Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Hệ Số cronbach's alpha SPSS: Định Nghĩa, Các Bước, Lỗi Thường Gặp

4/5 (3 đánh giá) 0 bình luận

Trong các bài luận văn, luận án, việc xây dựng một thang đo chi tiết bao gồm nhiều chỉ báo là điều phải chú trọng. Một thang đo phức tạp như vậy nên việc kiểm tra độ tin cậy của thang đó là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong nghiên cứu định lượng. Kiểm định độ tin cậy thường gắn với hệ số Cronbach Alpha SPSS và được ứng dụng rất nhiều. Trong bài viết này, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu nhé!

1. Định nghĩa hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của mỗi thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. “Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định nhằm đo độ tin cậy của thang đo bằng cách phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Quy tắc chung: Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,80 là tốt ,Cronbach's alpha ≈ 0,70 đáng xem xét, hoặc Cronbach’s Alpha ≤ 0,5 không được chấp nhận...

Nhìn chung, hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên chỉ cần hệ số này lớn hơn 0,7 là thang đo đã được chấp nhận (Nunnally & Burnstein, 1994)

Tham khảo:

2. Ví dụ về Cronbach’s Alpha

Lấy ví dụ về dữ liệu cần phân tích trong một bài luận văn là “Mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của trường ĐH Kinh tế - Đại học Mở Hà Nội”. 

Thực tế trong bài luận văn, giá trị chất lượng của dịch vụ đào tạo tại trường ĐH Kinh tế bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Nhưng do bản chất xem xét tính tương quan giữa các biến trong một nhân tố, nên chúng ta chỉ xem xét việc tính toán Cronbach Alpha với các mục câu hỏi của một khía cạnh trong dịch vụ, đó là giá trị chức năng (GTCN).

Các câu hỏi liên quan đến đo lường nhân tố khía cạnh chức năng như sau:

Nhân tố phân tích Cronbach’s Alpha

Nhân tố phân tích Cronbach’s Alpha

Để xác định xem các câu hỏi đã nêu trên có thể đo lường “một cách đáng tin cậy” hay không, thử nghiệm kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đã được tiến hành. 

Tri Thức Cộng Đồng lưu ý, trong quá trình tiến hành chạy kiểm định Cronbach's Alpha có thể gặp một số lỗi hoặc sai một số thao tác khiến kết quả trả về không như ý. Để hỗ trợ bạn, Trung tâm cung cấp gói dịch vụ chạy SPSS thuê - một giải pháp giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả. 

3. Cách chạy Cronbach’s Alpha trong spss với 4 bước

Để thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trong SPSS, ta thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1: Trên thanh Menu của SPSS, chọn Analyze → Scale → Reliability Analysis

Chọn phân tích độ tin cậy

Chọn phân tích độ tin cậy

Bước 2: Kéo các biến quan sát cần kiểm định trong một nhân tố vào mục Items bên phải bằng chuột hoặc mũi tên ở giữa, sau đó nhấn Statistics

Kéo thả các biến quan sát

Kéo thả các biến quan sát

Bước 3: Cửa sổ tùy chọn Statistics được mở ra, tích vào các mục theo như hình dưới đây, sau đó tiếp tục chọn Continue

Chọn trong hộp thoại Statistics

Chọn trong hộp thoại Statistics

Bước 4: Cửa sổ Reliability Analysis được trỏ về, SPSS quay về màn hình cũ và tại đây, nhấp OK để phần mềm khởi chạy kết quả 

Cửa sổ Reliability Analysis trở về

Cửa sổ Reliability Analysis trở về

4. Đọc kết quả đầu ra

Để giải thích được kết quả trả về, bạn phải nắm vững quy tắc của George và Mallery (2003) để xác định độ tin cậy như sau:

  • Lớn hơn 0,9: thang đo xuất sắc
  • Từ 0,8 đến 0,9: thang đo tốt
  • Từ 0,7 đến 0,8: thang đo sử dụng được
  • Từ 0,6 đến 0,7: thang đo sử dụng trong trường hợp là khái niệm nghiên cứu mới hoặc trong bối cảnh nghiên cứu mới
  • Từ 0,5 đến 0,6: thang đo kém, cần xem xét lại
  • Nhỏ hơn 0,5: thang đo không được chấp nhận
Quy tắc chung hệ số Cronbach’s Alpha

Quy tắc chung hệ số Cronbach’s Alpha

Ghi chú: 

  • Hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0 đến 1
  • Hệ số càng gần 1 thì mức độ nhất quán bên trong của các biến trong thang đo càng lớn

Trong ví dụ trên, sau khi khởi chạy thì kết quả thu về như sau:

Kết quả kiểm định độ tin cậy

Kết quả kiểm định độ tin cậy

Dựa vào quy tắc được đề cập ở trên, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.935 (lớn hơn 0.9), chứng tỏ thang đo lường rất tốt.

Đồng thời, kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item - Total Correlation > 0.3) và không có biến nào có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng, chứng tỏ các biến đều đạt chất lượng tốt. 

Sau khi xác định độ tin cậy của thang đo, bước tiếp theo ngoài việc phân tích nhân tố khám phá EFA thì người sử dụng SPSS còn cần phân tích hệ số tương quan Pearson nhằm đánh giá mối liên hệ giữa các biến cần nghiên cứu.

5. Lỗi thường gặp khi phân tích

Đối với hầu hết những ai chưa làm quen với SPSS, đa số đều còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ khi thao tác thực hiện phân tích, đặc biệt là bước đầu phân tích hệ số Cronbach’s Alpha. Dưới đây là tổng hợp một vài lỗi thường gặp và cách khắc phục từ Tri Thức Cộng Đồng. 

5.1. Cronbach’s Alpha bị âm

Đặt vấn đề: 

Khi phân tích Cronbach’s Alpha, giá trị hệ số này âm sẽ được hệ thống báo lỗi dưới bảng Reliability Statistics với nội dung là cảnh báo như hình dưới.

Hệ số Cronbach’s Alpha bị âm

Hệ số Cronbach’s Alpha bị âm

Nghĩa là: “Giá trị âm do chỉ số trung bình hiệp phương sai giữa các biến quan sát âm. Giả thiết đặt ra là do độ tin cậy của thang đo không đúng. Bạn nên kiểm tra lại các biến.”

Cách khắc phục:

Vấn đề này có nguyên nhân bắt nguồn từ bảng câu hỏi hoặc đối tượng khảo sát. 

  • Bảng khảo sát: Cần kiểm tra lại bảng câu hỏi vì giá trị Cronbach’s Alpha bị âm có thể từ việc thiết kế các biến quan sát bên trong nhân tố không hợp lý. Chinh sửa lại các câu hỏi sao cho hợp lý, tham khảo thêm ý kiến giảng viên hướng dẫn.
  • Đối tượng khảo sát: Đây là lý do đến từ yếu tố bên ngoài nên rất khó kiểm soát. Khi lập bảng khảo sát, phần mở đầu cần nêu bật được lợi ích mà người được khảo sát sẽ giúp ích được cho bạn. Ngoài ra, người tiến hành phân tích cũng nên lọc cẩn thận các phiếu trả lời hợp lý trước khi bắt đầu tiến hành.

5.2. Hệ số Cronbach’s Alpha thấp

Đặt vấn đề:

Nếu giá trị hệ số Cronbach’s Alpha quá thấp, cụ thể là < 0,7, chứng tỏ độ tin cậy của thang đo còn kém, dẫn đến tính xác thực thấp khiến thang đo khó được chấp nhận. 

Một số nguyên nhân dẫn đến hệ số Cronbach’s Alpha thấp có thể kể đến như:

  • Số liệu thu thập: Không đảm bảo tính trung thực, có thể do người được khảo sát đánh giá một cách cẩu thả làm chênh lệch hệ số Cronbach’s Alpha với thực tế.
  • Nội dung câu hỏi: Trong quá trình thiết kế câu hỏi còn chưa phù hợp, tính nhất quán không theo một chiều khiến kết quả bị đảo ngược.

Cách khắc phục: 

  • Cách 1: Loại bỏ những câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) bé hơn 0.3. Ví dụ như trong trường hợp dưới, nếu xóa biến DAMBAO2 thì hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0,716.
Loại bỏ biến có hệ số Cronbach Alpha thấp

Loại bỏ biến có hệ số Cronbach Alpha thấp

  • Cách 2: Khảo sát thêm hoặc bớt số liệu để đa dạng số mẫu. Ví dụ: Nếu bạn đang chạy 200 mẫu, bạn có thể xem xét lọc bớt 50 mẫu, để lại 150 mẫu và thực hiện kiểm định lại.

Trên đây là toàn bộ kiến thức, ví dụ cũng như các bước làm liên quan đến kiểm định độ tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha SPSS. Trong quá trình tiến hành chạy kiểm định, nếu có bất cứ vướng mắc nào, hãy liên hệ với dịch vụ hỗ trợ chạy SPSS thuê từ Tri Thức Cộng Đồng. Đảm bảo bạn sẽ vô cùng hài lòng về dịch vụ từ Trung tâm. Chúc bạn đạt điểm cao trong bài làm của mình. 

Tài liệu tham khảo:

1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – tập 1 và 2, NXB Hồng Đức.

2. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H. (1994) The Assessment of Reliability. Psychometric Theory, 3, 248-292.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước