Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tải Ngay 10 Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Mầm Non + 50 Đề Tài

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Mầm non là cấp bậc học tạo dựng nền móng cho các bạn học sinh sau này nên luôn được Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các bài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non mẫu và 50 đề tài tiêu biểu cùng cách viết đề cương tiêu chuẩn để bạn tham khảo.

1. Mẫu 1: Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non

 

Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non

Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non

 

Tên đề tài: Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay”

Tóm tắt nội dung:

- Mục tiêu của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp nhằm hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ có đạo đức, có tư duy, làm người, làm chủ tương lai của bản thân.

- Muốn đạt được mục tiêu trên thì phải phát triển giáo dục từ mầm non. Nhận thức tầm quan trọng đó tác giả đã viết bài luận văn với bối cảnh tại tỉnh Nam Định để góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển giáo dục tại Nam Định hiện nay.

- Luận văn được trình bày chi tiết qua 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
  • Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non tại Nam Định
  • Chương 3: Biện pháp cải thiện quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non tại Nam Định trong giai đoạn hiện nay.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1Vbt590xNN3KkWkYNdHMvTmBtqlpnjNzW/view?usp=sharing

2. Mẫu 2: Thực trạng quản lý giáo dục mầm non


Thực trạng quản lý giáo dục mầm non

Thực trạng quản lý giáo dục mầm non

Tên đề tài: “Thực trạng quản lý giáo dục mầm non quan mạng Internet ở Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Hồng Châu.

Tóm tắt nội dung:

- Bài luận văn được viết trong phạm vi và giới hạn của Công tác quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet của các trường công lập (12 trường nội thành và 12 trường ngoại thành), 24 Tổ Mầm non của 24 Phòng GD-ĐT các quận huyện và Phòng Giáo dục mầm non - Sở GD&ĐT ở TP. Hồ Chí Minh.

- Trong khi nghiên cứu tác giả muốn hoàn thành 3 mục tiêu:

  • Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài
  • Mục tiêu 2: Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục mầm non quan mạng Internet ở Thành phố Hồ Chí Minh
  • Mục tiêu 3: Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục mầm non quan mạng Internet ở Thành phố Hồ Chí Minh 

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1o6yiiYs8ZiGijD2tHUI1mTgyA6XX0mG9/view?usp=sharing

3. Mẫu 3: Phát triển các trường mầm non

Phát triển các trường mầm non

Phát triển các trường mầm non

Tên đề tài: Bài luận văn được tác giả Cao Xuân Thu Vân viết với chủ đề “Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020”

Tóm tắt nội dung:

  • Hiện nay nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí giáo dục mầm non ngày càng được nâng cao. Tỉnh Bạc Liêu thời gian qua luôn quan tâm, chăm lo, ưu tiên đầu tư nguồn lực phát triển giáo dục mầm non và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. 
  • Khi viết bài luận văn này tác giả đã sử dụng rất đa dạng các phương pháp nghiên cứu để có thể phân tích, đánh giá thực trạng tại Bạc Liêu một cách cụ thể nhất.
  • Hai phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
  • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các báo cáo có liên quan đến các trường mầm non và phát triển các trường mầm non ở tỉnh Bạc Liêu.
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý báo cáo số liệu điều tra, khảo sát.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1RQWHYDWv7lZO9Y6yGgM1EfToAhxyeHb3/view?usp=sharing

4. Mẫu 4: Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ

Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ

Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ

Tên đề tài: “Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Hoa.

Tóm tắt nội dung:

  • Trong bối cảnh toàn ngành GD-ĐT đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, phương pháp dạy học được coi là một trong những thành tố quan trọng của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
  • Theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn (hay còn gọi là trẻ 5 tuổi) được thực hiện dựa theo các lĩnh vực phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, còn dựa vào các tiêu chí cụ thể để đánh giá xem trẻ có phát triển theo đúng độ tuổi, có khả năng sẵn sàng bước vào lớp 1 hay không.
  • Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là người phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường, tác giả luôn tự hỏi mình cần làm gì, sẽ phối hợp với tổ chuyên môn nhà trường như thế nào để quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi dựa trên Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi?

Link tải miễn phí

https://drive.google.com/file/d/1n1-j5SgjvI-QuGfBRuBHrvqQh7TY8yjH/view?usp=sharing

5. Mẫu 5: Quản lý trường mầm non

Quản lý trường mầm non

Quản lý trường mầm non

Tên đề tài: “Quản lý trường mầm non Huỳnh Cung xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đạt chuẩn quốc gia” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Tóm tắt nội dung:

  • Các nhà giáo dục thường nói “Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” của toàn bộ hệ thống giáo dục, nhưng thực ra trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non mới chính là nền tảng “địa chất” đảm bảo cho độ bền vững lâu dài của tòa nhà giáo dục.
  • Xã Tam Hiệp - huyêṇ Thanh Trì - Hà Nội là xã giáp ranh phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội. Toàn xã có 3 trường mầm non công lập trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia, một trường chưa đạt.
  • Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý trường mầm non Huỳnh Cung theo chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1RRjNlFkPUtc5YjmvI1L-eN0nngQyIHgP/view?usp=sharing

6. Mẫu 6: Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non

Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non

Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non

Tên đề tài: “Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”

Tóm tắt nội dung:

- Trước sự phát triển của kinh tế xã hội, đã xuất hiện nhiều bất cập trong quản lý nhà nước về giáo dục mầm non như: Quy hoạch kế hoạch phát triển chưa phù hợp, giáo dục mầm non ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức; năng lực chuyên môn của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, tác giả đã lựa chọn đề tài này để viết bài luận văn thạc sĩ. 

- Bố cục bài luận văn gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giáo dục mầm non.
  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non - từ thực tiễn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
  • Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non - từ thực tiễn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1LkAxCbfq11F-epmCn8orcYPPPjrosAtP/view?usp=sharing

7. Mẫu 7: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Tên đề tài: Tác giả Nguyễn Văn Hải viết bài luận văn “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”.

Tóm tắt nội dung:

- Đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Một trong những điều kiện tiên quyết giúp giáo dục mầm non phát triển chính là khâu quản lý. Chất lượng quản lý trường mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục của trường.

- Trong bài luận văn này tác giả đã đưa ra 3 nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện là:

  • Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
  • Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
  • Nhiệm vụ 3: Xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Link tải miễn phí

https://drive.google.com/file/d/13w0HxzzmQSoCnVTxThJg6RcwqofzGQ4R/view?usp=sharing

8. Mẫu 8: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên mầm non

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên mầm non

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên mầm non

Tên đề tài: “Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường mầm non huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”

Tóm tắt nội dung:

  • Trong bài luận văn này về nội dung nghiên cứu tác giả đã tập trung về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp của chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường mầm non.
  • Thực tế dữ liệu được lấy khi khảo sát tại 10 trường mầm non huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, bao gồm: Trường mầm non thị trấn - Long Hồ; Trường mầm non Tân Hạnh; Trường mầm non Thanh Đức; Trường mầm non An Bình; Trường mầm non Phước Hậu; Trường mầm non Long An; Trường mầm non Phú Đức; Trường mầm non Hòa Phú; Trường mầm non Lộc Hòa; Trường mầm non Khu Công Nghiệp Hòa Phú.
  • Khách thể khảo sát là: cán bộ quản lý nhà trường (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1cPAPjNAd5fEo13O2aCZHHs8phmcUeJxK/view?usp=sharing

9. Mẫu 9: Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

Tên đề tài: “Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang theo chuẩn nghề nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga.

Tóm tắt nội dung:

  • Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng hàng đầu, góp phần to lớn tạo nên chất lượng nền giáo dục của mỗi quốc gia. Phát triển chất lượng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp là quan điểm tiếp cận giáo dục mới ở nước ta và là xu hướng chung của quản lý giáo dục trên thế giới. 
  • Trong thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo Nha Trang nói chung và cấp học mầm non nói riêng đã có những nỗ lực không ngừng để phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các bậc phụ huynh và xã hội.
  • Tác giả viết bài luận văn với mục đích đề xuất các biện pháp cho hiệu trưởng trường mầm non Vĩnh Ngọc về việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/121u_Qt8FmgJtYVzb2kTrZOaO69LXY_Ea/view?usp=sharing

10. Mẫu 10: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Quản lý đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Quản lý đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Tên đề tài: Tác giả Lý Thị Thu Hằng viết bài luận văn với đề tài “Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực”

Tóm tắt nội dung:

- Để phát huy được vai trò và năng lực của giáo viên mầm non, đòi hỏi công tác quản lý nhà trường cần có những thay đổi phù hợp với giáo dục mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

- Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên, quản lý đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội tác giả đã hoàn thành bài luận văn với 3 chương chính.

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường Mầm non tư thục theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực. 
  • Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên các trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực.
  • Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực.

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1FcwkNzq9cYYO47FrB8MPdru5yGvEvqUP/view?usp=sharing

11. TRỌN BỘ 50 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non

TRỌN BỘ 50 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non

TRỌN BỘ 50 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non

Nếu bạn đang loay hoay, tìm kiếm đề tài cho bài luận văn của mình thì hãy tham khảo thêm 50 đề tài tiêu biểu của luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non dưới đây để có thêm ý tưởng nhé.

