Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Quản lý nhà nước hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay

5/5 (4 đánh giá) 2 bình luận

Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng và không thể thiếu được ở bất kì xã hội nào. Quản lý Nhà nước giúp cho bộ máy của các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hoạt động nhịp nhàng, theo một khuôn khổ nhất định và có hiệu quả hơn. Bài viết xin chia sẻ lí thuyết về quản lí nhà nước hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam.

Quản lý nhà nước hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
Quản lý nhà nước hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay

1.Khái niệm và đặc điểm quản lí nhà nước

1.1. Khái niệm quản lí nhà nước

 Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực Nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực xã hội.

1.2. Đặc điểm quản lí nhà nước

+  Nhà nước là một thiết chế quyền lực, sẽ định ra các luật, pháp luật, nghị định , quyết định về tài chính, các chính sách, thuế, tiền tệ… Các luật, chính sách này không những bắt buộc các doanh nghiệp, dân cư phải theo mà còn tạo điều kiện môi trường để các doanh nghiệp hoạt động.

+  Nhà nước bỏ vốn vào các doanh nghiệp quan trọng, các khu vực công cộng, các kết cấu hạ tầng. Nhà nước là nguồn tài chính to lớn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, không chỉ tạo ra môi trường , hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động mà còn tạo cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho các ngành mới, khu vực mới có tầm quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+  Nhà nước cũng là người cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, là người quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát tất cả các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng. Trong kinh doanh kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp không thể thiếu nghiệp vụ tín dụng, không thể không chịu sự tác động của lưu thông tiền tệ, của sự cung ứng tài chính của Nhà nước. Ngoài ra còn trợ giá, bù lỗ, quy định giá…

+  Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành người tiêu dùng lớn nhất của đất nước. Những khoản chi của Nhà nước tạo thành sức mua bằng tiền to lớn và đòi hỏi những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường to lớn cho việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp. Trong bất cứ tình hình chế độ xã hội nào, sức mua cho chỉ tiêu ngân sách Nhà nước tạo ra là sức mua lớn nhất thị trường và là lực lượng tiêu thụ mạnh nhất.

+  Nhà nước là người có tư cách là quyền lực, thực hiện việc kiểm tra kiểm soát tài chính, kinh doanh, các hoạt động kinh tế xã hội trong đó có các hoạt động bảo hiểm. Những việc kinh doanh phạm pháp, những việc bê bối của các doanh nghiệp bảo hiểm…được Nhà nước xử lý theo pháp luật, đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân dân.

Trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta thì Nhà nước quản lý hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có hoạt động bảo hiểm là một tất yếu khách quan đồng thời đòi hỏi chủ quan xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta.

2. Bảo hiểm

2.1 Các khái niệm

+ Định nghĩa 1

Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít

+ Định nghĩa 2

Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

+ Định nghĩa 3

Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được

+ Khái niệm mang tính chung nhất

Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro các biến cố bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội diễn ra bình thường

2.2. Đặc điểm của bảo hiểm

+  Bảo hiểm là một hình thức dự trữ tài chính nhằm bù đắp và khắc phục những tổn thất thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh và đời sống con người khi những biến cố bất lợi xảy ra.

+  Phân phối của quỹ bảo hiểm không phải là sự phân phối đồng đều bình quân theo mức độ đóng góp.

+  Việc phân phối, sử dụng quỹ bảo hiểm không xác định trước được về quy mô, thời gian diễn ra.

2.3. Vai trò của bảo hiểm

+  Vai trò kinh tế :

–  Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư

–  Kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh tế

–  Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại giữa các nước

+  Vai trò xã hội:

–  Góp phần ngăn ngừa đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn, xã hội trật tự hơn.

–  Tạo thêm công ăn việc làm cho ngườ lao động, tạo nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội.

–  Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế xã hội

2.4. Các hình thức bảo hiểm

Tùy vào tiêu thức phân loại mà có những cách phân chia ra các hình

thức bảo hiểm khác nhau, nhóm 2 sẽ tập trung vào 2 hình thức bảo hiểm là: Bảo hiểm kinh doanh và bảo hiểm xã hội

+  Bảo hiểm kinh doanh

–  Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra.

–  Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.

+  Bảo hiểm xã hội :

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.

3. Quản lí nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm

3.1. Bảo hiểm xã hội

+  Bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với từng đối tượng, từng loại doanh nghiệp (cứ doanh nghiệp sử dụng 10 người lao động trở lên) để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm thích hợp

+  Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước bằng chính sách, pháp luật, chế độ…

+  Ban hành hệ thống pháp lệnh làm chuẩn mực pháp lý cho các loại hình bảo hiểm:

–  Quy định điều kiện bắt buộc và thủ tục hành chính cho sự ra đời và hoạt động của cơ quan bảo hiểm.

–  Quy định về chế độ và thủ tục về bảo hiểm và thực hiện bảo hiểm

–  Quy định về cơ chế hoạt động của cơ quan bảo hiểm, chẳng hạn quy định mức dự trữ cần thiết, cơ chế đầu tư phát triển quỹ bảo hiểm

+  Thống nhất quản lý bảo hiểm từ trung ương đến cơ sở thông qua hệ thống lao động thương binh xã hội. Thống nhất về chế độ, mức chi trả, hình thức, phương pháp tính toán. Chế độ bảo hiểm xã hội ở nước ta phản ánh bản chất tốt đẹp của nhà nước xã hội chủ nghĩa

+  Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hợp đồng bảo hiểm, lành mạnh hoá hợp đồng bảo hiểm

+  Tổ chức  quản lí nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội

+  Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền và trách nhiệm sau đây:

–  Về quyền hạn

Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định để quản lý việc thu, chi bảo hiểm xã hội và xác nhận đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; tổ chức phương thức quản lý bảo hiểm xã hội để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm có hiệu quả; tuyên truyền vận động để mọi người tham gia thực hiện bảo hiểm xã hội; từ chối việc chi trả bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá làm giả hồ sơ tài liệu.

–  Về trách nhiệm

Tổ chức thu, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội đúng quy định; thực hiện đúng chế độ, điều lệ bảo hiểm xã hội của nhà nước; tổ chức việc trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ thuận tiện; giải quyết các tranh chấp, khiếu lại về bảo hiểm xã hội; thông báo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động và người lao động.

Tìm hiểu: Vai trò của quản lý nhà nước

3.2.  Bảo hiểm kinh doanh

Nội dung quản lý hoạt động KDBH của Nhà nước vừa đảm bảo quản lý, xử lý chặt chẽ những vấn đề đã, đang và sẽ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa đảm bảo tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNBH và thị trường bảo hiểm phát triển. Điều 120 Luật  KDBH quy định: “Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm kinh doanh bao gồm:

+  Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp Luật  về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

+  Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

+  Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;

+  Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;

+  Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;

+  Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

+  Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;

+  Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

+  Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;

+  Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp Luật  về kinh doanh bảo hiểm

Tham khảo: Đề tài tiểu luận quản lý nhà nước

Các tìm kiếm liên quan: cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, đặc điểm của bảo hiểm, phân loại bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm ở việt nam, đặc điểm của quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở việt nam, vai trò của bảo hiểm, luận văn quản lý chi bảo hiểm xã hội, đặc điểm của bảo hiểm xã hội, bản chất của bảo hiểm xã hội, …

Bình luận

2 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

D
Lê Tiến Dũng

Tôi đang làm đề tài tiểu luận về "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay" cho xin tài liệu với ạ.

reply Trả lời
D
Lê Tiến Dũng

Tôi đang làm đề tài tiểu luận về "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay" cho xin tài liệu với ạ.

reply Trả lời
T
Đoàn Trang

Em đang làm luận văn về đề tài ” Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta hiện nay” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
T
Đoàn Trang

Em đang làm luận văn về đề tài ” Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta hiện nay” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF