Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Rủi Ro Tín Dụng Là Gì? Nguyên Nhân Và Đặc Điểm Rủi Ro Tín Dụng

0/5 (0 đánh giá) 0 bình luận

 

Với những người hoạt động và làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì chắc hẳn không còn xa lạ với rủi ro tín dụng. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Tại sao lại xảy ra rủi ro tín dụng? Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cùng bạn đi tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân và đặc điểm của hoạt động tín dụng này.

1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Trước khi tìm hiểu rủi ro tín dụng là gì thì bạn cần nắm được định nghĩa hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là những hoạt động diễn ra tại tất cả các ngân hàng. Hoạt động này có tác động mạnh mẽ đến khả năng lưu thông nguồn vốn. Chính sự lưu thông này sẽ tạo ra nguồn thu cho các ngân hàng, không để tiền “đứng im một chỗ”.

Ảnh 1: Khái niệm rủi ro tín dụng
Ảnh 1: Khái niệm rủi ro tín dụng

Tuy nhiên, không phải hoạt động giao dịch nào cũng đều mang lại nguồn thu 100% mà không có những rủi ro. Sự thật là tất cả hoạt động giao dịch đều ẩn chứa rất nhiều nguy cơ, có khả năng tác động tiêu cực đến ngân hàng. Những nguy cơ tiềm tàng đó được gọi chung là rủi ro tín dụng.

Nhìn chung, câu hỏi rủi ro tín dụng là gì được định nghĩa đơn giản như sau. Đó là tình trạng thâm hụt, tổn thất về tài chính, nguồn vốn, gây ra những khó khăn, trục trặc trong các hoạt động giao dịch của ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề khách hàng không thể chi trả được số tiền gốc và lãi mà họ đã vay ngân hàng hoặc số tiền cần phải thanh toán hàng tháng đúng thời hạn cho một mục đích nào đó. 

2. Đặc điểm rủi ro tín dụng  

Ảnh 2: Đặc điểm rủi ro tín dụng
Ảnh 2: Đặc điểm rủi ro tín dụng

Vậy đặc điểm của rủi ro tín dụng là gì? Cụ thể, rủi ro tín dụng bao gồm 4 đặc điểm chính như sau: 

  • Đặc điểm đầu tiên của rủi ro tín dụng phải kể đến đó là nó có tác động rất lớn, gây tổn thất nghiêm trọng đối với ngân hàng. Thậm chí, nếu rủi ro tín dụng không được khống chế và khắc phục một cách hiệu quả nó còn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, sự phát triển của một đất nước. 

Ví dụ trong trường hợp khách hàng thực hiện vay tiền tại ngân hàng nhưng không thể thực hiện theo đúng những điều khoản trong giao kết mà số tiền lại quá lớn thì rất có thể sẽ khiến cho ngân hàng lâm vào cảnh lao đao. Do đó để tránh rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ phải đề ra kế hoạch cụ thể để ngăn chặn tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc quá nghiêm trọng. 

  • Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở nhiều mảng, nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm bảo lãnh, tài trợ thương mại, chứng khoán,… Nhìn chung, các hoạt động tín dụng có quy mô càng rộng, có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận cao thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro.
  • Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn.
  • Hoạt động quản lý rủi ro là việc ngân hàng tác động và điều chỉnh các hoạt động tín dụng nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến nguồn tiền. Việc làm này được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau từ công cụ rà soát đến công cụ quản lý cũng như hệ thống cán bộ nhân viên trong ngân hàng. 

3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là gì? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải nhìn theo cả hai hướng chủ quan và khách quan để đánh giá.

Ảnh 3: Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Ảnh 3: Nguyên nhân rủi ro tín dụng

3.1. Các nguyên nhân khách quan

  • Các yếu tố về môi trường kinh tế 
  • Chu kỳ phát triển kinh tế: 

Hoạt động tín dụng nếu được đặt trong một môi trường kinh tế có tăng trưởng ổn định thì tất nhiên nó cũng phải đối mặt với ít rủi ro hơn. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế không đáp ứng được yếu tố ổn định và an toàn thì các hoạt động tín dụng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và rủi ro.

Những vấn đề và rủi ro này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến khủng hoảng, suy thoái kinh tế. Về phía ngân hàng, nó có thể gây ra thua lỗ và phá sản.

  • Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: 

Có thể thấy, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh và mạnh. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ nợ xấu gia tăng không kiểm soát. Lúc này môi trường kinh tế là một môi trường có tính cạnh tranh cao, thậm chí là khốc liệt.

Khách hàng cũng chính là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng này. Do đó mà họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ cao hơn, không thể chi trả cho các khoản tiền đã vay từ ngân hàng. 

Đồng thời, sự cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế cũng là một chướng ngại vật lớn đối với các ngân hàng trong nước. Nếu ngân hàng không thể trụ vững được trước làn sóng xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài thì rất có thể sẽ tự mình đào thải chính mình. 

  • Các yếu tố về môi trường pháp lý 
  • Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp: 

Thực tế cho thấy pháp luật hiện hành tại Việt Nam vẫn chưa thể hiện được tính đồng bộ, vẫn còn nhiều khe hở khiến nguy cơ rủi ro tín dụng xảy đến với ngân hàng cao hơn.

  • Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ khách hàng vay 
  • Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: 

Mặc dù khi trình bày hồ sơ vay vốn, khách hàng đều sẽ phải đưa ra mục đích sử dụng rõ ràng và chứng minh khả năng tài chính để trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên rất nhiều khách hàng sau khi vay vốn thành công lại sử dụng sai mục đích, thậm chí là không có thiện chí trong việc trả nợ dẫn đến các rủi ro về tài chính đối với ngân hàng. 

  • Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém: 

Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ. 

  • Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: 

Các báo cáo tài chính trong hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp vẫn còn chưa được xác thực do đó mà nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với ngân hàng.  

3.2. Nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng

  • Rủi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng: 

Chính sách tín dụng không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại phải chịu thiệt thòi.

  • Do những yếu kém và thiếu sót của cán bộ tín dụng: 

Cán bộ tín dụng không đủ năng lực, trình độ hoặc còn những thiếu sót trong quá trình quản lý, kiểm soát các hoạt động tín dụng cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cấp vốn cho các dự án không có hiệu quả, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. 

  • Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay: 

Việc giám sát và quản lý sau cho vay là rất cần thiết và phải được thực hiện một cách thường xuyên. Điều này sẽ giúp các cán bộ tín dụng kiểm soát và nắm bắt được một cách tốt nhất các vấn đề từ phía khách hàng. Từ đó phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn và xây dựng biện pháp đối phó thích hợp. 

Ngày nay, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, do đó hiếm có sự hợp tác với nhau để nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng vay. Chính vì thiếu sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng mà một khách hàng mất uy tín do không trả được ở ngân hàng này lại chạy sang các ngân hàng khác vay, dẫn đến rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

Xem thêm: 

Đặc điểm tài chính công

Phân loại cho vay tiêu dùng

Trên đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi rủi ro tín dụng là gì cũng như đặc điểm, nguyên nhân của loại rủi ro này. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã thu được cho mình những kiến thức bổ ích nhất về rủi ro tín dụng.

Nếu như bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào cần giải đáp và giúp đỡ về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận