Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tổng hợp 4 phương pháp nghiên cứu trong luận văn

4/5 (3 đánh giá) 0 bình luận

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài khác nhau. Trong mỗi bài luận văn các tác giả có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. 

Bài viết sau sẽ chia sẻ các phương pháp nghiên cứu trong luận văn thường dùng để bạn đọc tham khảo. Mỗi phương pháp viết luận văn đều sẽ có ưu nhược riêng, khi nắm rõ được từng phương pháp bạn sẽ có cách vận dụng linh hoạt nhất cho bài luận văn của mình.

1. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trong luận văn

Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trong luận văn

Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trong luận văn

Trong mỗi bài luận văn việc nghiên cứu sẽ giúp tác giả thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống nhất. Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận văn chính là phương thức thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu sử dụng cho việc nghiên cứu khoa học. 

Phương pháp nghiên cứu luận văn là quy trình cơ bản mà các tác giả đều thực hiện khi bắt đầu nghiên cứu một đề tài cụ thể. Tùy thuộc chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau mà áp dụng phương pháp khác nhau. Việc sử dụng các phương pháp này sẽ giúp bạn giảm bớt các sai lầm có thể mắc phải trong quá trình làm bài luận.

Để có thể hoàn thiện được 1 bài luận văn tốt nhất, bạn sẽ cần đến nhiều kiến thức để vận dụng. Các tài liệu dưới đây có thể sẽ hữu ích cho qua strifnh làm luận văn của bạn: 

2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp là quá trình phân tích nhanh chóng các vấn đề đưa ra và tổng hợp ngắn gọn lại với các nội dung chính. Khi làm bài luận, tác giả cần nghiên cứu, tìm tài liệu để phân tích rõ ràng, triệt để các vấn đề đưa ra trong bài sau đó tóm tắt lại một cách dễ hiểu, ngắn gọn để người đọc cũng như hội đồng có thể nắm bắt nhanh được những thông điệp đưa ra trong bài luận văn.

Phương pháp này giúp tác giả đi sâu, cụ thể hơn vào bản chất của vấn đề nghiên cứu. Giúp người đọc hiểu rõ được các khía cạnh của vấn đề một cách triệt để nhất.

Khi áp dụng phương pháp này tác giả cần có sự hiểu biết nhất định về vấn đề đưa ra để tránh phân tích tổng hợp những thông tin không liên quan, sai lầm dẫn đến hiểu nhầm cho người đọc.

Phương pháp này thường được sử dụng ở phần mở đầu, kết luận hoặc trong phần bàn luận của bài luận văn.

3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là cách đối chiếu hiện tượng, sự việc này với hiện tượng, sự việc khác để thấy rõ các điểm giống và khác nhau. Đây là phương pháp khá lâu đời và thường được sử dụng. Có rất nhiều cách so sánh khác nhau như: so sánh tuyệt đối, tương đối, so sánh bình quân hay so sánh theo chiều ngang, dọc…

Phương pháp này giúp đối chiếu các sự việc với thực tế một cách chân thật nhất, thấy rõ điểm chung hay riêng của vấn đề. Sử dụng phương pháp này một cách linh động sẽ giúp nêu bật được điểm mạnh của bài luận văn. 

Đôi khi tập trung quá vào kết quả của phương pháp so sánh sẽ khiến tác giả có cái nhìn ngắn hạn, hạn chế tầm nhìn tổng quan, lâu dài.

Phương pháp này thường được sử dụng trong phần nêu dẫn chứng và thực trạng của vấn đề. 

4. Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong bài luận văn. Phương pháp này được sử dụng để nêu ra những thông tin mang tính tương đồng hoặc tương phản với đề tài, giúp làm nổi bật đề tài của bài luận văn.

Phương pháp này sẽ đưa ra thêm các thông tin bổ sung, chứng minh cụ thể cho các luận điểm đưa ra trong bài luận văn, giúp tăng tính thuyết phục của cả bài.

Khi sử dụng quá đà phương pháp này sẽ khiến bài luận văn của bạn bị lan man, không tập trung. Bài luận văn quá dài gây cảm giác nhàm chán cho người đọc.

Phương pháp này thường liên quan đến các tài liệu trích dẫn, tham khảo và thường sử dụng trong phần nêu dẫn chứng thực tế trong bài luận văn.

5. Phương pháp dùng số liệu

Phương pháp dùng số liệu

Phương pháp dùng số liệu

Phương pháp này là cách thu thập các số liệu, thông tin sơ cấp, thứ cấp để chứng minh giả thuyết, lý luận của bài luận văn. Việc vận dụng phương pháp này sẽ giúp các thầy cô có ấn tượng tốt hơn với bài, một tác giả chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.

Phương pháp này giúp bài luận văn trở nên có tính khách quan, xác thực, thực tế hơn.

Phương pháp này có tính thực tế cao nên các con số đều cần chính xác, cụ thể. Bất kỳ sự sai sót, nhầm lẫn nào cũng sẽ khiến cho bài luận văn trở nên thiếu tính chuẩn xác, bị đánh giá kém.

Phương pháp này thường được sử dụng trong phần thực trạng hay phân tích thực tiễn của phạm vi nghiên cứu.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nghiên cứu, làm bài luận văn thì bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng dịch vụ viết luận văn uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng đến từ Tri thức cộng đồng - 1 trong top 5 đơn vị chuyên nghiệp nhất về ngành viết thuê luận văn trên thị trường Việt Nam hiện nay!

Khi làm bài, tùy vào đề tài nghiên cứu bạn có thể sử dụng một hoặc tất cả các phương pháp nghiên cứu trong luận văn nêu trên. Hy vọng với những kiến thức này sẽ hỗ trợ bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ về các phương pháp, để có thể vận dụng tốt nhất cho bài luận văn của mình. 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận