Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter: Khái niệm, Phân Tích, Ví Dụ

4/5 (17 đánh giá) 5 bình luận

Theo thống kê chung, trong 10 doanh nghiệp thì có đến 8 doanh nghiệp không biết cách áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh vào việc đánh giá, đo lường các chỉ số phát triển. Cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, phân tích chi tiết cùng ví dụ cụ thể mô hình này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ( Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành (Theo Harvard Business review).

 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mục đích: 

  • Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cách kinh doanh, vận hành của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới, ông cho ra đời mô hình này nhằm để đo lường tác động của 5 áp lực tới sự phát triển của doanh nghiệp. 
  • Đồng thời, thông qua mô hình này, các quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành để từ đó đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.

2. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình bao gồm 5 áp lực cạnh tranh chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế. 

Cùng Tri thức Cộng đồng tìm hiểu và phân tích sâu hơn 5 áp lực cạnh tranh này nhé!

 Đánh giá mức độ tác động của 5 áp lực cạnh tranh trong mô hình

Đánh giá mức độ tác động của 5 áp lực cạnh tranh trong mô hình 

2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm giống với doanh nghiệp của bạn, cùng mức giá, cùng phân khúc khách hàng, chất lượng sánh ngang nhau. 

Để tìm ra được đối thủ cạnh tranh ngành hiện tại, chúng ta phải tìm hiểu và phân tích thị trường bằng việc trả lời cho câu hỏi: Đối thủ cạnh tranh hiện tại gồm những ai? Số lượng và chất lượng sản phẩm của họ trên thị trường như thế nào đối với chúng ta? 

Đặc trưng: 

  • Số lượng doanh nghiệp tham gia: Nếu trong một sản phẩm, lĩnh vực có quá nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh với nhau thì mức độ hấp dẫn của sản phẩm ấy sẽ giảm đi. 
  • Năng lực của doanh nghiệp: Nếu một sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng toàn là những đối thủ không quá mạnh, họ chỉ tham gia cho có thì áp lực đấy cũng không tác động quá nhiều đến doanh nghiệp của bạn. 

Dựa trên đặc trưng trên, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố quyết định chính là số lượng doanh nghiệp tham gia và năng lực của các doanh nghiệp cạnh tranh. 

Ví dụ: Đối thủ cạnh tranh trong ngành nước giải khát hiện tại của Coca Cola là Pepsi, Nestle, Tribeco,...Họ đều là những doanh nghiệp phát triển mạnh và có chỗ đứng trên thị trường. 

2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong tương lai sẽ có khả năng tham gia vào ngành, sản phẩm.  điều nên được quan tâm hàng đầu bởi trong tương lai, họ có thể sẽ là mối nguy đối với doanh nghiệp của bạn. 

Cũng tương tự như việc xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại, việc tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng phải bám sát vào việc giải đáp các câu hỏi: Liệu doanh nghiệp có bị ảnh hưởng mạnh khi có một doanh nghiệp khác bước chân vào thị trường sản phẩm ấy? Làm thế nào để giữ được vị trí trong thị trường?. 

Đặc trưng: 

  • Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường và mặt hàng kinh doanh, có thể là hiện tại họ chưa gia nhập ngành sản xuất ấy, nhưng điều đó cũng không thể đánh giá rằng trong tương lai họ sẽ không tham gia. 
  • Nếu sản phẩm có tính cạnh tranh và sinh lợi nhuận tốt, các doanh nghiệp sẽ bất chấp tham gia vào ngành hàng và chiếm lấy vị trí thống trị thị trường.

Để giảm thiểu tỷ lệ cạnh tranh trong ngành và giữ vững vị thế trong ngành thì bạn cần chú trọng tạo ra hàng rào để cản trở sự gia nhập của các doanh nghiệp:

  • Tạo ra sản phẩm khác biệt của riêng mình
  • Mở rộng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm
  • Mở bán trên nhiều kênh điện tử online và các trang mạng xã hội khác càng rộng càng tốt. 

Nhiều khi, cục diện thị trường sẽ thay đổi hoàn toàn khi xuất hiện một đối thủ cạnh tranh mới. 

2.3. Phân tích nhà cung ứng

Nhà cung ứng là các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào khâu cung cấp nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ. Áp lực từ nhà cung ứng cũng mang tính quyết định trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh. 

Muốn phân tích được áp lực từ phía nhà cung ứng, bạn chỉ cần trả lời 3 câu hỏi: Có bao nhiêu nhà cung ứng về sản phẩm ấy? Sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng có điểm gì đặc biệt thu hút? Chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ khoảng bao nhiêu?

Đặc trưng: 

  • Nhà cung cấp quy định trực tiếp tới giá bán sản phẩm và lợi nhuận thu về của doanh nghiệp 
  • Nhà cung cấp tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm đầu ra khiến doanh nghiệp cũng lao đao khi phải gồng gánh nguy cơ lỗ.
  • Vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhà cung cấp giảm chất lượng sản phẩm để duy trì lợi nhuận, đe doạ uy tín của doanh nghiệp .
  • Nhà cung cấp trên thị trường ít, khan hiếm thì rủi ro cho doanh nghiệp càng lớn. 

Để giảm thiểu áp lực từ nhà cung ứng, mỗi doanh nghiệp nên duy trì một nhà cung ứng ổn định chỉ chuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. 

2.4. Phân tích khách hàng

Khách hàng ở đây có thể được hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là đại lý hoặc doanh nghiệp nhỏ lẻ phân phối sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường thì điều đầu tiên phải thành công trong lòng khách hàng. 

Tương tự với khách hàng, chúng ta cũng tự đi tìm lời giải cho câu hỏi: Có bao nhiêu khách hàng hứng thú với sản phẩm này? Khách hàng có chấp nhận chuyển sang dùng thương hiệu khác với mức giá cao hơn, chất lượng, mẫu mã tốt hơn? Khách hàng có quyền tác động đến điều khoản, quy định của doanh nghiệp hay không?

Đặc trưng: 

  • Nhiều lựa chọn: Khi trên thị trường có nhiều hàng hoá, nhiều doanh nghiệp sản xuất thì người tiêu dùng lại càng có nhiều lựa chọn, áp lực tiêu thụ hàng hoá đối với doanh nghiệp cũng tăng cao.
  • Có nhiều sản phẩm thay thế: Khách hàng có thể bỏ thương hiệu này sang dùng thương hiệu khác bất cứ lúc nào nếu doanh nghiệp không giữ vững được sự ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng hàng hoá. 

Một điều nên nhớ, khách hàng cũng có quyền tác động tới giá cả sản phẩm. 

2.5. Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này có thể thay thế hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác với cùng một mức giá, cùng chất lượng sản phẩm nhưng khác nhau về ưu đãi hoặc mẫu mã. 

Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì sản phẩm thay thế là yếu tố cần được nghiên cứu và cập nhật liên tục bởi tính mới mẻ và liên tục thay đổi của thị trường: Sản phẩm này có nguy cơ bị thay thế không? Nếu có, sẽ bị thay thế bởi sản phẩm như thế nào, từ nhà cung cấp nào? 

Đặc trưng: 

  • Sản phẩm thay thế tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp. 
  • Sản phẩm thay thế ra đời với tính năng mới hơn, mẫu mã đẹp hơn cùng chất lượng tốt hơn nhưng giá thành sản phẩm vẫn không đổi.

Ngày nay, các doanh nghiệp cũng đứng trước doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo không ngừng để làm mới sản phẩm nhằm thu về lợi nhuận tốt hơn.

3. Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

3.1. Cạnh tranh trong ngành của Starbucks

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Starbucks không thể không nhắc đến thương hiệu Highland Coffee đình đám, được lòng giới trẻ khắp mọi nơi. 

Highland - đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Starbucks

Highland - đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Starbucks 

Giữa Starbucks và Highland Coffee có sự đối lập với nhau dựa trên nhiều yếu tố

Giá cả: 

  • Starbuck thuộc phân khúc giá cao hơn. 
  • Highland Coffee thuộc phân khúc giá tầm trung

2 thương hiệu với 2 cách tiếp cận thị trường khác nhau, phân khúc khách hàng cũng khác nhau, nên rất khó để đánh giá thương hiệu này mạnh hay yếu. Mạnh yếu sẽ phụ thuộc vào cách từng nhãn hàng định vị thương hiệu của họ.

Yếu tố thị trường: 

  • Trên sàn đấu cao cấp, một mình Starbuck đang thống trị
  • Trên sàn đấu bình dân hơn, Highland lại đang hạ mình thấp xuống để giữ vững vị trí. 

Rõ ràng là 2 thương hiệu này đang trên sàn đấu cạnh tranh với nhau, tuy nhiên, có một điều mà cả 2 đều cần hành động là bám sát vào văn hoá địa phương và con người nơi họ gắn bó. Kể chuyện thương hiệu thành công sẽ khẳng định vị trí thành công.

Hướng tiếp cận: 

  • Ở Starbucks, họ không đơn thuần bán cafe, họ đang bán phong cách sống và thương hiệu. Đây cũng là yếu tố giải thích cho việc tại sao mỗi lần Starbucks ra một bộ sưu tập ly cốc mới, người tiêu trên mọi quốc gia đều săn lùng điên cuồng dù giá thành rất đắt. 
  • Ở Highland, kinh nghiệm thực chiến quốc tế chưa nhiều, họ vẫn đang bám sát vào hương vị cafe Việt, đậm chất Việt với không gian lan toả mùi hương pha chế, tạo sự gần gũi, dễ chịu, hướng đến tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng. 

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Starbucks

Nestle hiện nay không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Starbucks nhưng trong tương lai, chắc chắn Nestle là đối thủ không thể coi thường.

Cả Nestle và Starbucks đều mong muốn cung cấp sản phẩm cafe đến người tiêu dùng mặc dù tính chất của sản phẩm khác nhau. 

  • Cạnh tranh về sản phẩm: Với Nestle, chú trọng đến các sản phẩm cafe bột, cafe pha sẵn đóng chai tiện lợi. Với Starbucks, chú trọng đến các sản phẩm bột, cafe hảo hạng với không gian sang trọng
  • Cạnh tranh về khách hàng: Với Starbucks hướng đến phục vụ phân khúc khách hàng tầm trung - cao cấp. Còn với Nestle, hướng đến phục vụ phân khúc khách hàng bình dân - trung cấp. 

Starbucks cũng đang tập trung phát triển mạnh mô hình Take-away để phù hợp với xu thế, đặc biệt là thị trường Châu Á rộng lớn. Vì thế, Nestle cũng được coi là một đối thủ “nặng ký” trong tương lai. Ngoài ra còn có các đối thủ khác cũng có thể đặt lên cán cân cạnh tranh như The Coffee House, Phúc Long,....

3.3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng đối của Starbucks

Đối với Starbucks, để thương hiệu phát triển ổn định và bền vững thì ngay từ khâu nhập nguyên liệu, các nhà cung ứng phải thông qua tiêu chuẩn và đánh giá khắt khe từ chính Starbucks.

Các nhà cung ứng cho Starbucks không tràn lan mà chỉ tập trung về một mối và đảm bảo tuân theo 4 tiêu chí sau:

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm
  • Minh bạch hoạt động tài chính
  • Có trách nhiệm với xã hội
  • Có trách nhiệm với môi trường

Nguồn cung duy nhất của Starbuck chính là cafe hữu cơ Fairtrade. Vì lẽ đó nên thương hiệu này rất ít xảy ra những rủi ro về việc thiếu hụt nguyên liệu, thay đổi nhà cung cấp dẫn đến thay đổi chất lượng sản phẩm. 

Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh, duy trì sự ổn định trong khâu cung ứng cũng là cách giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và giảm thiểu được áp lực. 

3.4. Quyền thương lượng của khách hàng đối của Starbucks

Starbucks quan tâm đặc biệt đến cảm nhận và trải nghiệm khách hàng 

Starbucks quan tâm đặc biệt đến cảm nhận và trải nghiệm khách hàng 

Starbuck cực kỳ chú trọng đến trải nghiệm khách hàng hơn là việc nhân rộng chi nhánh. 

Cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Starbucks Howard Schultz đã từng nói: “Thành công không bền vững nếu nó được xác định bằng việc bạn trở nên vĩ đại như thế nào. Những con số lớn từng làm tôi say mê – 40.000 cửa hàng – không phải là vấn đề. Con số duy nhất quan trọng là ‘một’. Một cốc. Một khách hàng. Một đối tác. Mỗi lần một trải nghiệm”. (Theo Starbuck.vn) 

  • Mục tiêu Starbuck: Mục tiêu không tạo khoảng cách với khách hàng, biến không gian thành nơi kết hợp giữa làm việc và thư giãn. 
  • Tâm lý khách hàng: Khách hàng của Starbuck có một tâm lý chịu chơi mà bất kỳ thương hiệu nào cũng thèm muốn đó là việc họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho một cốc Starbuck nếu họ tính phí thương hiệu kèm theo. Nó cũng đồng dòng chảy với việc họ chấp nhận bỏ một số tiền cực lớn ra để sở hữu ly phiên bản giới hạn về chỉ để trưng bày. 

3.5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế đối của Starbucks

Sản phẩm thay thế thực sự không phải là một áp lực quá lớn với thương hiệu Starbucks.

Tuy nhiên, với sự đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp cạnh tranh thì Starbuck cũng phải thay đổi để thích nghi với điều ấy. Bên cạnh việc đổi mới mẫu mã sản phẩm, thì việc bổ sung và biến tấu các loại sản phẩm khác như sản phẩm cafe pha sẵn, sản phẩm Take away cũng là một cách để giảm áp lực từ sản phẩm thay thế trong tương lai.

>>> Xem thêm: Phân tích nội dung tháp nhu cầu Maslow

4. Mục tiêu chính của mô hình 5 áp lực

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được coi là công cụ hữu hiệu để một doanh nghiệp đánh giá được vị thế của mình trên thị trường kinh doanh và đưa ra được hướng đi chiến lược cho tương lai nhằm giảm thiểu tối đa sự rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter tương ứng với 4 mục tiêu chính:

  • Tìm hiểu và xác định được đối thủ cạnh tranh trong ngành
  • Xác định mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng
  • Xác định các mối đe dọa tới sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
  • Xác định nguy cơ rủi ro khi gia nhập thị trường chính thức

5. Tổng hợp 3 lợi ích của mô hình

Mô hình cạnh tranh 5 áp lực đưa ra chủ yếu để giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá lợi nhuận. Bên cạnh đó cũng đem lại 3 lợi ích cơ bản sau:

  • Định hướng lại chiến lược phát triển doanh nghiệp: Sau khi phân tích tình trạng hiện tại của doanh nghiệp cùng sự phát triển của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, doanh nghiệp sẽ tự biết áp lực nào là có lợi cho doanh nghiệp của mình. Thông qua đó cũng đưa ra chiến lược phát triển tốt hơn, đẩy mạnh tính cạnh tranh dựa trên những áp lực có lợi.
  • Tự đánh giá điểm mạnh, yếu: Tự nhìn nhận và đánh giá là cách tốt nhất để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp để từ đó dễ dàng đề xuất kế hoạch khắc phục. 
  • Nắm bắt được tổng quan thị trường: Môi trường kinh doanh vốn rộng lớn và thay đổi liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và thích ứng, bắt kịp xu thế phát triển. 5 áp lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn nhất về tiến trình sắp tới đặt trong bối cảnh thị trường kinh doanh ngày một đổi mới và sáng tạo. Cải tiến về mẫu mã, chất lượng và đón nhận những áp lực đến từ nhiều phía cũng là cách giúp doanh nghiệp ngày một lớn mạnh hơn. 

=>> Xem thêm: Lý thuyết erg

6. Thách thức cho mô hình 5 áp lực cạnh tranh 

 Thách thức mô hình 5 áp lực cạnh tranh 

 Thách thức mô hình 5 áp lực cạnh tranh         

Bên cạnh việc áp dụng linh hoạt mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp vẫn cần lưu ý một vài thách thức đi kèm dưới đây:

  • Tính thức thời: Mô hình này chỉ mang tính chất tham khảo, chỉ đúng tại một thời điểm với một đối tượng doanh nghiệp cụ thể nào đấy. Thêm vào đó, mô hình này cũng ra đời từ năm 1979 nên tính ứng dụng của nó cũng giảm đi phần nào. 
  • Phù hợp thị trường tiêu chuẩn: Mô hình phù hợp với những thị trường có cấu trúc đơn giản, trong khi ngày nay các doanh nghiệp cần đánh giá nhiều hơn các yếu tố khác như phân đoạn, thị trường, nhóm sản phẩm lớn,....thay vì chỉ quan tâm đến 5 áp lực đấy. 

Trên đây là những giải mã chi tiết về khái niệm, phân tích mô hình và ví dụ đi kèm giúp bạn nắm bắt được rõ về mô hình 5 áp lực để ứng dụng vào doanh nghiệp của mình hoặc phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu. Tri thức Cộng đồng hy vọng mọi thông tin về mô hình 5 áp lực cạnh tranh ở trên sẽ hữu ích với bạn.

Bình luận

5 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

D
Don

Em muốn tham khảo về áp lực cạnh tranh của các ví điện tử hiện nay. Mong anh chị có thể giúp đỡ, em xin cảm ơn.

reply Trả lời
D
Don

Em muốn tham khảo về áp lực cạnh tranh của các ví điện tử hiện nay. Mong anh chị có thể giúp đỡ, em xin cảm ơn.

reply Trả lời
Lò Văn Đinh

Em đang làm bài luận về Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vingrup, anh chị có tài liệu nào tương tự cho e xin tham khảo với ạ.

reply Trả lời
Lò Văn Đinh

Em đang làm bài luận về Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vingrup, anh chị có tài liệu nào tương tự cho e xin tham khảo với ạ.

reply Trả lời
T
Ngọc Trinh

Em đang làm bài luận về Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của hãng hàng không Vietnam airline, anh chị có tài liệu nào tương tự cho e xin tham khảo với ạ. Em cảm ơn ạ

reply Trả lời
T
Ngọc Trinh

Em đang làm bài luận về Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của hãng hàng không Vietnam airline, anh chị có tài liệu nào tương tự cho e xin tham khảo với ạ. Em cảm ơn ạ

reply Trả lời
H
Quang Hiệp

Em đang làm bài luận về Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của công ty Vinamilk, anh chị có tài liệu nào tương tự cho e xin tham khảo với ạ.

reply Trả lời
H
Quang Hiệp

Em đang làm bài luận về Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của công ty Vinamilk, anh chị có tài liệu nào tương tự cho e xin tham khảo với ạ.

reply Trả lời
T
Anh Thư

Chào a chị, e đang làm luận văn về đề tài " Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh" anh chị có tài liệu or luận văn mẫu nào cùng đề tài không cho e xin một số mẫu để tham khảo với ạ.

reply Trả lời
T
Anh Thư

Chào a chị, e đang làm luận văn về đề tài " Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh" anh chị có tài liệu or luận văn mẫu nào cùng đề tài không cho e xin một số mẫu để tham khảo với ạ.

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về văn hóa: Mục đích & quy trình lập kế hoạch
Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non hiện nay
Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non hiện nay
Quản lý nhà nước học trường nào uy tín?
Quản lý nhà nước học trường nào uy tín?
Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Điều kiện & quy trình cấp
Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Điều kiện & quy trình cấp
Chủ thể quản lý nhà nước là ai?
Chủ thể quản lý nhà nước là ai?