Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Viết Luận Văn Thạc Sĩ Chi Tiết Từ A-Z

4/5 (3 đánh giá) 0 bình luận

 Hoàn thành bài viết luận văn thạc sĩ chất lượng, đúng deadline thật không dễ dàng một chút nào. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức. Bạn sẽ phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp thời gian để cân bằng công việc và hoàn thành deadline đúng hạn. Thật may mắn cho bạn, những kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ Tri Thức Cộng Đồng đã đúc rút dưới đây sẽ là chìa khóa giúp bạn đạt được kết quả cao nhất một cách dễ dàng hơn.

Tổng hợp kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ
Tổng hợp kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ

1. Quy trình viết luận văn thạc sĩ

1.1. Đặt mục tiêu cho bài luận và chọn đề tài

Đây là điều quan trọng nhất khi chọn chủ đề của một bài luận văn.

Bạn phải đặt ra được mục tiêu của bài luận kèm theo phương pháp thực hiện những mục tiêu này.

Nói rằng chọn đề tài luận văn thạc sĩ là một nhiệm vụ mang tính định hướng thật chẳng hề sai chút nào. Tại sao?

Lựa chọn đề tài được xem là khâu quan trọng nhất của quá trình làm luận văn thạc sĩ vì nó quyết định đến chủ đề, nội dung bạn sẽ chinh phục trong bài luận của mình.

Tốt nhất hãy lựa chọn một chủ đề gần gũi mà bạn hứng thú để vừa có nhiều nguồn tài liệu tham khảo vừa tiện lợi trong nghiên cứu, đánh giá.

Trong nhiều trường hợp, những đề tài luận văn thạc sĩ mới lạ sẽ là điểm cộng cho bài nghiên cứu của bạn.

Nhưng mặt trái của khi chọn đề tài quá lạ lẫm, quá mới cũng có thể gây cho bạn khó khăn trong việc tìm tài liệu, dẫn chứng tham khảo.

Kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ của chúng tôi là bạn nên chọn đề tài không quá khó và quá rộng

Tóm tắt luận văn thạc sĩ là nội dung bắt buộc trong khi làm luận văn thạc sĩ, giúp hội đồng chấm thi có cái nhìn khách quan cũng như đánh giá được khả năng viết. Bạn có thể tham khảo mẫu tóm tắt luận văn thạc sĩ để viết phần này thật hoàn hảo.

1.2. Lên đề cương nghiên cứu cho bài luận

Các giảng viên đều rất quan tâm đến đề cương nghiên cứu bài luận của bạn.

Bản đề cương này cần phải rõ ràng, chi tiết. Đề cương càng chi tiết thì bạn sẽ càng hiểu bạn đang làm gì, bạn làm đến đâu và bạn sẽ kiểm soát được thời gian của mình tốt hơn.

1.3. Phương pháp luận

Một trong những nội dung quan trọng nhất trong bài luận văn mà các giảng viên quan tâm đến chính là phương pháp luận trong bản đề xuất luận văn của bạn.

Phương pháp luận của một bài luận văn nói lên bài luận của bạn làm thế nào để đạt được các mục tiêu đề ra cho bài luận.

1.4. Sự giúp đỡ và hướng dẫn của các giảng viên

Trong quá trình làm bài luận, bạn cần lên kế hoạch gặp gỡ các giảng viên để xem lại tiến trình làm bài của mình. Bởi vì vào mùa hè, các giảng viên rất bận và họ dành khá nhiều thời gian đi du lịch cùng gia đình. Bạn sẽ phải liên lạc với họ qua thư, điện thọai… để biết được những khoảng thời gian trống của họ.

Bạn cần lên lịch luôn với họ để thảo luận và được góp ý trong quá trình làm bài luận của mình.

Bản thân tôi đã lên lịch gặp giáo sư của mình mỗi tuần một lần. Gặp gỡ giáo viên thường xuyên sẽ cho bạn cơ hội để giải đáp các câu hỏi trong quá trình làm các phần như: tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu…

Theo kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ, để các buổi gặp gỡ có hiệu quả, bạn cần chuẩn bị trước mọi thứ để xem xét và thảo luận vì bạn không có thời gian nhiều để nói chuyện và đặt câu hỏi.

1.5. Thu thập dữ liệu cho bài luận

Khi đã chọn được đề tài cho bài luận rồi, bạn nên bắt đầu tìm nguồn thu thập dữ liệu. Nhưng bạn cần lưu ý, dữ liệu trên các trang web của Việt Nam không đầy đủ hoặc nếu có cũng không cập nhật.

Hơn nữa, những con số trên trang web không được xác thực và đảm bảo tính chính xác.

1.6. Bố cục của bài luận

Đây là phần rất quan trọng mà không thể bỏ qua.

Tất cả các trường đại học đều đặt ra nguyên tắc chung trong phong cách trình bày bài luận kể cả từ cách trích dẫn các văn bản hoặc tiểu sử tác giả. Vì vậy, bạn nên tránh không để bị trừ điểm do những lỗi không đúng kiểu.

Tóm lại, trong bài luận của bạn, phần giới thiệu và kết luận càng ngắn gọn và súc tích càng tốt. Do đó, việc tham khảo từ các giảng viên và bạn bè người Anh là rất cần thiết.

2. Thời gian làm luận văn thạc sĩ

Nhiều bạn thường hay có thói quen xấu khó bỏ đó là “nước đến chân mới nhảy”.

Thời gian bắt đầu làm thì từ từ, thoải mái đến khi sát deadline mới hốt hoảng, vội vã làm. Thử hỏi làm sao bài luận văn thạc sĩ đảm bảo chất lượng được chứ?

Quá trình làm luận văn, đặc biệt là luận văn thạc sĩ bao gồm nhiều giai đoạn: nghiên cứu, lựa chọn đề tài, làm dàn ý, bản nháp,… đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, khoảng từ 3 – 4 tháng, thậm chí là 6 tháng.

Vì vậy trong khoảng thời gian này, bạn phải lập kế hoạch chi tiết cho bài luận văn của mình và tuân thủ theo đúng deadline mà kế hoạch đề ra.

Nếu buông lỏng bản thân và không tuân thủ đúng deadline, bạn sẽ rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, mà bài luận văn có chất lượng không tốt thì đương nhiên không ai mong muốn cả.

3. Bảo vệ luận văn trước hội đồng

3.1. Chuẩn bị

Công đoạn chuẩn bị luôn được đánh giá cao trong kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ.

Đây là giai đoạn rất quan trọng, nó đảm bảo cho buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ có thành công hay không. Trong giai đoạn này chúng ta cần phải làm một số việc sau:

Đọc kỹ và nhiều lần bài luận văn thạc sĩ đã hoàn thiện của bạn. Trong quá trình này, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp của các giáo viên, bạn đồng khóa, hoặc các chuyên gia cung cấp các dịch vụ tư vấn để có thể nắm và hiểu thấu đáo về bài luận văn của mình.

Tiến hành thiết kế slide để thuyết trình, thông thường bạn sẽ cần chuẩn bị khoảng 30 slide cho bài nói của mình.

Slide tương tự như một bản tóm tắt về toàn bài luận văn thạc sĩ với các gạch đầu dòng nhằm giúp người nói có thể nhớ, thuyết trình và nhấn mạnh các nội dung của bài.

Để có một slide ấn tượng, bạn có thể tham khảo các slide mẫu hoặc tiến hành nhờ sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm về việc thiết kế slide.

Sau khi có slide hoàn thiện, bạn cần tiến hành trình chiếu thử slide và tập dượt diễn thuyết theo đó nhằm hoàn thiện bài nói, slide của mình. Đồng thời có các hiệu chỉnh thích hợp.

Cần chuẩn bị và kiểm tra kỹ máy tính cá nhân của bạn. Hãy đảm bảo bạn có đủ các tài liệu phục vụ cho việc thuyết trình và có các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho nghiên cứu. Đồng thời cũng cần đảm bảo rằng máy tính của bạn có đầu kết nối với máy chiếu (hoặc là đầu chuyển đổi để kết nối máy tính)

Cuối cùng cần tập dượt kỹ nhiều lần, tới mức thuộc lòng; cũng như lên các phương án, tình huống có thể diễn ra trong buổi bảo vệ.

3.2. Giai đoạn tiến hành bảo vệ 

Theo kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ của nhiều anh chị, nếu được chọn thứ tự bảo vệ, thì tốt nhất bạn nên chọn số 2 hoặc 3, 4.

Vì người bảo vệ cuối cùng luôn là người mệt mỏi nhất vì phải chờ đợi, theo dõi và khá căng thẳng. Còn nếu bạn tự tin, hãy là người bảo vệ đầu tiên đi, vì sẽ được ưu ái hơn.

Khi đến lượt mình trình bày, hãy thật tự tin vào, đi lên bục thuyết trình, mở file, kiểm tra lại các nội dung cần trình bày và bắt đầu tiến hành trình bầy. Lưu ý cần:

  • Cần trình bày tự nhiên, không phải là học thuộc lòng ra sao rồi nói ra, hay nhìn vào tờ giấy và đọc ra, mà bạn căn cứ trên các ý bạn đã vạch ra trong slides, nêu ra các luận điểm, và đưa ra các lý luận, ví dụ để chứng minh cho luận điểm đó.
  • Khi nói, bạn không nên nhìn chằm chằm xuống đất, nhìn lên trần nhà, hay nhìn vào một đứa bạn thân cuối lớp. Nếu có thầy cô nào trong hội đồng thực sự tỏ ra quan tâm thì mình có thể dùng giao tiếp bằng mắt với thầy cô đó.
  • Có thể dùng các ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ để thể hiện sự tự nhiên, tự tin của bản thân.

Trả lời câu hỏi: Nên chuẩn bị bút và giấy để ghi câu hỏi. Trước khi trả lời thì gạch ra vài cái ý chính sẽ nói. Câu nào dễ, thấy chắc chắn thì trả lời trước.

Nên nói thẳng vào vấn đề, đừng loanh quanh, dài dòng. Nếu câu hỏi nào mình không trả lời được, thì nói nhẹ nhàng, xin lời giải đáp từ phía hội đồng.

Trả lời phải bình tĩnh. Bạn nên nhìn vào mắt của thầy cô đang nhìn mình mà trả lời. Nếu thấy thầy cô nào lắc đầu thì cũng không nên cuống. Lựa lời hỏi thầy cô xem mình sai ở đâu.

Một bài luận văn hoàn chỉnh thì không thể thiếu một lời mở đầu ấn tượng, ngắn gọn, bạn đã biết cách viết chưa tham khảo: lời mở đầu luận văn thạc sĩ

3.3. Những câu gọi thương gặp khi bảo vệ luận văn thạc sĩ

Biết được những gì mà hội đồng chấm luận văn thường hay hỏi trong buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ là điều vô cùng cần thiết. Qua đó, công đoạn chuẩn bị nhờ đó sẽ được chỉn chu hơn. Bạn cũng sẽ tự tin hơn rất nhiều.

Dưới đây các các câu hỏi thường gặp mà Tri Thức Cộng Đồng đã tổng hợp thay bạn:

  • Tại sao bạn lại chọn đề tài này?
  • Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là gì? Có ý nghĩa gì?
  • Tại sao bạn lại ứng dụng mô hình, phương pháp nghiên cứu này
  • Phạm vi nghiên cứu của đề tài? Phạm vi này đã đủ chưa? Có rộng quá? Có hẹp quá không?
  • Phương pháp chọn mẫu của đề tài này?
  • Tại sao chỉ khảo sát bảng hỏi dạng trực tiếp chứ không khảo sát online hoặc không phỏng vấn nhóm
  • Tại sao quy mô mẫu lại là 300 (hoặc n) chứ không phải là 100 (hoặc m)
  • Các tiêu chí (chỉ tiêu) đánh giá về các nội dung cần nghiên cứu của đề tài là gì? Tại sao lại không ứng dụng hết vào phân tích đối tượng nghiên cứu?
  • Nếu như mô hình giải thích được x%, vậy tổng hệ số beta của các biến cộng vào có bằng x% không? Hay lớn hơn? Hay nhỏ hơn? Tại sao thế..?
  • Cho biết các hạn chế của đối tượng nghiên cứu? Của đề tài? Làm gì để khắc phục…

….

Với những chia sẻ về kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ trên đây, Tri Thức Cộng Đồng mong rằng sẽ giúp bạn có được kết quả như mong muốn. 

Chúc bạn thành công!

Kinh nghiệm viết luận văn thì cũng không thể thiếu kinh nghiệm trình bày luận văn chuẩn mẫu đại học. Xem thêm > Cách Trình Bày Luận Văn chuẩn
Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?
Quản lý Giáo dục tiểu học là gì? Các kỹ năng cần có
Quản lý Giáo dục tiểu học là gì? Các kỹ năng cần có
Ngành Quản lý Giáo dục học trường nào tốt nhất?
Ngành Quản lý Giáo dục học trường nào tốt nhất?