Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Nội Dung Trong Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học

0/5 (0 đánh giá) 0 bình luận

Giáo dục là đòn bẩy để phát triển đất nước toàn diện. Trong đó nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này. Vậy cần phải đổi mới ra sao, như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ giúp bạn làm rõ những nội dung quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Nếu  bạn có nhu cầu tìm đề tài viết luận văn hãy tham khảo:

Tổng hợp các đề tài luận văn quản lý giáo dục hay nhất

1. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học là gì?

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thay đổi và cải tiến các hình thức dạy học còn nhiều những bất cập, không phù hợp trong thời đại và kỷ nguyên mới. Đổi mới ở đây là sự thay đổi từ cách nhìn nhận, cách khai thác và truyền thụ kiến thức.

Đồng thời, đó cũng là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Cách học sinh lắng nghe và đưa ra phản biện. 

Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo ra một môi trường tốt hơn cho cả thầy và trò để giáo viên có thể giảng dạy và phát huy tối đa năng lực. Song song với đó, học sinh cũng sẽ được tạo cơ hội để phát triển một cách tốt nhất, toàn diện nhất. 

Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?
Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

2. Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp dạy học có hiệu quả thì mới có thể tạo ra sự đam mê, thích thú của cả giáo viên lẫn học sinh. Chính từ sự hứng thú đó mà giáo viên cũng như người học có thể phát huy tối đa những tương tác cùng khả năng để phát triển tư duy một cách tốt hơn.

Tuy nhiên, có thể thấy một điều rất rõ ràng rằng việc giảng dạy cũng như học tập chưa hề có bất cứ thay đổi nào trong 35 năm qua kể từ năm 1975. Phương pháp giảng dạy cố hữu tại Việt Nam vẫn tuân theo phương pháp truyền thống, đó là sự tương tác một chiều giữa thầy và trò. Thầy cô là người giảng dạy, chia sẻ kiến thức còn học sinh có nhiệm vụ lắng nghe. 

Nhược điểm của phương pháp này đó là hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh và hình thành suy nghĩ mặc định rằng giáo viên luôn đúng. Chính vì thế mà khả năng đặt câu hỏi, tư duy phản biện của thế hệ học sinh là rất kém.

Bên cạnh đó là sự thụ động trong việc tiếp thu kiến thức cũng là một điểm yếu của phương pháp giảng dạy truyền thống. Học sinh do quá phụ thuộc vào kiến thức mà thầy cô cung cấp nên thường không tự tìm hiểu những nguồn kiến thức mới. Cũng vì thế mà sự hiểu biết cũng hạn chế hơn rất nhiều. 

Sự thụ động này tạo ra sự trì trệ, ngại tìm hiểu, ngại thể hiện quan điểm, lười tư duy. Do đó mà một thế hệ học sinh thường có khả năng thuyết trình rất kém, thiếu đi sự sáng tạo. 

Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?
Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

Chính vì những điểm không phù hợp như vậy mà chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho khoa học. Để từ đó tạo ra môi trường học tập tạo điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh, tăng khả năng nghiên cứu độc lập, kích thích tò mò, sáng tạo và thể hiện quan điểm một cách tự tin. 

Thầy cô trong một môi trường có phương pháp dạy học mới sẽ trở thành người bạn, người định hướng và giúp học sinh phát triển một cách tốt nhất. Đồng thời, họ cũng sẽ chính là những người biết chấp nhận quan điểm của từng học sinh, đánh giá được năng lực riêng của mỗi người để mỗi em có thể phát triển theo đúng năng lực. 

3. Một số nội dung đổi mới phương pháp dạy học

3.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà cần khắc phục, cải tiến những điểm yếu để nâng cao hiệu quả dạy học và tiếp thu. 

Bên cạnh đó, cũng cần áp dụng thêm những phương pháp mới để kích thích tư duy cũng như tính sáng tạo của học sinh. Những buổi thực hành, những buổi phản biện… sẽ là nơi tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của học sinh. 

3.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. 

Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.

Nội dung đổi mới phương pháp dạy học
Nội dung đổi mới phương pháp dạy học

3.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Việc học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. 

Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. 

3.4. Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.

3.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. 

Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. 

Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

3.6. Tăng cường phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. 

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). 

Tóm lại, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết và cần được triển khai rộng rãi nhằm tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho học sinh. Chính môi trường này sẽ là tiền đề để tạo ra một thế hệ trẻ có khả năng hội nhập sâu rộng với thế giới trong kỷ nguyên mới với đầy cơ hội và thách thức. 

Nếu  bạn có nhu cầu tìm đề tài viết luận văn hãy tham khảo:

Vai trò của giáo dục đối với xã hội việt nam trong bối cảnh hiện nay

Trong trường hợp bạn gặp khó khi phải hoàn thành luận văn quản lý đổi mới phương pháp dạy học hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn, giải đáp và giúp đỡ kịp thời thông qua  SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com.

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả