Cách Lựa Chọn Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Mầm Non Hay Nhất
Để có thể viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay thì trước tiên người viết phải tìm được đề tài tốt. Tuy nhiên thực tế rất nhiều người gặp khó khăn ngay từ chính khâu chọn đề tài này.
Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn quy trình chọn đề tài cũng như danh sách đề tài để bạn tham khảo và áp dụng vào trong bài viết của mình.
Tham khảo:
Mục lục [Hiện]
1. Sáng kiến kinh nghiệm mầm non là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm là những ý tưởng sáng tạo được đúc kết từ trong chính quá trình dạy học, nghiên cứu cũng như trải nghiệm của người giáo viên tại cơ sở giáo dục. Giống như tên gọi của nó, đã là sáng kiến kinh nghiệm thì nó phải đảm bảo được tính “mới” cũng như khả năng áp dụng hiệu quả vào trong thực tế.
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non là những sáng kiến đề xuất áp dụng trong môi trường giáo dục mầm non, nơi nuôi dưỡng và phát triển những khả năng đầu đời của trẻ. Môi trường giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng hình thành nên khả năng tiếp thu và nhận thức sau này của trẻ em.
Chính vì vậy mà những sáng kiến kinh nghiệm ở cấp bậc này luôn được quan tâm và đòi hỏi chất lượng mà nó đem lại. Bên cạnh đó, việc không ngừng đưa ra sáng kiến mới cũng sẽ là động lực thôi thúc cho người làm giáo viên cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
2. Đặc điểm của sáng kiến kinh nghiệm
- Tính mục đích:
Sáng kiến kinh nghiệm quản lý mầm non luôn đặt ra những câu hỏi, những mâu thuẫn cần giải quyết như đề tài này đã “gỡ rối” phần nào những khó khăn mang tính thời sự trong công tác giảng dạy và giáo dục tại trường mầm non chưa?
Đồng thời, người viết khi viết sáng kiến kinh nghiệm cũng cần tự đặt câu hỏi cho bản thân mình rằng đối với họ sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa gì, để nâng cao nghiệp vụ công tác, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học…?
- Tính thực tiễn:
Sáng kiến kinh nghiệm phải thể hiện được rằng nó thực sự thích hợp để áp dụng và đem lại hiệu quả trong một môi trường giáo dục cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, tác giả cũng cần trình bày được những kết quả đã thu được trong quá trình áp dụng thử nghiệm của mình.
- Tính sáng tạo khoa học:
Sáng kiến kinh nghiệm đồng thời phải hàm chứa tính sáng tạo trong đó. Điều này có nghĩa rằng sáng kiến đó phải có sự khác biệt và mới mẻ, chưa từng được áp dụng trước đó. Câu hỏi mà bạn cần đặt ra đó là đây có phải là sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất hay chưa?
Ngoài ra, nó còn phải mang tính khoa học, tức là phải có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm nền tảng, chỗ dựa để người viết có thể sáng tạo ra ý tưởng đó.
3. Quy trình lựa chọn viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Như đã đề cập trước đó, muốn viết sáng kiến tốt thì đề tài phải hay. Cái “hay” ở đây rất khó để xác định và rất nhiều người nhầm lẫn đánh đồng cái hay với cái khó. Chính vì thế mà chọn đề tài là bước rất quan trọng. Không phải một đề tài khó sẽ là một đề tài hay. Một đề tài khó nhưng bạn giải quyết nó không hiệu quả thì tất cả sẽ chỉ là ý tưởng, mãi mãi nằm trên giấy và không thể áp dụng vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, thông qua đề tài, người đọc có thể phần nào đánh giá được khả năng sáng tạo, khai thác và góc nhìn mới mẻ của giáo viên. Những yêu cầu cơ bản của một đề tài hay trước hết đó là đề tài hoàn toàn chưa được công bố và áp dụng tại bất cứ cơ sở giáo dục nào.
Đồng thời, đề tài đó cũng cần thể hiện được khả năng áp dụng cao, tức là trước hết phải đảm bảo áp dụng hiệu quả trong phạm vi nhà trường. Cuối cùng là phải xét đến những vấn đề mà đề tài sáng kiến kinh nghiệm có thể giải quyết. Suy rộng ra, đề tài cần phải mang tính thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục, quản lý giáo dục.
Để chọn được đề tài hay, bạn cần phải cân nhắc đến những yếu tố sau đây:
- Tính cấp thiết của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phản ánh rõ thay đổi
4. Tham khảo đề tài một số sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi
Một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi mà bạn có thể tham khảo:
- Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng sống biết chia sẻ quan tâm cho trẻ 5-6 tuổi.
- Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non.
- Những biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường xung quanh.
- Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp thu tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non.
- Một số hoạt động giúp phát triển thể chất ở trẻ 5-6 tuổi.
- Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi.
- Một số phương pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nắm vững 12 biển báo An toàn giao thông cơ bản.
- Một số hoạt động nhằm nâng cao tính tự giác ở trẻ 5-6 tuổi.
- Một số hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo.
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức đóng kịch cho trẻ 5-6 tuổi.
- Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa đồng thời lồng ghép giáo dục về bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi.
- Phương pháp giúp rèn luyện phát âm L – N hiệu quả cho trẻ.
- Một số biện pháp gây hứng thú với con số cho trẻ 5-6 tuổi.
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho trẻ 5-6 tuổi trong việc tiếp thu các biểu tượng toán sơ đẳng.
- Chuẩn bị hành trang cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1.
- Dạy trẻ 5-6 tuổi kỹ năng định hướng không gian.
- Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp giáo dục thể chất hiệu quả, phù hợp với độ tuổi 5-6 tuổi trong trường mầm non.
- Xây dựng môi trường hoạt động học tập, vui chơi sáng tạo cho trẻ phát triển tư duy.
- Một số biện pháp gây hứng thú với dân ca cho trẻ 5-6 tuổi.
- Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp Lá 2 trường Mầm non ABC.
- Phát huy tính tích cực trong tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ mẫu giáo.
- Giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể các câu chuyện cổ tích Việt Nam.
- Một số biện pháp giúp cải thiện khả năng đọc đúng chính tả cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5-6.
- Một số kinh nghiệm trong công tác giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành sự tự tin thông qua các hoạt động trong trường mầm non.
- Một vài biện pháp trong việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực.
- Sáng kiến kinh nghiệm mầm non cho trẻ 5-6 tuổi: Một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non A.
- Một số phương pháp dạy học giúp nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức môn làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi.
- Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2019: Một số hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ em lớp mẫu giáo lớn.
- Một số hoạt động trong giáo dục thể chất giúp nâng cao vận động cho trẻ 5-6 tuổi.
- Một số phương pháp trong dạy học giúp nâng cao chất lượng học môn làm quen chữ cái, đặc biệt là trẻ dân tộc thiểu số 5-6 tuổi.
Download Miễn phí Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi hay nhất TẠI ĐÂY
Trên đây là cách lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm mầm non và danh sách đề tài tham khảo cho bạn lựa chọn. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.
Nếu như bạn có bất cứ khó khăn nào cần giúp đỡ hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ.
0 bình luận
Sắp xếp: Mới nhất