Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

5/5 (15 đánh giá) 2 bình luận

Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu: từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật…..

1. Khái niệm Ngân sách nhà nước

Ngân sách Nhà nước là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của Nhà nước do hiến pháp quy định. Đó là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia.

Ngân sách Nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước. Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế.

Theo luật ngân sách của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 30/6/1996 thì “ Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu: từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước và bao gồm các khoản chi: chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động bộ máy Nhà nước, chi trả của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

2. Vai trò của Ngân sách nhà nước

Vai trò của Ngân sách nhà nước
Vai trò của Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước. Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có vai trò quyết định sự phát triển của nền KT-XH. Vai trò của Ngân sách nhà nước được xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể. Phát huy vai trò của Ngân sách nhà nước như thế nào là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành, lãnh đạo của Nhà nước.

Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Ngân sách nhà nước có các vai trò chủ yếu sau:

– Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước. Đó là vai trò truyền thống của Ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh tế. Nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

– Thứ hai, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng Ngân sách nhà nước như là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn định KT-XH.

Muốn thực hiện tốt vai trò này Ngân sách nhà nước phải có quy mô đủ lớn để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội.

– Thứ ba, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của KTTT, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. KTTT phân phối nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó.

Mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, tạo ra sự bất bình đằng trong phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội. Bên cạnh đó do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ sở hữu nguồn lực thường khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bị hủy hoại, nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần nhưng khu vực tư nhân không cung cấp như hàng hóa công cộng.

Do đó nếu để KTTT tự điều chỉnh mà không có vai trò của Nhà nước thì sẽ phát triển thiếu bền vững. Vì vậy Nhà nước sử dụng Ngân sách nhà nước  thông qua công cụ là chính sách thuế khóa và chi tiêu công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cho xã hội, chú ý phát triển cân đối giữa các vùng, miền đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Vai trò của ngân sách nhà nước vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, cần phải có sự cân bằng trong thu chi ngân sách.

Nếu bạn gặp khó khăn không biết cách thực hiện 1 bài luận văn thế nào? Tham khảo ngay bài viết kinh nghiệm LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC từ A-Z giúp bạn giải quyết mọi khó khăn từ khi bắt đầu chọn đề tài đến khi bảo vệ luận văn, khóa luận. 

3. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước vừa là công cụ hữu ích để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội.

Ngân sách nhà nước có 5 đặc điểm:

– Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước vừa luôn gắn liền với quyền lực kinh tế – chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Ngân sách nhà nước vừa là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong Ngân sách nhà nước vừa, các chủ thể của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế,… nhưng mặt khác, bản thân Ngân sách nhà nước vừa cũng là một bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế – xã hội có liên quan phải tuân thủ.

– Thứ hai, Ngân sách nhà nước vừa luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước vừa và hoạt động thu – chi này nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế – xã hội, các tầng lớp dân cư…

– Thứ ba, Ngân sách nhà nước vừa là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi Ngân sách nhà nước vừa là cơ sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào mà không được dự kiến trong Ngân sách nhà nước vừa thì sẽ không được thực hiện. Chính vì như vậy mà, việc thông qua Ngân sách nhà nước vừa là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước. Quốc hội mà không thông qua Ngân sách nhà nước vừa thì điều đó thể hiện sự thất bại của Chính phủ trong việc đề xuất chính sách đó, và có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị.

– Thứ tư, Ngân sách nhà nước vừa là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia.

Tài chính nhà nước tác động đến sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Tài chính nhà nước thực hiện huy động và tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn lực huy động được, Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

– Thứ năm, đặc điểm của Ngân sách nhà nước vừa luôn gắn liền với tính giai cấp. Trong thời kỳ phong kiến, mô hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn giữa ngân khố của Nhà vua với ngân sách của Nhà nước phong kiến. Hoạt động thu – chi lúc này mang tính cống nạp – ban phát giữa Nhà vua và các tầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân, thợ thuyền và các nước chư hầu (nếu có).

Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước (nhà vua) quyết định. Trong thời kỳ hiện nay (Nhà nước TBCN hoặc Nhà nước XHCN), ngân sách được dự toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội. Ngân sách nhà nước vừa được giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu – chi, được kiểm soát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân.

Bình luận

2 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

N
Bảo Nam

Em đang làm đề tài " Quản lý ngân sách nhà nước hiệu quả". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.

reply Trả lời
N
Bảo Nam

Em đang làm đề tài " Quản lý ngân sách nhà nước hiệu quả". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.

reply Trả lời
H
Nguyễn Hoàn

mình làm luận văn về Quản lý ngân sách nhà nước mà ko biết đặt đề tài thế nào, các bác giúp e đưa ra 1 vài idea với ạ…..huhuuu

reply Trả lời
H
Nguyễn Hoàn

mình làm luận văn về Quản lý ngân sách nhà nước mà ko biết đặt đề tài thế nào, các bác giúp e đưa ra 1 vài idea với ạ…..huhuuu

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?