Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Giải Đáp Mọi Thắc Mắc Về Học Cao Học Chi Tiết Nhất 2021

0/5 (0 đánh giá) 0 bình luận

Theo đuổi con đường học vấn tiếp tục sau đại học đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Nó không chỉ giúp mở mang thêm kiến thức, tầm hiểu biết của mỗi người mà còn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn hơn. Chính vì lẽ đó, học cao học đã trở nên hết sức phổ biến. Vậy hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu học cao học là gì, có nên học hay không… qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan khái niệm

Do nhu cầu hiện nay về tri thức và trình độ chuyên môn công việc ngày càng cao, khiến đại đa số người học muốn tiếp tục trau dồi kiến thức ở những bậc cao hơn sau đại học - cao đẳng. Quá trình học liên thông lên bậc cao hơn sau đại học được gọi là cao học. Sau đây sẽ là khái niệm cụ thể:

1.1. Cao học là gì?

“Cao học dùng để chỉ trình độ học vấn sau Cao đẳng - Đại học nhưng dưới cấp bậc Tiến sĩ. Học cao học thường mất từ 1 - 3 năm để hoàn thành, còn phụ thuộc vào việc học tập trung toàn thời gian hay bán thời gian” (Hasna Haidar, 2020). 

Cao học là gì?

Cao học là gì?

Cao học là môi trường rất tốt giúp bổ sung kiến thức, đồng thời cung cấp kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với quá trình cọ xát thực tế nhằm nâng cao hiệu quả học tập  cho người học. Tức là bạn sẽ có một cái nhìn chuyên sâu hơn, tường tận mọi vấn đề hơn so với khi học Đại học.

Nói một cách đơn giản hơn, nếu như ở bậc Đại học bạn chỉ được dạy cách phải làm gì thì ở bậc Cao học bạn sẽ được cung cấp lý do tại sao phải làm việc đó. Ngoài việc giúp bạn đào sâu kiến thức, Cao học còn giúp bạn giải thích được những vấn đề mà ở bậc Đại học chưa thể thực hiện được.

1.2. Học cao học là gì?

Học cao học hay còn được gọi là học thạc sĩ, là bậc học sau đại học, dành cho các bạn sinh viên sau khi đã tốt nghiệp nhưng vẫn muốn tiếp tục nâng cao bằng cấp của mình (Nguyễn Ngọc Ngạn, 2020). 

Sinh viên tốt nghiệp bằng cao học cần có:

  • Kiến thức nâng cao chuyên biệt về lĩnh vực theo học
  • Thể hiện được trình độ và kỹ năng liên kết giữa lý thuyết và ứng dụng thực tế

Học cao học chính là một cơ hội tuyệt vời cho mỗi sinh viên sau khi kết thúc 4 năm đại học. Nhưng để có được tấm bằng thạc sĩ trong tay là một quá trình gian nan. Bạn phải trải qua đợt thi xét duyệt đầu vào, sau đó là quá trình nghiên cứu và bảo vệ đề tài luận văn thạc sĩ khắt khe thì mới có được tấm bằng thạc sĩ mong ước.

Tuy vậy, trái ngọt bạn kiếm được từ tấm bằng này cũng hết sức đáng lưu ý. Vì ở Việt Nam, mỗi công việc đều có một chức vụ riêng, mà bằng cấp càng cao thì chức vụ càng lớn, và tiền lương cũng càng nhiều

2. Ngành học cao học thạc sĩ phổ biến nhất

Có một tấm bằng thạc sĩ sẽ đem lại cho sinh viên vừa tốt nghiệp có rất nhiều lợi ích vừa về mặt học thuật cũng như vừa về mặt công việc. Tuy nhiên, học cao học cũng khiến người học phải đứng trước “mênh mông” lựa chọn bởi vô số các nhóm ngành cao học. 

Các ngành cao học thạc sĩ phổ biến

Các ngành cao học thạc sĩ phổ biến

Để giúp bạn không bị bối rối, Tri Thức Cộng Đồng sẽ nêu ra những điểm nổi bật nhất của mỗi chuyên ngành để bạn cùng tham khảo và tìm hiểu. 

  • Nghiên cứu kinh doanh: Nếu bạn muốn trang bị cho những kỹ năng và kiến thức trên chặng đường kinh doanh, thì bạn nên tham khảo các chuyên ngành như Kinh doanh quốc tế, Thương mại, Marketing, Logistic…

Các top trường nổi tiếng về ngành ở Hà Nội: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng…

Các top trường nổi tiếng đào tạo chuyên ngành ở TP. HCM: Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngoại thương - Cơ sở phía Nam...

  • Nghiên cứu Quản lý: Quản lý là lĩnh vực để nghiên cứu các hoạt động lãnh đạo và cầm quyền trong các công ty hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung. Một số chuyên ngành học trong lĩnh vực quản lý như Quản trị kinh doanh, Quản lý công, Quản lý hành chính…

Một số trường đại học đào tạo chuyên ngành uy tín ở Hà Nội như Đại học Ngoại thương, Đại học Nội vụ Hà Nội, Học viện Tài chính...

  • Khoa học xã hội, khoa học Chính trị: Ngành học này giúp bạn hiểu hơn về sự tương tác giữa các đối tượng, con người trong Xã hội. Các chuyên ngành thường được giảng dạy phổ biến như: Khoa học xã hội, Xã hội học, Công tác xã hội…

Các trường đào tạo chuyên ngành nổi tiếng ở TP.HCM: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, Đại học Hoa Sen...

  • Nghiên cứu kinh tế: Cho đến thời điểm hiện tại, ngành kinh tế vẫn là một trong những ngành hot nhất và phổ biến nhất, bởi vì cơ hội việc làm của ngành này không bao giờ là thấp. Một số nhóm ngành phổ biến có thể kể đến như: Tài Chính ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế công…

Số lượng người có mong muốn học cao học theo ngành nghiên cứu kinh tế rất lớn, tuy nhiên nhiều người còn thắc mắc học cao học kinh tế ở đâu. Bạn có thể tham khảo các trường đào tạo kinh tế top đầu cả nước như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc gia

  • Giáo dục, giảng dạy: Ngành giúp bạn trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển và học hỏi tri thức cho bản thân cũng như cung cấp kiến thức cho người học thông qua quá trình bồi dưỡng “đứng lớp” trong trường.

Bạn có thể đăng ký học cao học giáo dục tại các trường như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Huế…

  • Nhân văn học, thần học: Một ngành giúp người học bồi dưỡng thêm khả năng tư duy cũng như những hiểu biết lịch sử quan trọng. Các vấn đề ngành học nghiên cứu trải dài trên nhiều lĩnh vực như Văn chương, Nghệ thuật, Triết học và Khoa học xã hội…

Người học có thể tìm hiểu thông tin về các trường muốn theo học chuyên ngành tại Hà Nội như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Mở Hà Nội…

Hoặc tại TP. Hồ Chí Minh như Đại học Tin Lành Việt Nam, Học viện Công giáo...

  • Nghiên cứu Kỹ thuật: Học viên tìm hiểu về các ứng dụng thực tế và sáng tạo của Toán học và các ngành Khoa học khác trong việc thiết kế, phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng. Danh sách các ngành học như Kỹ thuật. Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí Hóa chất và Vật liệu, Cơ điện tử...
  • Nghiên cứu Công nghệ: Một ngành vô cùng nóng trong những năm gần đây bởi nhu cầu về nhân lực lớn, tỷ lệ mức lương cũng rất khả quan. Ngành học nghiên cứu bổ sung các thông tin về tin học ứng dụng, hệ thống thông tin phần mềm... Một số chuyên ngành nổi bật: Khoa học máy tính, Công nghệ Thông tin, Tin học ứng dụng…

Với số lượng chuyên ngành đa dạng, khối lượng mỗi chuyên ngành lớn, khiến nhiều người học còn bối rối khi viết luận văn thạc sĩ cuối khóa. Tri Thức Cộng Đồng đang cung cấp Dịch vụ viết luận văn cao học đảm bảo chất lượng tốt, hiệu quả và đạt điểm cao cho người học.

3. Học phí cao học

Học phí học cao học

Học phí học cao học

Học cao học sẽ có thời gian kéo dài từ khoảng 1,5 - 2 năm. Tuy thời lượng ngắn, nhưng mức chi phí cho việc học này cũng không thua kém học phí trong 4 năm đại học. Bởi vì chi phí cho một tín chỉ thường đắt gấp đôi so với các tín chỉ ở bậc đại học. 

Nhưng học phí nhỉnh hơn một chút của bậc học cao học này cũng hết sức hợp lý, vì chất lượng của tấm bằng thạc sĩ bạn có được sau khi kết thúc quá trình học tập sẽ phản ánh thực chất bằng thu nhập của bạn. 

Mỗi người sẽ có cho mình những định hướng về việc học cao học khác nhau. Ví dụ có người sau khi tốt nghiệp đại học xong sẽ xin học bổng để đi học cao học tại nước ngoài, nhưng có người lại mong muốn tiếp tục theo học tại môi trường trong nước. 

Thực tế, chi phí cho việc học cao học ở nước ngoài tốn kém hơn nhiều so với việc học cao học ở trong nước. Tuy nhiên, người Việt Nam ta vẫn hay đề cao việc được học tập ở nước ngoài, nên nhiều người thường có xu hướng xin học bổng để giúp tiết kiệm chi phí.

Sau đây, Tri Thức Cộng Đồng xin chia sẻ một vài hiểu biết về chi phí học cao học như sau:

  • Trong nước: Học phí dao động từ 30.000.000 - 50.000.000 VNĐ/ năm.
  • Nước ngoài: Học phí cho một năm cao học ở nước ngoài dao động từ 3.570 - 38.000$, còn chi phí sinh hoạt (nhà ở, sách vở…) từ 8.400 - 14.000$ / năm. 

Bên cạnh đó, người học còn có thể đi làm thêm để hỗ trợ một phần cho học phí, bởi vậy bạn không cần lo lắng quá nhiều về chi phí dành cho việc học tập. 

4. Có nên học cao học

Có nên học cao học

Có nên học cao học

Nhiều người còn khá băn khoăn về quyết định có nên học cao học không. Không chỉ đánh đổi bằng tiền bạc, mà còn bằng thời gian học tập để đạt được tấm bằng thạc sĩ đáng mơ ước. Vậy thì tham khảo những chia sẻ hữu ích sau đây:

4.1. Lợi ích

Học cao học mang đến cho bạn một tương lai rộng mở hơn, có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Cụ thể như:

  • Mối quan hệ: Trong quá trình làm việc, người học sẽ được tiếp xúc với các giảng viên có kinh nghiệm trong nhiều doanh nghiệp lớn. Ngoài việc được giúp đỡ học tập, học viên có thể mở rộng mối quan hệ để giúp đỡ bạn trong công việc sau này.
  • Kiến thức: Các chương trình cao học sẽ giúp bạn nâng cao trình độ kiến thức chuyên sâu hơn về ngành nghề bạn đang theo đuổi, đồng thời có cơ hội sở hữu tấm bằng cao học rất giá trị.
  • Công việc: Sở hữu một tấm bằng thạc sĩ giúp bạn trở nên nổi bật hơn trong đám đông. Với tấm bằng cao học, bạn sẽ có cơ hội tìm được công việc với mức lương cao và vị trí tốt trong doanh nghiệp.
  • Danh tiếng: Chắc hẳn ai cũng sẽ rất tự hào khi tên mình được viết trong bất kỳ văn bản nào cũng kèm theo học vị Thạc sĩ (ThS) ở phía trước. Tấm bằng Thạc sĩ mang đến danh tiếng và vị thế cho người học trong xã hội. 

4.2. Khó khăn khi học cao học

Tuy lợi ích là thế, nhưng đâu có “con đường nào cũng phủ đầy hoa hồng”. Để đạt được những đỉnh cao trong công việc và cuộc sống như thế, học viên cũng phải trải qua một vài điểm khó khăn như:

  • Thời gian: Gặp khó khăn để phân chia thời gian cho việc vừa học vừa làm khi có thể xảy ra những việc phát sinh đột xuất trong công việc làm ảnh hưởng đến học tập.
  • Chương trình học: Không thể phủ nhận rằng môn học này đòi hỏi rất cao, các giảng viên đòi hỏi rất khắt khe cho việc sáng tạo. Chương trình học bậc cao thường “khó” hơn nên học viên cũng cần có sự đầu tư vào trong môn học.
  • Chi phí học: Chi phí theo học cao học không phải nhỏ. Không những thế người học còn phải đánh đổi bằng chi phí cơ hội thời gian, chi phí đi lại...

Tuy nhiên, so với những lợi ích khi đạt được tấm bằng thạc sĩ thì Trung tâm tin chắc những khó khăn trên sẽ không là quá sức với bạn.

Như vậy, những chia sẻ của Trung tâm về một số ngành học cũng như học phí khi theo học bậc cao học. Việc học này liên quan trực tiếp đến tương lai và sự nghiệp của chính cá nhân bạn, nên cho dù thế nào đi nữa, bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu và định hướng của mình nhất. Do đó hãy cẩn trọng trong quá trình ra quyết định của bản thân mình để đưa ra lựa chọn đúng nhất. Chúc các bạn thành công!

Tài liệu tham khảo:

  1. Haidar, H. (2020, April 15). What is a Master’s Degree? Top Universities.
  2. Nguyễn Ngọc Ngạn. (2020). Bàn về chuyện học sau đại học. NSX Tuổi trẻ. Hà Nội.
Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận