Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tổng hợp 10 mẫu luận văn thạc sĩ văn học mới nhất hiện nay

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Một bài luận văn thạc sĩ văn học sẽ thể hiện sự hiểu biết của thạc sĩ về đề tài lựa chọn và sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin giúp cho đề tài đạt tính thuyết phục cao. Để hoàn thành tốt một luận văn thạc sĩ bạn cần dựa vào sự nghiên cứu và làm việc độc lập của chính mình. 

Sau đây Tri thức cộng đồng sẽ chia sẻ tới bạn đọc 10 mẫu luận văn thạc sĩ văn học bao gồm các tác phẩm nước ngoài và Việt Nam và những kinh nghiệm khi làm bài luận văn này.

1. 5 mẫu luận văn thạc sĩ văn học nước ngoài

1.1 Luận văn thạc sĩ văn học về những cách tân kịch

Tên đề tài 

  • Luận văn thạc sĩ văn học của tác giả Nguyễn Thị Lệ Chi với đề tài “Những các tân kịch của A.P. Chekhov

Giới thiệu nội dung

  •  A.P. Chekhov là một trong những nhà viết truyện ngắn nổi tiếng nhất của Nga vào thế kỷ XIX. Ông là một nhà viết kịch vô cùng kỳ diệu. 
  • Sự kỳ diệu đó đi cùng với thời gian, trải qua đã gần một thế kỷ nhưng kịch của ông vẫn mang đến sự mới mẻ cho mọi người. 
  • Đặc biệt sau khi các loại hình mới của kịch như kịch tự sự, kịch phi lý… ra đời, người đọc càng nhận ra tính bền vững, sự tiến bộ trong nghệ thuật kịch của Chekhov. 
  • Chính vì vậy thạc sĩ Nguyễn Thị Lệ Chi đã viết bài luận văn này và trình bày chi tiết qua 3 chương:
    • Chương 1: Lịch sử kịch Nga ngọn nguồn của kịch Chekhov
    • Chương 2: Kịch Chekhov - Cảm hứng mới về con người, thời đại và nghệ thuật
    • Chương 3: Thi pháp kịch Chekhov - Một vài phương diện cách tân

Luận văn thạc sĩ văn học về những cách tân kịch

Luận văn thạc sĩ văn học về những cách tân kịch

Luận văn thạc sĩ văn học về những cách tân kịch

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1eMgTAfts0zX-Vcrzmy5l8eElU2sD2mFd/view?usp=sharing

1.2. Luận văn thạc sĩ văn học về hiện tượng Epiphany trong truyện ngắn

Tên đề tài

  • Luận văn thạc sĩ văn học với đề tài “Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce” của tác giả Lê Thị Tú Trinh.

Giới thiệu nội dung

  • Nhà văn James Joyce - người Ai-len, đã nổi lên như một hiện tượng mới trong thế giới văn học từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Ông là một cây bút tiên phong trong nền văn học chủ nghĩa hiện đại. 
  • “Người Dublin” được xem như là tập truyện ngắn góp phần tạo nên diện mạo cho truyện ngắn hiện đại. 
  • Khi sáng tác truyện ngắn “Người Dublin” tác giả Joyce muốn tạo ra một chuỗi epiphany nhằm thức tỉnh tinh thần dân tộc của ông cho nên chuỗi epiphany là hiện tượng chi phối tư tưởng cũng như nghệ thuật của ông trong toàn tập truyện. 
  • Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn này đã truyền cảm hứng cho nhiều người muốn tìm hiểu về những điều cách tân trong các truyện ngắn của Joyce. 
  • Tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu đề tài này dựa trên phát biểu của Joyce về truyện ngắn của chính mình và trình bày rõ ràng, chi tiết qua 3 chương:
  • Chương 1: Khái quát về hiện tượng Epiphany và “Người Dublin” của James Joyce
  • Chương 2: Epiphany và thế giới nhân vật của “Người Dublin”
  • Chương 3: Độc giả “Người Dublin” và hiện tượng Piphany
Luận văn thạc sĩ văn học về hiện tượng Epiphany trong truyện ngắn

Luận văn thạc sĩ văn học về hiện tượng Epiphany trong truyện ngắn

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1CSvXuTYOMSubCLoWZ6svfv79fjAliDCX/view?usp=sharing

1.3. Luận văn thạc sĩ văn học về hiện tượng song trùng

Tên đề tài

  • Tác giả Lê Thị Diễm Kiều đã viết luận văn thạc sĩ văn học về chủ đề “Hiện tượng song trùng trong “Trăm năm cô đơn” của G.Máquez”.

Giới thiệu nội dung 

  • G.Máquez là tác giả lớn trong nền văn học Mỹ Latinh và thế giới. Ông là một cây đại thụ trong giới văn học, một tác giả tiêu biểu cho nền văn học hậu hiện đại, các tác phẩm của ông theo chủ nghĩa thực huyền ảo ngày nay. 
  • Trăm năm cô đơn diễn tả về thế giới của nỗi cô đơn, của sự tù đọng, ngừng trệ qua sự hòa quyện vô cùng tuyệt diệu bởi hai yếu tố huyền ảo và hiện thực. 
  • Tác phẩm là một văn bản đã mở ra vô vàn hướng tiếp cận cho các độc giả, dù có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể khai thác hết các giá trị độc đáo vô hạn của nó. Và một trong những giá trị độc đáo đó chính là hiện tượng song trùng. 
  • Luận văn này sẽ đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng song trùng trong tác phẩm Trăm năm cô đơn, trình bày trong 3 chương:
    • Chương 1: Hiện tượng song trùng và Gabriel Garcia Máquez
    • Chương 2: Song trùng và nghệ thuật xây dựng nhân vật
    • Chương 3: Song trùng và kết cấu tác phẩm
Luận văn thạc sĩ văn học về hiện tượng song trùng

Luận văn thạc sĩ văn học về hiện tượng song trùng 

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1H_-lEe8CEN4_frIEsrZX1w6i6muu8PoM/view?usp=sharing

1.4. Luận văn thạc sĩ văn học về kiểu nhân vật đi tìm bản ngã

Tên đề tài

  • Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huê Vân về đề tài “Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami”.

Giới thiệu nội dung

  • Nền văn học Nhật Bản bắt đầu từ 1300 năm trước, có rất nhiều thể loại được xem như xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại và có nhiều tác giả được vinh danh trên thế giới. 
  • Tác giả Murakami Haruki đã không chỉ khuấy đảo nền văn học Nhật Bản mà còn lan ra cả thế giới. Nhiều tác phẩm của ông đã vượt qua biên giới đến với hơn 40 quốc gia và khiến cho hàng triệu độc giả say mê. 
  • Lý do nào khiến cho những tác phẩm của ông có sức cuốn hút, lan truyền mạnh mẽ đến vậy? Theo Nguyễn Thị Huê Vân lý do chủ yếu làm cho tác phẩm của Murakami Haruki đặc biệt như vậy là do ông đã chạm được vào thế giới nội tâm sâu kín của con người. 
  • Ông đã miêu tả những trăn trở của con người hiện đại và hành trình kiếm tìm bản ngã đích thực của họ. Mỗi tác phẩm là một hành trình khác nhau nhưng chúng đều nhằm trả lời cho những câu hỏi: ta là ai, ta sống để làm gì, ta ở đâu trong thế giới này từ đó truy tìm ý nghĩa của cuộc sống hiện tại. 
  • Khi viết luận văn này thạc sĩ Huê Vân mong muốn phát lộ chiều sâu về vẻ đẹp văn chương của nhà văn này. Luận văn được trình bày cụ thể qua 3 chương:
    • Chương 1: Nhân vật đi tìm bản ngã - Những vấn đề lý thuyết
    • Chương 2: Các dạng thức biểu hiện của kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Murakami
    • Chương 3: Giấc mơ của nhân vật đi tìm bản ngã
Luận văn thạc sĩ văn học về kiểu nhân vật đi tìm bản ngã

