Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Literature Review là gì? Giải Đáp Mọi Thắc Mắc - Update 2021

0/5 (0 đánh giá) 0 bình luận

Literature Review là một phần quan trọng không thể thiếu trong mọi bài luận văn tiếng anh thesis, destination. Tuy vậy, khá nhiều học sinh Việt Nam vẫn còn cảm thấy bỡ ngỡ khi được yêu cầu viết Literature Review. Vậy hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng giải đáp mọi thắc mắc về cách viết Literature Review và các thông tin liên quan ngay trong bài viết dưới đây.

1. Literature Review là gì?

Literature Review Là Gì?

Literature Review Là Gì?

Literature Review, hay còn gọi là Tổng quan lý thuyết, là một phần trong bài viết luận văn nhằm tóm tắt toàn diện nhất các bài nghiên cứu trước đó về một chủ đề cụ thể (Aveyard, 2010). 

Phần Literature review sẽ thường dựa vào các tài liệu như các bài báo luận văn, sách, tạp chí và các nguồn khác có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để tổng kết và đưa ra nhận xét, hoàn thiện.

Thông thường, trong các bài luận văn tiếng anh, phần này có thể đứng như một bài nghiên cứu độc lập và thường được tách ra thành một chương riêng nhằm cung cấp khung lý thuyết/cơ sở lý luận để làm sáng rõ các khái niệm liên quan đến chủ đề đã chọn.

2. Tổng hợp 4 mục tiêu của Literature Review

4 mục tiêu của Literature Review

4 mục tiêu của Literature Review

Có thể nói, Literature Review in research là phần không thể thiếu trong mọi bài luận văn. Viết Literature review giúp nghiên cứu sinh nắm rõ các khái niệm và những đặc tính được nghiên cứu từ trước về chủ đề. 

Cụ thể, các mục tiêu của phần Literature Review được thể hiện như sau:

  • Khảo sát tài liệu: Khi làm bài thesis, luận văn tiếng anh, bắt buộc người nghiên cứu phải nắm rõ những tài liệu đã viết liên quan đến chủ đề. Từ đó, phân tích, chắt lọc và học hỏi những điều mới lạ, đồng thời khai thác các yếu điểm để bổ sung bài nghiên cứu của mình.
  • Tổng hợp thông tin: Tóm tắt các nghiên cứu trước đó, chỉ ra điểm tương đồng và mối liên kết giữa những nghiên cứu này với bài làm của bạn. Nghiên cứu và tổng hợp những thông tin có giá trị, cách trình bày hoặc lối diễn đạt đáng học hỏi để vận dụng vào.
  • Áp dụng phân tích: Sau khi nghiên cứu xong các tài liệu đó, chứng tỏ bạn đã học hỏi được nhiều điều đáng giá từ những nghiên cứu của người khác. Từ đó, tăng cường hiểu biết và kiến thức để áp dụng phân tích theo chủ đề ban đầu.
  • Cải thiện trình bày: Tiếp cận và tìm hiểu nhiều tài liệu, giúp bạn học hỏi đầy đủ các điểm mạnh - điểm yếu của từng bày, giúp tránh lựa chọn các phương pháp hoặc cách tiếp cận kém hiệu quả. Đồng thời, rút ra kết luận hay kiến nghị, định hướng nghiên cứu tốt hơn cho tương lai.

3. Vai trò khi viết literature Review

Vai trò của Literature Review

Vai trò của Literature Review

Bất luận khi viết một bài nghiên cứu nào, nghiên cứu khoa học hay luận văn/luận án, bạn đều phải thực hiện đánh giá các tài liệu liên quan, gọi là Literature Review, để xác định vị trí nghiên cứu cũng như giới hạn kiến thức trong phạm vi hiện tại của bạn. 

Một phần Literature Review nhằm mang đến cho bạn cơ hội:

  • Thể hiện sự am hiểu của bản thân về chủ đề hoặc các bối cảnh về luận văn liên quan đến chủ đề
  • Xây dựng bộ Khung lý thuyết và Phương pháp luận cho nghiên cứu của bạn
  • Định vị bản thân trong giới luận văn, một Literature Review tốt sẽ rất có tác dụng để khẳng định vị trí của bạn.
  • Tập trung và nêu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu của bài, giúp bạn giải quyết lỗ hổng, hoặc tham gia tích cực vào buổi bảo vệ luận văn cuối cùng.

Nếu trong trường hợp Literature Review được viết như một tài liệu độc lập, mục đích của việc này là nhằm đánh giá tình trạng hiện tại của nghiên cứu và chứng minh kiến thức của bạn về chủ đề được bàn luận.

Nắm chắc cách viết Literature Review là một kỹ năng cần thiết rất hữu ích cho bạn, đặc biệt là những sinh viên đang có ý định theo học cao học hoặc những người có mong muốn theo đuổi con đường nghề nghiệp là nghiên cứu.

4. Tổng hợp 2 kiểu thường gặp

Hiện nay, có 2 kiểu tìm hiểu về Literature Review thường gặp, đó là nghiên cứu lý thuyết thuyết trình và nghiên cứu lý thuyết hệ thống. Mỗi kiểu đều có những đặc điểm riêng và tùy từng tình huống cụ thể để áp dụng. 

2 kiểu Literature Review thường gặp

2 kiểu Literature Review thường gặp

4.1. Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh (narrative literature review)

Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh là một phân tích toàn diện và khách quan các kiến ​​thức hiện tại về một chủ đề (Baker, 2016). Nó giúp bạn xác định các dạng mẫu hoặc xu hướng trong tài liệu để bạn có thể tìm ra những lỗ hổng hoặc mâu thuẫn trong khối kiến ​​thức nghiên cứu. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những câu hỏi đủ để chứng minh cho nghiên cứu của bạn.

Kiểu nghiên cứu lý thuyết thuyết minh bao gồm những việc như:

  • Phân tích và tổng kết các tài liệu chặt chẽ, tường tận từng vấn đề
  • Nghiên cứu lý thuyết thông minh, không dựa vào bất kỳ quy trình nào có sẵn
  • Thường chọn lọc những thông tin mang tính trợ giúp và đề xuất theo ý đồ tác giả, mang tính khách quan và yêu cầu sử dụng nhiều bảng biểu chứng minh.
  • Kiểu nghiên cứu này có thể đánh giá được chất lượng cũng như chi tiết ưu và nhược điểm của từng vấn đề theo cách định tính
  • Có thể đề xuất thêm ý kiến cá nhân để tăng tính xác thực của các dữ kiện đã được sử dụng

4.2. Nghiên cứu lý thuyết hệ thống (systematic literature review)

Nghiên cứu lý thuyết hệ thống là một phương pháp giúp đánh giá và diễn giải tất cả các nghiên cứu hiện có liên quan đến một câu hỏi nghiên cứu cụ thể hoặc lĩnh vực chủ đề hoặc hiện tượng quan tâm” (Dybar et al., 2005)

Đối với kiểu nghiên cứu lý thuyết hệ thống, các vấn đề được bao gồm như:

  • Sử dụng các chứng từ nghiên cứu thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu
  • Các bước tiến hành phải diễn ra theo một quy trình thực hiện rõ ràng, cụ thể
  • Các dữ liệu được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp định lượng, áp dụng những tiêu chí cụ thể để lựa chọn hay loại trừ các kết quả
  • Các dữ liệu thu thập riêng lẻ từ các tài liệu có thể tổng hợp lại thành một bài nghiên cứu phân tích tổng hợp có giá trị
  • Nếu thiếu dữ liệu trong quá trình nghiên cứu, tác giả có thể đề xuất hướng nghiên cứu mới trong tương lai bằng cách đưa ra các đề xuất khắc phục vấn đề đang thiếu sót

5. Ví dụ về literature review

Ví dụ về Literature Review

Ví dụ về Literature Review

Giới thiệu chủ đề: Nghiên cứu và phân tích về phong cách giao tiếp giữa nam và nữ, đặc biệt là những cặp vợ chồng, từ đó rút ra kết luận về tác động của việc giao tiếp đến sự hài lòng của những cặp vợ chồng này.

Tên đề tài: Effects of communication on marital satisfaction

Đánh giá:

  • Trước khi bắt đầu viết chính thức phần Literature Review, tác giả đã đưa ra bản tóm tắt định hướng nội dung sẽ triển khai giúp người đọc nắm bắt ý đồ
  • Literature Review được chia thành các chủ đề lớn, mang tính khái quát cao, đồng thời cũng chia thành các giai đoạn thời gian dễ liên tưởng

Link tải: Literature Review Sample 

Như vậy, Tri Thức Cộng Đồng đã chia sẻ hết những kiến bổ ích và thú vị liên quan đến Literature Review là gì. Chắc hẳn trong suốt bài viết này, bạn đã chọn lọc và tiếp thu cho mình được nhiều kiến thức mới lạ góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm làm luận văn của mình. Nếu bạn gặp bất kỳ khúc mắc hay khó khăn gì khi viết Literature review thì hãy liên lạc ngay với đội ngũ Trung tâm để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc ngay nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. Aveyard, H. (2010). Doing a literature review in health and social care: A practical guide (2nd ed.). Berkshire, Great Britain: Open University Press.
  2. McCombes, S. (2021). How to write a literature review. Scribbr. 
  3. Dybar, H. (2005). Announcement (ScienceDirect Article in Press). Assessing Writing, 9(1), III–IV. 
  4. Baker, J. D. (2016). The purpose, process and methods of writing a literature review: Editorial. AORN Journal, 103(3), 265-269.
Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật trái ngành
Học thạc sĩ luật trái ngành