Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Cấu trúc đề tài nghiên cứu khoa học

0/5 (0 đánh giá) 0 bình luận

Nghiên cứu khoa học là một quá trình tìm hiểu, khám phá và giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng phương pháp khoa học. Để hoàn thành một bài nghiên cứu khoa học chất lượng cao, cấu trúc đề tài nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu cụ thể hơn về cấu trúc và hình thức trình bày của đề tài nhé!

Cấu trúc chung của một bài nghiên cứu khoa học

Cấu trúc chung của một bài nghiên cứu khoa học bao gồm các phần sau:

  • Tiêu đề là phần đầu tiên của bài nghiên cứu, nó cần phản ánh được nội dung chính của đề tài nhưng vẫn đơn giản và dễ hiểu cho người đọc.

  • Tóm tắt là phần mô tả ngắn gọn về nội dung cơ bản của bài nghiên cứu và kết quả đạt được. Nó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về bài nghiên cứu trước khi đọc toàn bộ.

  • Nội dung chính: Phần nội dung chính gồm có:

  • Giới thiệu: Phần giới thiệu giúp người đọc hiểu rõ hơn về lý do tại sao bài nghiên cứu này được thực hiện, mục tiêu của nó là gì, và tầm quan trọng của bài nghiên cứu này.

  • Đánh giá về tài liệu tham khảo: Phần này liệt kê các công trình khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về trạng thái hiện tại của chủ đề và giúp tác giả đánh giá tài liệu đã sử dụng.

  • Phương pháp nghiên cứu: Phần này mô tả chi tiết về phương pháp, kỹ thuật và quy trình thực hiện nghiên cứu.

  • Kết quả và thảo luận: Phần này mô tả kết quả thực hiện nghiên cứu và so sánh, đánh giá kết quả đạt được với các tài liệu khác.

  • Kết luận: Phần này tóm tắt lại nội dung chính của bài nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng.

  • Tài liệu tham khảo là phần không thể thiếu trong bất kỳ bài nghiên cứu khoa học nào. Nó giúp người đọc hiểu rõ hơn về các nguồn tài liệu đã được sử dụng trong bài nghiên cứu.

Hình thức trình bày của một đề tài nghiên cứu khoa học đúng chuẩn

Hình thức trình bày của một đề tài nghiên cứu khoa học đúng chuẩn là điều quan trọng để đảm bảo tính khoa học, chuyên nghiệp của bài nghiên cứu. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản về hình thức trình bày của một đề tài nghiên cứu khoa học:

Hình thức trình bày

  • Trình bày bài làm ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, không tẩy xóa, chú thích chính xác, có đánh số trang, số bảng biểu, đồ thị và hình vẽ cụ thể.

  • Dùng font chữ Time New Roman cỡ chữ 13 - 14, mật độ chữ bình thường, dãn dòng 1.5 lines, lề trái 3.5cm, lề phải 2cm, lề trên 2.5cm và lề dưới 3cm. Số trang đánh ở giữa cuối mỗi trang dưới. Không chèn tiêu đề, tên đề tài ở đầu hoặc cuối trang văn bản. Nếu có bảng biểu thì trình bày theo chiều ngang khổ giấy.

  • Nội dung được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 và được đóng thành quyển với bìa giấy màu.

Chương, mục, tiểu mục 

Các chương, mục và tiểu mục trong bài nghiên cứu cần được sắp xếp logic, rõ ràng và có liên kết với nhau. Các tiêu đề phải được đánh số thứ tự và tuân theo quy tắc đánh số La Mã. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ với nhiều nhất 4 chữ số (ví dụ như 3.1.2.1). Tên của các mục và tiểu mục cần rõ ràng, ngắn gọn, tường minh

Bảng biểu, hình vẽ, phương trình

Các bảng biểu, hình vẽ và phương trình cần được đánh số thứ tự và có tiêu đề rõ ràng. Nếu lấy từ các nguồn khác, cần ghi rõ nguồn và trích dẫn đầy đủ. Đầu đề của bảng biểu phải ghi ở phía trên bảng, còn đầu đề của hình vẽ sẽ ghi ở dưới hình.

Thông thường, bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với nội dung đề cập đến bảng cũng như đồ thị này. Bảng dài hay hình vẽ lớn thì nên để ở trang riêng.

Viết tắt

Viết tắt là một phần không thể thiếu trong bài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, viết tắt cần được giải thích rõ ràng và chỉ sử dụng khi cần thiết. Tuyệt đối không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Bạn chỉ nên viết tắt những từ, cụm từ hay thuật ngữ được dùng nhiều lần trong đề tài. 

Cấu trúc đề tài nghiên cứu khoa học chi tiết

Cấu trúc đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm các phần chi tiết như sau:

Phần mở đầu

  1. Lý do chọn đề:

Trả lời câu hỏi: Vì sao cần nghiên cứu vấn đề trên?

  • Khách quan: Lý luận và thực tiễn.

  • Chủ quan: Thực trạng về vấn đề nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm của người viết.

Nêu ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu khoa học.

  1. Mục đích nghiên cứu:

  • Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? Mục đích? Phục vụ cho vấn đề gì?

  • Đây là vấn đề trung tâm xuyên suốt của đề tài nghiên cứu.

  • Là bản chất của sự việc hoặc hiện tượng cần làm rõ trong quá tình nghiên cứu.

  1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

  • Là vấn đề gì?

  • Những hiện tượng nằm trong phạm vị nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu:

  • Nghiên cứu ai?

  • Các cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng những vấn đề cần nghiên cứu.

  1. Giả thuyết nghiên cứu:

  • Giả định về kết quả của các vấn đề nghiên cứu.

  • Giả thuyết có thể xem là những dự đoán có căn cứ khoa học về đặc điểm, bản chất, mối liên hệ được nghiên cứu hoặc dự đoán kết quả.

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Xây dựng trên cơ sở mục đích đã được xác định, hướng đến giải quyết các công việc cụ thể.

  • Làm rõ cơ sở lý luận.

  • Nghiên cứu thực tiễn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

  • Kết luận, kiến nghị và giải pháp thực hiện.

  1. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày rõ ràng về các phương pháp nghiên cứu mà bạn đã sử dụng.

  2. Phạm vi nghiên cứu: Nêu rõ đối tượng được nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nhất định về mặt không gian, thời gian và lĩnh vực. 

Phần nội dung

Phần nội dung chính của bài nghiên cứu gồm có:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1. Lịch sử nghiên cứu

1.2. Khái niệm cơ bản

1.3. Những đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu

  • Chương 2: Thực trạng và giải pháp

2.1. Khảo sát thực trạng

2.2. Nguyên nhân của thực trạng

2.3. Giải pháp thực hiện

  • Chương 3: Kết quả

3.1. Tiến hành thực nghiệm

3.2. So sánh kết quả

3.3. Đưa ra nhận định đánh giá

Phần kết luận và khuyến nghị

  • Tóm tắt nội dung

  • Biện pháp triển khai áp dụng

  • Khuyến nghị và đề xuất hướng phát triển

Danh mục tài liệu tham khảo 

  • Tài liệu tham khảo cần có: Tên tác giả và những công trình nghiên cứu có liên quan được trích dẫn trong bài làm.

  • Tên tác giả, tài liệu (viết chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản và trang.

  • Chia tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng. Ưu tiên khối tiếng Việt sắp xếp trước.

Phụ lục

  • Mục đích chính là lưu trữ thông tin và liệt kê bảng số liệu liên quan để người đọc để tra cứu.

  • Nếu có làm phiếu hoặc bảng điều tra cần trình bày theo đúng hình thức.

Đơn vị nhận làm đề tài nghiên cứu khoa học uy tín?

Hy vọng với những chia sẻ của Tri Thức Cộng Đồng về cấu trúc đề tài nghiên cứu khoa học sẽ giúp bạn nắm rõ về cách thức hoàn thành bài làm đúng chuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ thời gian hoặc tự tin để tự hoàn thiện một bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi sẽ trợ giúp bạn.

Tri Thức Cộng Đồng là một đơn vị uy tín trong lĩnh vực làm nghiên cứu khoa học. Chúng tôi cam kết nhận làm đề tài nghiên cứu khoa học với chất lượng cao, đảm bảo đúng chuẩn cấu trúc và hình thức trình bày. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách hàng những bài đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường, du lịch, kinh tế,... chất lượng và uy tín. 

Liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 094 688 3350

  • Website: https://trithuccongdong.net/

  • Email: ttcd.group@gmail.com

  • Địa chỉ:

144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

2 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

9 Đại lộ Temasek, Suntec Tower, Singapore

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?
Thuê viết báo cáo thực tập tốt nghiệp uy tín
Thuê viết báo cáo thực tập tốt nghiệp uy tín
Cách viết bài văn lập luận giải thích
Cách viết bài văn lập luận giải thích
Cách trình bày luận văn bằng Powerpoint
Cách trình bày luận văn bằng Powerpoint