Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết Từ A - Z
Literature review là một yêu cầu mà người viết phải hoàn thiện trong quá trình viết dissertation. Tuy nhiên để hoàn thiện một bài viết đúng chuẩn và đảm bảo các tiêu chí trong thang điểm không phải một điều dễ dàng với bất cứ sinh viên nào. Vì vậy bài viết dưới đây Tri Thức Cộng Đồng tập trung hướng dẫn cách viết literature review chi tiết và dễ hiểu nhất để người viết có hình dung rõ hơn về dạng bài này.
Tìm hiểu thêm về academic writing là gì
Mục lục
Literature review (tổng quan tài liệu hay lược sử nghiên cứu) đưa ra một nghiên cứu khảo sát các nguồn học thuật về một chủ đề cụ thể.
Với tổng quan tài liệu, người viết được cung cấp cái nhìn tổng quan về bài viết của bạn, xác định được mục tiêu nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Khái niệm về research paper là gì
Cách viết literature review đúng chuẩn cần thực hiện qua 5 bước chính:
- Tìm kiếm tài liệu liên quan
- Đánh giá các nguồn
- Xác định chủ đề
- Phác thảo cấu trúc
- Viết bài luận cá nhân
Hướng dẫn Cách Viết Literature Review
1. Bước 1: Tìm kiếm tài liệu liên quan
Công đoạn đầu tiên trong hướng dẫn cách viết literature review trước khi bắt đầu tìm kiếm tài liệu là xác định rõ ràng chủ đề cho bài viết. Nếu bạn đang thực hiện đánh giá tài liệu của một luận văn hay báo cáo nghiên cứu thì tài liệu liên quan cần đáp ứng yêu cầu làm rõ vấn đề và câu hỏi nghiên cứu của bạn.
Ví dụ: Về câu hỏi nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội đến tư duy lứa tuổi từ 15 - 18 tuổi.
1.1. Lập danh sách từ khóa
Từ khoá bao gồm các khái niệm, các từ đồng nghĩa và các thuật ngữ có liên quan. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, người viết có thể phát hiện ra nhiều từ khoá mới có tác dụng khai thác sâu hơn đề tài.
Ví dụ: Với câu hỏi: Tác động của mạng xã hội đến tư duy lứa tuổi từ 15 - 18 tuổi, người viết có thể tra cứu từ khóa như sau:
- Mạng xã hội, Facebook, Instagram, Twitter, TikTok
- Nhận thức về bản thân, lòng tự tôn, trị liệu tinh thần
- Gen Z, sinh viên, học sinh
1.2. Tiến hành tìm nguồn
Với bộ từ khoá đã nghiên cứu, người viết bắt đầu thực hiện tìm kiếm nguồn. Dưới đây là tổng hợp các địa chỉ giúp quá trình tra cứu tiện lợi và có kết quả tốt:
- Kho tài liệu của thư viện trường đại học
- Google Scholar
- JSTOR
- EBSCO
- Project Muse (chuyên tài liệu về khoa học xã hội và nhân văn)
- Medline (chuyên tài liệu về khoa học đời sống và y sinh)
- EconLit (chuyên tài liệu về kinh tế học)
- Inspec (chuyên tài liệu về vật lý, kỹ thuật và khoa học công nghệ)
Tiến hành tìm nguồn bằng nhiều công cụ khác nhau
1.3. Sử dụng các thủ thuật tìm kiếm
Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuật toán tìm kiếm sẽ giúp người viết thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình
- VÀ để liên kết nhiều hơn một cụm từ khoá và cho ra nguồn gần hơn với chủ đề
Ví dụ: Mạng xã hội VÀ gen Z VÀ xu hướng sử dụng
- HOẶC giúp ích cho quá trình tìm kiếm nguồn sẽ chứa một hoặc nhiều từ đồng nghĩa
Ví dụ: Gen Z HOẶC thanh thiếu niên HOẶC học sinh, sinh viên
- KHÔNG nhằm loại trừ các kết quả chứa cụm từ có liên quan
Ví dụ: khoai KHÔNG phải một loại quả
Để biết nguồn tài liệu này có hữu ích hay không, bạn có thể đọc phần tóm tắt hoặc kiểm tra mục lục.
Một cách để xác định ấn phẩm quan trọng về chủ đề bạn lựa chọn đó là tổng hợp lại các trích dẫn. Với các tác giả, sách hoặc bài báo giống nhau được liên tục xuất hiện trong bài đọc, đây là nguồn tài liệu cần khai thác chủ đạo.
2. Bước 2: Đánh giá và chọn nguồn
Trong quá trình thu thập nguồn tài liệu, người viết nên lựa chọn nguồn tài liệu hữu ích nhất đối với chủ đề bài viết của mình. Đối với mỗi dạng tài liệu, cách viết literature review cần đặt một số câu hỏi như sau:
- Nội dung chính tài liệu đề cập đến là gì?
- Tài liệu bao gồm các khái niệm nào và được giải nghĩa như nào?
- Các lý thuyết, mô hình và phương pháp chính được đưa ra là gì? Cách thức tiếp cận vấn đề sáng tạo hay không?
- Kết quả và kết luận của nghiên cứu chỉ ra vấn đề nào?
- Mối quan hệ giữa ấn phẩm với hệ thống các nghiên cứu đã có? Nó có minh chứng, bổ sung hay trái quan điểm với các nguồn tri thức khác hay không?
- Cách vận dụng tài liệu có ích cho bài viết của bạn? Những luận điểm và cách giải thích của nó?
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của tài liệu
Thu thập tài liệu khoa học và có tính chọn lọc
2.1. Cách xác định mức độ quan trọng của tài liệu đối với literature review
Người viết cần xác định mức độ quan trọng của tài liệu với literature review để nâng cao tính khoa học và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của bài luận.
- Tài liệu mang tính bước ngoặt
Những tài liệu mang tính bước ngoặt và đưa ra hướng nghiên cứu mới, tư duy xây dựng sáng tạo chắc chắn sẽ trở thành nguồn tài liệu đáng tin cậy và đắt giá cho cách viết literature review bạn.
- Đo lường số lượng trích dẫn trên Google Scholar
Một mẹo nhỏ để xác định tầm quan trọng của tài liệu chính là đo lường số lượng trích dẫn trên Google Scholar. Con số trích dẫn càng cao thì mức độ ảnh hưởng của bài viết đó trong lĩnh vực bạn tìm kiếm càng có sức ảnh hưởng và phù hợp để đưa vào đánh giá tài liệu của bạn.
- Xác định phạm vi tài liệu
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà phạm vi đánh giá sẽ có sự thay đổi nhất định.
Đối với các môn khoa học kỹ thuật, người viết thường chỉ nên xem xét các tài liệu trong khoảng thời gian gần.
Tuy nhiên đối với lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, người viết có thể khai thác những tài liệu có tính lịch sử lâu dài. Điển hình như việc chỉ ra sự chuyển hoá về cách giải thích một khái niệm theo thời gian.
Ví dụ: Khi nghiên cứu về cách mạng tư sản, người viết cần nghiên cứu những tài liệu có lịch sử lâu đời như tuyển tập của Lê-nin.
2.2. Ghi chú và trích dẫn nguồn tài liệu
Trong quá trình thu thập tài liệu, người viết cần ghi chú lại các thông tin nhằm phục vụ cho nội dung của bài viết cá nhân. Một lưu ý hết sức quan trọng là cần cẩn trọng trước các lỗi đạo văn.
- Tạo thư mục chú thích
Song song với việc tìm kiếm tài liệu, người viết có thể tạo một thư mục chú thích để giúp tổng hợp thông tin trích dẫn đầy đủ và viết một đoạn tóm tắt, phân tích cụ thể cho mỗi nguồn. Đây là giải pháp tối ưu giúp bạn tiết kiệm thời gian và hệ thống khoa học những tài liệu đã đọc.
- Trích dẫn theo quy ước chung
Trong quá trình tạo trích dẫn, bạn có thể tham khảo các cách trích dẫn có tính quốc tế như trích dẫn APA hay MLA. Đồng thời, các phần mềm hỗ trợ kiểm tra đạo văn giúp bài viết của bạn đảm bảo tính độc quyền.
>> Đọc thêm: Methodology Là Gì? Hướng Dẫn Cách Viết Research Methodology
3. Bước 3: Xác định chủ đề
Hướng dẫn Cách Viết Literature Review khi xác định chủ đề
Để bắt đầu lập dàn ý và đề ra phương hướng của bài viết, người làm cần hiểu mối liên hệ giữa các nguồn đã đọc. Dựa vào việc đọc lại ghi chú, bạn có thể xác định:
- Xu hướng: Cách tiếp cận của tài liệu đã dần trở nên phổ biến hơn hay ít hơn theo thời gian?
- Chủ đề: Những câu hỏi và khái niệm lặp lại trên tài liệu nào?
- Tranh luận, mâu thuẫn: Các luận điểm đưa ra không thống nhất ở đâu?
- Tài liệu quan trọng: Định hướng, quan điểm của tài liệu nào mang tính bước ngoặt và làm thay đổi cục diện của lĩnh vực này?
- Điểm thiếu sót: Những hạn chế của tài liệu cần được giải quyết là gì?
Bước tiến hành đánh giá và kiểm định tài liệu này của cách viết literature review giúp người viết xác định cấu trúc của bài luận cá nhân và nhận định được khả năng đóng góp kết quả nghiên cứu vào hệ thống tri thức hiện có.
Ví dụ:
Khi xem xét các tài liệu trên mạng xã hội và sự ảnh hưởng tới con người ở trên, bạn nên lưu ý rằng:
- Hầu hết các nghiên cứu lấy phụ nữ trẻ làm đối tượng mục tiêu
- Sự quan tâm đối với các khía cạnh trực quan của mạng xã hội ngày càng tăng
- Tuy nhiên các nghiên cứu trên các nền tảng trực quan cao như Instagram hay TikTok vẫn chưa giải quyết triệt để. Vì vậy người viết có thể giải quyết lỗ hổng này ngay trong bài luận của mình.
4. Bước 4: Lên cấu trúc bài Literature Review
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để hình thành nội dung của bài phê bình tài liệu. Tuy nhiên, người viết nên có sẵn ý tưởng sơ bộ về chiến lược của mình trước khi bắt đầu viết.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu độ dài của bài phê bình tài liệu, cách viết literature review có thể áp dụng những chiến lược sau:
4.1. Theo thời gian
Phương hướng tiếp cận theo thời gian để nhận ra sự phát triển của chủ đề được cho là đơn giản nhất. Tuy nhiên người viết dễ đi vào lối mòn liệt kê và tóm tắt nội dung các nguồn theo thứ tự.
Cần cố gắng phân tích các mô hình, bước ngoặt và các tranh cãi xoay quanh lĩnh vực bạn tìm hiểu. Trên cơ sở nhìn nhận thực trạng nghiên cứu, bạn có thể phát triển tư duy sáng tạo của bản thân và hình thành nên cách lý giải mới cho vấn đề.
4.2. Theo chuyên đề
Nếu bạn đã xác định được chủ đề trung tâm, bạn có thể phát triển bài viết theo hệ thống sơ đồ cây. Cụ thể, bài viết cần đưa ra hệ thống luận điểm chặt chẽ để làm rõ và minh chứng cho quan điểm của chủ đề.
Ví dụ: Xét về khía cạnh không ủng hộ các chính sách di cư, bạn có thể đề ra những bất cập liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe, rào cản ngôn ngữ, thái độ văn hoá, tệ nạn xã hội và khả năng tiếp cận kinh tế.
Cách lên cấu trúc bài Literature Review
4.3. Phương pháp luận
Trong trường hợp hệ thống tài liệu của bạn từ nhiều ngành hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bạn có thể muốn so sánh các kết quả và kết luận thu được từ các cách tiếp cận khác nhau.
Ví dụ:
- Xem kết quả nào xuất hiện trong nghiên cứu định lượng hay nghiên cứu định tính
- Cách tiếp cận đề tài đi từ thực tiễn khách quan hay cơ sở lý thuyết
- Chia tài liệu thành các nguồn xã hội học, lịch sử, văn hoá
4.4. Lý thuyết
Tổng quan tài liệu đóng vai trò là nền tảng cho một khung lý thuyết. Người viết có thể sử dụng nó như công cụ để thảo luận các vấn đề khác nhau xoay quanh khái niệm chính.
Vận dụng lý thuyết để tiếp cận với đề tài tranh luận hoặc kết hợp các khái niệm khác nhau là cách để hình thành lên khuôn khổ cho nghiên cứu của mỗi người.
5. Bước 5: Viết bài
Giống như bất kỳ bất kỳ văn bản học thuật nào khác, cách viết literature review cũng có cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
5.1. Mở bài
Phần mở đầu cần tập trung thể hiện trọng tâm và mục đích của bài thesis. Bạn hãy nhắc lại vấn đề trọng tâm hoặc đưa ra một bản tóm tắt ngắn gọn về bối cảnh nảy sinh vấn đề. Bạn cũng có thể nhấn mạnh vào tính cấp thiết của đề tài hoặc chỉ ra những lỗ hổng chưa được giải quyết triệt để.
5.2. Thân bài
Tuỳ thuộc vào độ dài của bài phê bình tài liệu mà bạn có thể chia phần thân bài ra thành nhiều luận điểm chính, phụ. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng tiêu đề phụ cho mỗi luận điểm, áp dụng khoảng thời gian hoặc phương thức tiếp cận riêng.
4 mẹo để viết thân bài đúng chuẩn:
- Tóm tắt và tổng hợp: nêu khái quát những luận điểm chính và hệ thống lại thành một tổng thể chặt chẽ và mạch lạc
- Phân tích và diễn giải: Kết hợp phân tích các quan điểm của nghiên cứu khác và diễn giải của bản thân, thảo luận sâu về tầm quan trọng của các phát hiện trong mối quan hệ với tài liệu
- Đánh giá: đề cập đến điểm mạnh và những thiếu sót từ hệ thống nguồn tài liệu đã thu thập
- Viết thành một đoạn văn: đảm bảo các yếu tố ngôn ngữ chuyển tiếp, câu chủ đề để làm rõ sự liên kết, so sánh và đối lập.
Ví dụ cách viết thân bài
5.3. Kết bài
Trong phần kết luận, người viết cần tóm tắt những phát hiện chính được thân bài đề cập và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng. Cách viết literature review hoàn chỉnh là khi chỉ ra được phương hướng giải quyết các lỗ hổng tri thức và đóng góp kiến thức mới. Hoặc thảo luận về cách người viết rút ra từ những lý thuyết hiện có để hình thành cấu trúc lập luận cho riêng mình.
Sau khi viết xong literature review, đừng quên đọc kỹ để sửa các lỗi không cần thiết.
Xem thêm về bài methodology mẫu
6. Lưu ý khi viết Literature review
Khi viết literature review bạn cần lưu tâm đến những vấn đề sau để bài viết của mình thực sự lưu loát, có hệ thống và có chiều sâu.
- Giới thiệu rõ ràng:
Tốt nhất bạn nên trình bày ý tưởng của mình ngay từ phần đầu để người đọc có thể định hình được những gì bạn sẽ làm. Đừng để đến cuối mới viết ý chính, nó sẽ khiến người đọc chán nản và mất phương hướng với những gì mà bạn đã và đang viết.
- Tài liệu chưa bao quát:
Bạn cần lưu ý trong quá trình tìm kiếm tài liệu, nên đảm bảo chúng có tính bao quát và toàn diện, có thể trả lời cho câu hỏi mà bạn đặt ra dưới mọi khía cạnh.
- Khẳng định và bằng chứng mập mờ, không rõ ràng:
Hãy nhớ rằng, trước khi đưa ra bất cứ luận điểm nào, bạn cần chắc chắn với ý kiến đó, không nên viết theo kiểu nửa vời, không có chính kiến.
7. Hướng dẫn cách trình bày Literature Review
Cấu trúc đầy đủ của phần literature review mẫu thường gồm 3 phần như sau:
- Parent Theory (Theory Based) – Lý thuyết nền:
Trình bày nền tảng lý thuyết phục vụ cho vấn đề cần nghiên cứu. Bạn có thể đưa ra những khái niệm, lý thuyết của môn học để định hướng kiến thức.
- Research Problem Theory – Lý thuyết trực tiếp:
Trình bày những lý thuyết trọng tâm của vấn đề nghiên cứu. Song song với đó, bạn cũng cần đưa ra hệ thống lập luận để giúp cho phần lý thuyết này trở nên dễ hiểu hơn.
- Research Issues (Your Study) – Xây dựng vấn đề, mô hình, giả thuyết:
Đây là phần cuối cùng và quan trọng nhất. Thông qua những nghiên cứu khoa học, lý thuyết đã đưa ra trước đó, bạn cần phải trình bày lại những giả thuyết và dự đoán mà bạn đặt ra cho vấn đề nghiên cứu.
8. Giải đáp 1 số thắc mắc về Literature Review
Những thắc mắc mà nhiều người thường đặt ra sẽ được giải đáp ngay sau đây:
- Literature review là công cụ để định hướng và phát triển đề tài, làm nổi bật vấn đề nghiên cứu
- Literature review không phải là phần quan trọng nhất của luận văn nhưng nó là nền tảng, làm cơ sở để người đọc nắm được tổng quan toàn bài
- Điều quan trọng khi viết literature review đó là nó phải thể hiện được tính liên kết giữa các công trình nghiên cứu khoa học.
Với các hướng dẫn chi tiết của chúng tôi trong cách viết literature review, hy vọng bạn có thể phát triển cấu trúc tốt cho bài viết của mình. Đến với Tri Thức Cộng Đồng, bạn sẽ có cơ hội sử dụng dịch vụ viết thuê essay hợp lý cùng hệ thống tri thức đa dạng và mới nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn trên hành trình tri thức.
Tài liệu tham khảo:
Scribbr, How to write a literature review
Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng
0 bình luận
Sắp xếp: Mới nhất