Luận văn thạc sĩ văn học về kiểu nhân vật đi tìm bản ngã

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1mkTQOau-IQymJjuz-03VaQyZ7GKusoGx/view?usp=sharing

1.5. Luận văn thạc sĩ văn học về thi pháp chân không

Tên đề tài

  • Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari” của tác giả Vương Thị Nguyệt.

Giới thiệu nội dung

  • Với vị trí địa lý nằm trên khoảng bốn nghìn hòn đảo, xứ sở Phù Tang mang trong mình biết bao điều kỳ diệu, bí ẩn. Thiên nhiên mộng mơ giữa tuyết trắng, biển xanh, hoa anh đào nở rực rỡ…và thường xuyên xuất hiện núi lửa, động đất, sóng thần. 
  • Tất cả những điều đó đã tạo nên vẻ đẹp vừa dữ dội vừa dịu dàng cho thiên nhiên Nhật Bản. Tiếp nối truyền thống văn học của dân tộc, Kawabata đã chuyển lưu vẻ đẹp đó vào trong tiểu thuyết hiện đại. 
  • Có thể nói rằng Kawabata là một nhà tiểu thuyết Thiền. Với vài phương tiện nghệ thuật ít ỏi như nghệ thuật nhà văn đã “mở phơi” cả thế giới xung quanh, truyền đạt “cảm xúc và kinh nghiệm của đời mình”. 
  • Sau khi nhận giải thưởng Nobel, tài văn chương của ông không chỉ vang dội trên khắp các văn đàn Nhật Bản mà còn lan rộng ra thế giới. 
  • Tác giả Vương Thị Nguyệt đã viết luận văn này nhằm tìm hiểu một cách chi tiết, có hệ thống về thi pháp tiểu thuyết của Kawabata Yasunari. Luận văn được trình bày trong 3 chương:
    • Chương 1: Thi pháp chân không và tiểu thuyết Kawabata Yasunari
    • Chương 2: Không gian và thời gian chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
    • Chương 3: Kết cấu chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn thạc sĩ văn học về thi pháp chân không

Luận văn thạc sĩ văn học về thi pháp chân không

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1am_r0BVdnHL4I_GLvqaK3wBeMLWF-sB7/view?usp=sharing

2. 5 mẫu luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam

2.1. Luận văn thạc sĩ văn học về văn học dân gian trong ca dao Nam Bộ

Tên đề tài

  • Thạc sĩ Đoàn Thị Thùy Hương viết luận văn với chủ đề “Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ (Trường hợp ca dao Nam Bộ)”.

Giới thiệu nội dung

  • Từ lâu nay dòng sông, chiếc ghe, bến nước, chiếc cầu, con đò… đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với người dân vùng Nam Bộ. Đây là nơi họ sinh hoạt, lao động, sản xuất, là những khung cảnh vô cùng bình dị, gần gũi với người dân vùng quê Nam Bộ. 
  • Hình ảnh môi trường sông nước ở Nam Bộ một mặt chính là đối tượng được ca dao phản ánh, khen ngợi, mặt khác lại là phương tiện nghệ thuật để thể hiện nội dung. Điều này đã giúp chúng ta nhận ra ca dao Nam Bộ gắn chặt với môi trường văn hóa sông nước nơi đã sản sinh ra nó. 
  • Luận văn thạc sĩ này tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này qua 3 chương:
    • Chương 1: Khái quát về vùng đất Nam Bộ
    • Chương 2: Biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ
    • Chương 3: Nghệ thuật thể hiện yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ mang đậm màu sắc văn hóa
Luận văn thạc sĩ văn học về văn học dân gian trong ca dao Nam Bộ

Luận văn thạc sĩ văn học về văn học dân gian trong ca dao Nam Bộ

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1wu_tXkwtZXdAxxbIJiXwV4RlPrRdOECE/view?usp=sharing

2.2. Luận văn thạc sĩ văn học về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản

Tên đề tài

  • Luận văn thạc sĩ với chủ đề “Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toàn” được viết bởi tác giả Lê Thị Lan Hương.

Giới thiệu nội dung

  • Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của các nhà văn Nam Bộ thạc sĩ Lê Thị Lan Hương chọn nghiên cứu đề tài này. Việc nghiên cứu nhằm khẳng định lại các giá trị to lớn của văn học quốc ngữ Nam Bộ đang được lan tỏa trong khoảng chục năm trở lại đây. 
  • Trương Duy Toản là tác giả, nhà văn có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học của Việt Nam trong chặng đường đầu của quá trình phát triển hiện đại hóa. Thế nhưng cuộc đời và nhiều tác phẩm của ông vẫn chưa được các bạn đọc biết đến. 
  • Khi viết bài luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp tiểu sử và phương pháp nghiên cứu về lịch sử xã hội, trình bày chi tiết qua 4 chương:
    • Chương 1: Trương Duy Toản trong bối cảnh Nam Bộ đầu thế kỷ XX
    • Chương 2: Những nội dung chính trong văn xuôi nghệ thuật của Trương Duy Toản
    • Chương 3: Những đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Trương Duy Toản
    • Chương 4: Một số đặc điểm kịch bản cải lương của Trương Duy Toản
Luận văn thạc sĩ văn học về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản

Luận văn thạc sĩ văn học về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1LYuLzDFi1AhFKJNJcvQBsHMBgM8rSlzu/view?usp=sharing

2.3. Luận văn thạc sĩ văn học về đóng góp của thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam

Tên đề tài

  • Luận văn thạc sĩ có đề tài “Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam” của tác giả Phí Thị Thu Lan.

Giới thiệu nội dung

  • Trong thời kỳ văn học thế kỷ XIX của Việt Nam, có bốn tác giả vô cùng nổi tiếng được người thời ấy xưng tụng: “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán; Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”. Tùng Thiện Vương là một trong bốn tác giả đó. Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu về thơ ca của ông vẫn còn khá ít so với lượng sáng tác đồ sộ, phong phú của ông. 
  • Qua tìm hiểu, nghiên cứu tác giả đã nhận thấy đây là một thi tài có tấm lòng vô cùng đáng quý. Tuy là dòng dõi hoàng tộc nhưng trong thơ văn của ông luôn thể hiện nội dung, tư tưởng tiến bộ, yêu nước, thương dân. Qua luận văn này tác giả Phí Thị Thu Lan hy vọng có thể góp phần khẳng định vị trí của ông trong đàn văn học Trung đại cũng như trong đàn văn học Việt Nam. 
  • Bài luận văn được viết cụ thể trong 3 chương:
    • Chương 1: Tùng Thiện Vương - Thời đại, cuộc đời, sự nghiệp
    • Chương 2: Những đóng góp về nội dung của thơ ca Tùng Thiện Vương
    • Chương 3: Những đóng góp về nghệ thuật của thơ ca Tùng Thiện Vương
Luận văn thạc sĩ văn học về đóng góp của thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam

Luận văn thạc sĩ văn học về đóng góp của thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1SKttD5USLJgz1uI9Hw6jtca2oQhaeAzh/view?usp=sharing

2.4. Luận văn thạc sĩ văn học về đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954-1975

Tên đề tài

  • Thạc sĩ Phan Thị Thu Hồng đã viết luận văn thạc sĩ với chủ đề “Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954 - 1975”.

Giới thiệu nội dung

  • Nói đến giai đoạn 1954 - 1975 là nói đến một bộ phận các tác giả, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, lúc này đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp đang diễn ra hết sức gay gắt. Nguyễn Văn Xuân vừa là nhà báo, nhà văn, là nhà nghiên cứu giảng dạy lịch sử và cũng là nhà soạn giả tuồng nổi tiếng ở văn đàn Đà Nẵng - Sài Gòn trong những năm này. 
  • Những tác phẩm của ông mực thước, giản dị mà đậm chất Quảng. Nhưng trớ trêu thay tên tuổi của ông lại dường như rất ít được nhắc đến. Cuộc đời lặng lẽ làm việc nuôi sống gia đình gặp nhiều bất hạnh khiến Nguyễn Văn Xuân không có điều kiện để quảng bá những sáng tác của bản thân. 
  • Vì vậy sau khi đọc các truyện ngắn, tiểu thuyết của ông thạc sĩ Phan Thị Thu Hồng đã quyết tâm nghiên cứu và viết luận văn này. Bài luận được thể hiện qua 3 chương:
    • Chương 1: Nguyễn Văn Xuân với vùng đất và con người Quảng Nam; với văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975
    • Chương 2: Những cảm hứng chủ yếu của Nguyễn Văn Xuân qua tiểu thuyết và truyện ngắn giai đoạn 1954 - 1975
    • Chương 3: Những đặc điểm về nghệ thuật
Luận văn thạc sĩ văn học về đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954-1975

Luận văn thạc sĩ văn học về đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954-1975

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1N8Tp28MKyU1iyenzFezVBTBgX7EFI-wg/view?usp=sharing

2.5. Luận văn thạc sĩ văn học về vị trí của thể loại truyền kỳ trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam

Tên đề tài

  • Luận văn thạc sĩ với đề tài “Vị trí của thể loại truyền kỳ trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam” của tác giả Trần Nghi Dung

Giới thiệu nội dung

  • Thể loại truyền kỳ dù không còn được sáng tác hiện nay nữa nhưng dấu ấn của thể loại này vẫn còn để lại trong các tác phẩm văn học sau này. Nghiên cứu về truyền kỳ, qua các tác phẩm tiêu biểu, chúng ta phần nào sẽ thấy được nền văn học Việt Nam về mặt hình thức nghệ thuật và mặt nội dung tư tưởng. 
  • Thạc sĩ Trần Nghi Dung đã viết luận văn này qua 3 chương nhằm đóng góp cái nhìn khách quan, công bằng về vai trò của thể loại này đối với sự phát triển văn học Việt Nam.
    • Chương 1: Khái lược về thể loại truyền kỳ
    • Chương 2: Truyền kỳ: Cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết
    • Chương 3: Truyền kỳ: Thể loại đánh dấu sự phát triển của văn xuôi trung đại và ảnh hưởng đến cả văn học hiện đại
Luận văn thạc sĩ văn học về vị trí của thể loại truyền kỳ trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam

Luận văn thạc sĩ văn học về vị trí của thể loại truyền kỳ trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam

Link tải tài liệu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1ej0s3J5nBf54cPHfTGHDzX22fC8gD5c_/view?usp=sharing

3. 30 đề tài luận văn thạc sĩ văn học

30 đề tài luận văn thạc sĩ văn học

30 đề tài luận văn thạc sĩ văn học 

Đề tài 01

  • Luận văn thạc sĩ với đề tài “Biểu tượng nước và đá trong thơ nôm của Hồ Xuân Hương” của tác giả Phan Hoàng Phương

Đề tài 02

  • Luận văn có chủ đề “Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết “Rừng Na Uy” của Haruki Murakami” của thạc sĩ Phan Thị Hạnh

Đề tài 03

  • Đề tài “Đặc điểm của trường ca Thu Bồn” được viết bởi thạc sĩ Nguyễn Xuân Cổn

Đề tài 04

  • Tác giả Võ Thị Thu Loan viết luận văn thạc sĩ với đề tài “Vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986”

Đề tài 05

  • Luận văn có chủ đề “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới” của thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền

Đề tài 06

  • Đề tài luận văn thạc sĩ “Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo

Đề tài 07

  • Chủ đề “Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy” của thạc sĩ Nguyễn Văn Hùng

Đề tài 08

  • Luận văn thạc sĩ với đề tài “Biểu tượng vườn và nước trong Hồng Lâu Mộng” của tác giả Đặng Thị Thu Hiền

Đề tài 09

  • Luận văn có chủ đề “Bộ tiểu thuyết tình báo “Ông cố vấn” của Hữu Mai từ góc nhìn thể loại” của thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến

Đề tài 10

  • Đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX” của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Thịnh

Đề tài 11

  • Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Vân viết luận văn thạc sĩ với chủ đề “Đề tài nông thôn trong sáng tác của Mạc Ngôn”

Đề tài 12

  • Luận văn có chủ đề “Đặc điểm thơ và từ Đào Tấn” của thạc sĩ Phạm Thị Hồng Duyên

Đề tài 13

  • Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong “Dịch hạch” của Albert Camus và “Báo ứng” của Philip Roth của tác giả Trần Thiên Nhân

Đề tài 14

  • Chủ đề “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần (Qua Người người lớp lớp và Những ngã tư và những cột đèn)” của thạc sĩ Nguyễn Minh Thu

Đề tài 15

  • Luận văn thạc sĩ với đề tài “Linh Sơn và quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện” của tác giả Lâm Nhựt Anh

Đề tài 16

  • Luận văn có chủ đề “Kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết Mạc Ngôn” của thạc sĩ Bùi Thanh Hiền

Đề tài 17

  • Đề tài “Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi” được viết thành luận văn bởi thạc sĩ Lê Thị Thanh Huyền

Đề tài 18

  • Tác giả Nguyễn Thị Thúy Kiều viết luận văn thạc sĩ với chủ đề “Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ”

Đề tài 19

  • Luận văn có chủ đề “Con người thân phận và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn” của thạc sĩ Hoàng Đình Đức

Đề tài 20

  • Đề tài “Sự đối cực không gian trong tiểu thuyết của Patrick Modiano” của thạc sĩ Nguyễn Thảo Tâm

Đề tài 21

  • Tác giả Nguyễn Thị Hương Thơm với luận văn thạc sĩ có chủ đề “Thế giới thần linh trong sử thi Tây Nguyên”

Đề tài 22

  •  Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thế giới trẻ thơ trong Trăng non của R.Tagore” của tác giả Nguyễn An Thuỵ

Đề tài 23

  • Chủ đề “Motif thi tài trong truyền thuyết và truyện cổ tích dân tộc Kinh” của thạc sĩ Trần Thị Thuỳ Duyên

Đề tài 24

  • Luận văn có chủ đề “Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh” được viết bởi thạc sĩ Trần Hà Phương

Đề tài 25

  • Đề tài luận văn thạc sĩ “Đất và người xứ Huế trong Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường” của tác giả Nguyễn Thu Hà

Đề tài 26

  • Tác giả Phan Tân Ngọc đã viết luận văn thạc sĩ có chủ đề “Yếu tố loại hình dân gian trong hạnh các thánh tử đạo Việt Nam”

Đề tài 27

  • Chủ đề “Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam” của thạc sĩ Vũ Thị Hoàng Yến

Đề tài 28

  • Luận văn thạc sĩ với đề tài “Truyền thống và cách tân trọng truyện ngắn Khái Hưng” của tác giả Lý Phương Anh

Đề tài 29

  • Đề tài luận văn “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” của thạc sĩ Nguyễn Văn Thương

Đề tài 30

  • Luận văn có chủ đề “Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975” của tác giả Nguyễn Thị Thu Luyến

> XEM THÊM: Luận văn thạc sĩ phương pháp dạy học toán

4. Kinh nghiệm khi làm luận văn thạc sĩ văn học

4.1. Sự hiểu biết về tác phẩm văn học đó

Kinh nghiệm khi làm luận văn thạc sĩ văn học

Kinh nghiệm khi làm luận văn thạc sĩ văn học

Các bạn cần cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực văn học mà trước đó chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Và sau khi đã chọn bạn cần đọc nhiều để hiểu rõ về tác phẩm văn học đó cũng như nghiên cứu thêm các yếu tố, chủ đề liên quan. 

Bạn nên dành thời gian trong thư viện hay tìm hiểu thêm ở các bài báo, tài liệu khác để có sự hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về tác phẩm để có thể hoàn thiện bài luận văn một cách tốt nhất.

4.2. Trình bày (Định dạng, ảnh bìa, thông tin)

Đối với giám khảo, định dạng cũng như cách trình bày bài luận văn đều là những điểm được đưa ra xem xét khi đánh giá. Vì thế các bạn cần để ý đến những chi tiết nhỏ như căn lề, cách dòng, chính tả, font chữ, những hình ảnh, đồ thị…trong bài. 

Trong quá trình viết luận văn với rất nhiều thông tin có thể bạn chưa căn chỉnh hết được định dạng, cỡ chữ, hay chỉnh lề khác nhau, khi viết xong bạn có thể tập trung rà soát, căn chỉnh lại một lần nữa để bài luận văn được chỉnh chu hơn. 

Và phần ảnh bìa chính là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt các vị giám khảo trong hội đồng bạn cũng không nên bỏ lỡ việc chăm chút trang bìa này nhé.

4.3. Có được đề cương nghiên cứu hợp lý, logic

Để có được đề cương luận văn hợp lý, logic các bạn cần viết đề cương chi tiết hết mức có thể để dễ dàng cho quá trình viết luận văn sau này. 

Khi viết đề cương các bạn cần trả lời rõ được các câu hỏi như: 

  • Bài luận văn gồm mấy phần?
  • Từng phần cần viết về cái gì?
  • Nội dung nghiên cứu chính là cái gì?  

4.4. Cấu trúc bài rõ ràng, sắp xếp hợp lý

Dưới đây là một ví dụ về cấu trúc bài để các bạn có thể tham khảo và sắp xếp rõ ràng, hợp lý hơn cho luận văn của mình.

Phần mở đầu 

  • Lý do lựa chọn đề tài
  • Mục đích nghiên cứu  
  • Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Mục lục của bài luận văn   

Phần nội dung chính

  • Triển khai các chương của luận văn
  • Các nội dung chính trong mỗi chương

Phần kết luận 

  • Đưa ra các kết luận tổng quát
  • Viết về các vấn đề nghiên cứu luận văn đạt được

Một trong những vấn đề khó khăn nhất khi sinh viên học theo chương trình sau đại học đó chính là bài luận văn cuối khóa học. Để hoàn thành bài luận văn các bạn thường phải tìm hiểu kiến thức từ nhiều các mảng, nhiều nguồn thông tin khác nhau vì thế các bạn sẽ có cơ hội được nâng cao kiến thức về chuyên ngành cũng như những kỹ năng giúp tìm kiếm thông tin hay cách tư duy, phân tích...

Hãy đến với dịch vụ thuê người viết luận văn của chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về đề tài cũng như thu thập nghiên cứu dữ liệu định lượng, định tính.

Xem thêm

Luận văn quản lý giáo dục

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non

Những điều này giúp ích rất nhiều cho các bạn khi làm việc thực tế trong tương lai sau này. Hy vọng với những gợi ý trên từ Tri thức cộng đồng các bạn sẽ viết được một bài luận văn thạc sĩ văn học hay và được nhiều đánh giá tốt từ giám khảo.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24 36 tháng tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất 2025
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế PDF
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước
Ví dụ thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước