Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

4/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Cơ sở hạ tầng là gì? Và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là gì? Hãy cùng Tri thức cộng đồng tìm hiểu trong bài viết ngắn sau đây!

Cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng là gì?

1. Các khái niệm liên quan

1.1. Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội.

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

Kết cấu của cơ sở hạ tầng gồm 3 bộ phận:

– Quan hệ sản xuất tàn dư

– Quan hệ sản xuất thống trị

– Quan hệ sản xuất mầm mống

Cơ sở hạ tầng của xã hội của thể bao gồm những quan hệ sản xuất thống rị, những quan hệ sản xuất tàn dư và những quan hệ sản xuất mầm mống.

Quan hệ sản xuất thống trị là quan hệ sản xuất bao trùm xã hội, quyết định bản chất của cơ sở hạ tầng.

Quan hệ sản xuất tàn dư là quan hệ sản xuất của xã hội còn rơi rớt lại.

Quan hệ sản xuất mầm mống là mầm mống của phương thức sản xuất mới trong tương lai.

Những đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quyết định, Trong cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế, những kiểu quan quan hệ sản xuất thì kiểu quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữu vai trò chủ đạo chi phối các thành phần kinh tế và kiểu quan hệ sản xuất khác: nó quyết định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội.

1.2. Kiến trúc thượng tầng

Là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Trong kết cấu kiến trúc thượng tầng thì Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất. Bởi vì, Nhà nước nắm trong tay sức mạnh kinh tế và bạo lực, nó chi phối mọi bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng và các bộ phận này phải phục tùng nó.

Xem thêm các tài liệu liên quan khác: 

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội

Cùng tìm hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội: 

2.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, tính chất kết cấu của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như thế nào, tính chất của nó ra sao, giai cấp đại diện cho nó như thế nào thì hệ thống thiết chế chính trị pháp quyền, đạo đức, triết học v..v.. và quan hệ của các thể chế tương ứng với các thiết chế ấy cũng như vậy. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng thể hiện ở những mặt sau:

– Cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định sự hình thành kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy.

– Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái kinh tế xã hội nhật định, khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo.

– Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó.

Ví dụ cơ chế bao cấp tương ứng với nó là Nhà nước xơ cứng, mệnh lệnh quan liêu

Cơ chế thị trường tương ứng với nó là Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái KTXH.

2.2. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng củng cố, bảo vệ duy trì CSHT sinh ra nó và đấu tranh chống lại CSHT và KTTT đối lập với nó.

Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra nhưng sau khi xuất hiện nó có tính độc lập tương đối do đó nó tác động lại cơ sở hạ tầng thể hiện ở những mặt sau:

– Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó và tìm cách xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ, kiến trúc thượng tầng cũ. Nó luôn luôn giữ lại và kế thừa những cái cũ đã làm tiền đề cho cái mới.

Ví dụ: Nhà nước tư sản hiện đại củng cố, bảo vệ, phát triển sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Còn Nhà nước vô sản thì bảo vệ, phát triển sở hữu xã hội (tập thể).

Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng thì Nhà nước là yếu tố cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ sở hạ tầng. Vai trò của Nhà nước tác động đối với cơ sở hạ tầng thể hiện ở 3 chiều hướng. Bằng công cụ pháp luật, bằng sức mạnh kinh tế và sức mạng bạo lực của Nhà nước có thể tác động làm cho kinh té phát triển theo chiều hướng tất yếu.

Nhà nước là yếu tố tác động trở lại mạnh mẽ nhất đối với CSHT vì nó là công cụ bạo lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.

Nó không chỉ thực hiện chức năng kinh tế bằng hệ thống chính sách kinh tế – xã hội đúng, nó còn có tác dụng trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng cũng phải thông qua thì mới có hiệu lực đối với CSHT.

Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại CSHT theo hai chiều:

– Tích cực: Khi KTTT tác động cùng chiều với những quy luật vận động của CSHT thì nó thúc đẩy CSHT phát triển. Do đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

– Tiêu cực: Khi KTTT tác động ngược chiều với những quy luật vận động của CSHT, khi nó là sản phẩm của quan hệ kinh tế lỗi thời thì nó cản trở, kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó, nó kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Nguồn: Tri thức Cộng đồng Chất lượng

Các tìm kiếm liên quan khác: cơ sở hạ tầng của xã hội là, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là gì, cơ sở hạ tầng tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng trong xây dựng là gì, cơ sở hạ tầng giao thông, …

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật trái ngành
Học thạc sĩ luật trái ngành