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu người đọc sẽ có cái nhìn tổng quát về bài luận văn của bạn. Trong phần này bạn cần thể hiện sự phân tích, tổng hợp và so sánh với các tài liệu trước đây những vấn đề có liên quan tới đề tài của mình

Nội dung trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu gồm: trường phái lý thuyết của cơ sở lý luận nghiên cứu, bối cảnh của việc nghiên cứu và các yếu tố chính, phương pháp, kết quả và khoảng trống của nghiên cứu.

Để viết tốt phần này yêu cầu 4 yếu tố:

  • Thu thập tài liệu
  • Quản lý tài liệu các tài liệu đã tìm kiếm
  • Đọc lý thuyết của các nghiên cứu có cùng chủ đề
  • Viết tổng quan

3.3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là phần vô cùng quan trọng trong bài luận văn, nội dung của phần này sẽ thể hiện mục đích, ý nghĩa bạn muốn hướng tới khi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Sẽ có những mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể.

Khi viết mục tiêu nghiên cứu bạn cần đảm bảo 5 tiêu chuẩn theo “SMART”:

  • Specific: Rõ ràng, cụ thể
  • Measurable: Có thể đo lường được
  • Achievable: Có tính khả thi
  • Reasonable: Hợp lý, logic
  • Timely: trong thời gian cụ thể được quy định

3.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu chính là bản chất của sự việc, sự vật hay hiện tượng cần phân tích, đánh giá trong nghiên cứu. Bạn nên phân biệt rõ giữa khách thể và đối tượng. Về phạm vi nghiên cứu bạn cần xác định rõ phạm vi về thời gian và phạm vi về không gian. 
  • Khi viết phần này bạn cần lưu ý: ghi chép và hệ thống các nội dung một cách chi tiết khoa học, tập trung vào đề tài đã chọn và thu thập dữ liệu cẩn thận, đặt câu hỏi đi sâu vào đề tài. Khi thực hiện đủ các bước trên bạn sẽ xác định được chính xác đối tượng và phạm vi nghiên cứu, không bị lạc đề.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

  • Khi trình bày về phương pháp nghiên cứu bạn cần đưa ra các phương pháp cụ thể để thuyết phục người đọc bài luận văn của mình là logic, hợp lý, sẽ có đóng góp cho lĩnh vực đang nghiên cứu. 
  • Khi viết phần này bạn sẽ nêu ra tất cả các phương pháp mình sử dụng trong luận văn, nêu rõ khái niệm từng phương pháp và cách bạn vận dụng nó vào nghiên cứu của mình.

4. Chương 1

Chương 1

Chương 1

  • Nêu nội dung cần trình bày trong phần này

Thông thường trong chương 1 sẽ nêu khái quát về đề tài nghiên cứu. Mục đích của chương này giúp người đọc có hiểu biết rõ hơn về các khái niệm trong đề tài cũng như các đặc điểm, nội dung, và vai trò của các đối tượng trong đề tài.

  • Từ đó rút ra cách viết phần này

Trong phần này bạn cần chia nhỏ thành 3 phần để có thể viết cụ thể nhất. Phần 1 nếu về khái niệm của đối tượng trong đề tài, phần 2 nói về đặc điểm vai trò, phần 3 đưa ra các vấn đề có liên quan trực tiếp.

5. Chương 2

Chương 2

Chương 2

  • Nêu nội dung cần trình bày trong phần này

Trong chương 2 thường nêu về thực trạng và phân tích, đánh giá tình hình thực tế này. Nội dung phần này sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ nét nhất về những gì đang diễn ra trong phạm vi nghiên cứu.

  • Từ đó rút ra cách viết phần này

Thông thường khi viết phần này bạn có thể tách ra từ 2 đến 3 phần nhỏ nói về thực trạng thực tế, các khó khăn, tồn đọng và đưa ra phương pháp, đề xuất hướng giải quyết. Để ghi được điểm cao thì phần này bạn cần áp dụng các bảng biểu, sơ đồ và có nhiều số liệu cụ thể, chính xác.

6. Kết luận

Nội dung trong phần kết luận chủ yếu viết tóm tắt lại các vấn đề đã đưa ra ở trên. Lắng đọng lại cho người đọc kết quả nghiên cứu của bài luận văn.

Đề có một kết luận ấn tượng và thu hút, khi viết bạn có thể viết theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Trình bày lại một lần nữa luận điểm đã đưa ra bằng lối viết khác. Tránh sử dụng các từ như cuối cùng, tóm lại, kết thúc là, dễ gây nhàm chán cho người đọc.
  • Bước 2: Củng cố lại các luận điểm chính trong bài bằng vài câu ngắn, giúp người đọc nhớ lại một lần nữa vấn đề đã đưa ra trong luận văn.
  • Bước 3: Liên kết phần kết luận với đề tài một cách ấn tượng, tạo điểm nhấn cho người đọc.

Tham khảo ngay: [DOWNLOAD FREE] 10 mẫu luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước tặng kèm 40 đề tài

7. Danh mục tài liệu tham khảo

  • Trong danh mục này sẽ nêu ra tất cả các tài liệu bạn đã tham khảo cùng tác giả cũng như những trích dẫn mà bạn đã sử dụng trong bài luận văn.
  • Để rõ ràng mạch lạc, phần này bạn nêu trình bày theo số thứ tự đầu dòng và đi theo từng hình thức ví dụ nêu hết các văn bản liên quan rồi tới các trích dẫn rồi tới các tài liệu khác. Chứ không nêu đan xen các tài liệu khiến người đọc bị rối mắt.

Link tải đề cương chi tiết:

https://drive.google.com/file/d/1p4uL4bqPzBQ14lPAeUGnRBDl-JDyZCal/view?usp=sharing

Bài viết trên đã trình bày cụ thể về đề cương luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài luận văn của mình. Chúc các bạn có một bài luận văn với điểm số cao và đạt được nhiều bình luận tốt từ giáo viên, hội đồng giám khảo.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?