  1. Đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học “Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh”
  2. “Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”
  3. “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”
  4. “Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”
  5. Luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non “Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Ban Mai xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”
  6. “Quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”
  7. “Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”
  8. “Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Củ Chi”
  9. “Quản lý hoạt động giáo dục tại Trường mầm non Hoa Linh - Baby home trong bối cảnh đổi mới giáo dục”
  10. Đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học “Quản lý hoạt động giáo dục trẻ các trường Mầm non tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”
  11. “Quản lý huy động nguồn lực xây dựng trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục ở Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”
  12. “Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo yêu cầu chương trình giáo dục Mầm non”
  13. “Thực trạng công tác phối hợp giữa giáo viên mầm non với cha mẹ trẻ tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh”
  14. “Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”
  15. Luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non “Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”
  16. “Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà nẵng”
  17. “Biện pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”
  18. “Biện pháp phát triển đội giáo viên mầm non huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp”
  19. “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp”
  20. “Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”
  21. Chủ đề luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học “Biện pháp xã hội hoá giáo dục mầm non huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum”
  22. “Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non”
  23. “Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”
  24. Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non “Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng”
  25. “Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh”
  26. “Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang”
  27. “Phát triển đội ngũ giáo viên các trường Mầm non công lập huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”
  28. Luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non với đề tài “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo giáo dục mầm non từ năm 1997 đến năm 2010”
  29. “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay”
  30. “Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”
  31. “Biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non”
  32. “Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh”
  33. “Quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”
  34. Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp”
  35. “Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non hệ công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”
  36. Luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non với đề tài “Thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/ STEAM vào dạy học ở trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”
  37. Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non “Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020”
  38. “Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh”
  39. “Hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non Thành phố Hải Dương”
  40. “Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
  41. Luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non với chủ đề “Biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”
  42. “Thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố Bạc Liêu”
  43. “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
  44. “Nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non”
  45. “Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay”
  46. “Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020”
  47. Chủ đề luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội”
  48. “Quản lý hoạt động giáo dục Kỹ năng sống thông qua dạy học tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội”
  49. “Quản lý hoạt động dạy học cấp trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”
  50. Luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non với chủ đề “Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”

Ngoài 30 đề tài luận văn thạc sĩ tiêu biểu trên, chúng tôi cũng đã tổng hợp 4 mẫu + 60 đề tài giáo dục kỹ năng sống đạt điểm cao và được hội đồng đánh giá cao. Bạn hãy tham khảo bài viết ngay để tìm được cho mình đề tài ưng ý nhất nhé.

12. Mẫu đề cương nghiên cứu tiêu biểu

Mẫu đề cương nghiên cứu tiêu biểu

Mẫu đề cương nghiên cứu tiêu biểu

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn

Danh mục bảng, sơ đồ

Mở đầu

  1. Tính cấp thiết của đề tài
  2. Mục đích nghiên cứu
  3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
  4. Giả thuyết khoa học
  5. Nhiệm vụ nghiên cứu
  6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
  7. Phương pháp nghiên cứu
  8. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề và đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.2.1. Khái niệm TCĐVTCĐ

1.2.2. Bản chất của TCĐVTCĐ

1.2.3. Cấu trúc TCĐVTCĐ

1.2.4. TCĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ

1.3. Tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ

1.3.1. Khái niệm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ

1.3.2. Các nội dung của tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

1.4. Đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.4.1. Khái niệm đánh giá

1.4.2. Khái niệm đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.4.3. Các nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.4.4. Biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

1.5. Hiệu trưởng trường mầm non với việc chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

1.5.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non công lập

1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non tư thục

1.5.3. Vai trò chỉ đạo của hiệu trưởng các trường mầm non trong đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo

1.5.4. Mối quan hệ chỉ đạo của hiệu trưởng với các bộ phận chức năng trong đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1.6.2. Các yếu tố khách quan

Tiểu kết chương 1

Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động và đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Quá trình thành lập, bộ máy, cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất,một số thành tựu

2.1.2. Về đội ngũ giáo viên của 6 trường

2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề và thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Thành phố Việt Trì

2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các mục tiêu tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

2.2.3. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ

2.2.4. Đánh giá các phương pháp tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.3. Thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

2.3.1. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.3.3. Thực trạng tổ chức các ban đánh giá và tiến hành các khâu đánh giá

2.3.4. Thực trạng chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chương 3: Một số biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2. Nguyên tắc kế thừa

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diêṇ

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trong của việc xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo cụ thể sát thực ở mỗi trường

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đánh giá tổ hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở các loại hình trường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá

3.2.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của một người quản lý trong việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường

3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời trong tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác xã hội hóa để đầu tư kinh phí, trang thiết bị, môi trường tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

3.5. Thực nghiệm biện pháp đề xuất

3.5.1. Tổ chức thực nghiệm

3.5.2. Kết quả thực nghiệm

Tiểu kết chương 3

Kết luận và khuyến nghị

  1. Kết luận
  2. Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

  • Link mẫu đề cương:

https://drive.google.com/file/d/1CK05oSuoL0F0wTINxitplhdGbMV4S34h/view?usp=sharing

Nếu bạn cần tham khảo thêm thư viện luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục với nhiều đề tài khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giúp đỡ. Hiện tại, Tri Thức Cộng nhận viết luận văn thạc sĩ đa dạng các chủ đề theo yêu cầu của khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và nhận viết thành công hơn 750 đơn hàng, đơn vị cam kết sẽ đem đến bạn bài luận văn đạt chất lượng nhất.

Trên đây là 10 bài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non và cách viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non mới nhất năm 2022 là chúng tôi gửi đến bạn. Với các kiến thức bổ ích này chúc bạn sẽ có bài luận văn hay, đạt điểm cao và được hội đồng khen ngợi.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả