Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Bố Cục Bài Tiểu Luận Tiêu Chuẩn Kèm Hướng Dẫn Chi Tiết

4/5 (6 đánh giá) 0 bình luận

Bài viết chia sẻ về bố cục bài tiểu luận và những nội dung bắt buộc phải có trong một bài luận tiêu chuẩn kèm theo đó là những hướng dẫn cụ thể giúp cải thiện chất lượng bài luận. Những nội dung được trình bày dựa trên những quy định của các trường đại học và kinh nghiệm từ các bài luận trước đây đã đạt kết quả cao. Hãy theo dõi và ghi lại những kiến thức có ích cho bài tiểu luận của bạn.

Bố cục của một bài tiểu luận hoàn chỉnh thường gồm có 4 phần chính

- Lời cảm ơn

- Lời mở đầu

- Phần nội dung

- Phần kết luận

1. Lời cảm ơn trong bài tiểu luận

Lời cảm ơn luôn là một điều cần thiết trong cuộc sống bình thường để thể hiện sự biết ơn tới những người đã giúp đỡ mình trong một việc nào đó và lời cảm ơn trong bài tiểu luận cũng vậy. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những nội dung và yêu cầu cần thiết của lời cảm ơn trong bài luận để có được một phần lời cảm ơn hiệu quả nhất.

1.1. Những yêu cầu cần có trong lời cảm ơn

Lời cảm ơn trong bài tiểu luận

Lời cảm ơn trong bài tiểu luận

- Lời cảm ơn trong mỗi bài tiểu luận thể hiện sự biết ơn của người thực hiện bài tiểu luận đến với những người đã giúp đỡ mình nghiên cứu và hoàn thành được một bài luận hoàn chỉnh.

- Lời cảm ơn sẽ giúp cho bài tiểu luận của bạn trở lên chỉn chu hơn và ấn tượng hơn trong mắt người đọc.

- Hội đồng chấm thi cũng sẽ đánh giá được sự nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, nhận sự hướng dẫn đầy đủ và thấy được sự cố gắng của bạn đối với đề tài và bài luận.

- Khi viết lời cảm ơn bạn cần trình bày đủ 3 yêu cầu chính:

+ Đưa ra lời cảm ơn và lý do lời cảm ơn

+ Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài

+ Cuối cùng bạn cũng cần thêm một lời chúc để lời cảm ơn thêm phần đầy đủ.

1.2. Đưa ra mẫu ví dụ lời cảm ơn 

Tên đề tài: Những cơ chế hình thành và quá trình phát triển của các hiện tượng trong tâm lý của con người

Trích dẫn lời cảm ơn:

“Con xin chân thành cảm ơn giáo thọ ThS. Ngô Minh Duy đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn con rất nhiều thông qua các buổi học, các buổi thảo luận trực quan về bộ môn Tâm Lý Học, nhờ đó mà bài luận văn này của con đã được hoàn thành một cách xuất sắc nhất...”

Link tham khảo tài liệu hoàn chỉnh miễn phí: Lời cảm ơn trong bài tiểu luận

2. Lời mở đầu trong bài tiểu luận

Lời mở đầu luôn là phần được đánh giá là khá quan trọng trong tất cả các bài tiểu luận. Vậy lời mở đầu trong một bài tiểu luận cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? Hãy theo dõi phần nội dung dưới đây để thực hiện một lời mở đầu hoàn chỉnh cho bài luận của mình nhé!

2.1. Những yêu cầu cần phải có trong lời mở đầu

Lời mở đầu trong bài tiểu luận

Lời mở đầu trong bài tiểu luận

- Lời mở đầu trong bài tiểu luận được coi là một bản tóm tắt ngắn gọn của toàn bộ nội dung của bài.

- Người đọc khi đọc phần mở đầu thì có thể hiểu được khái quát một cách tốt nhất về nội dung như: dẫn dắt người đọc đến với chủ đề chung nhất của đề tài, nhận diện được phần trọng tâm mà bài muốn nhắm đến và nhận được quan điểm chính nhất từ người viết.

- Phần mở đầu cần phải đảm bảo 5 nội dung chính:

+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: nêu ra được những yếu tố nào khiến cho bạn quan tâm đến đề tài và sử dụng nó làm nội dung nghiên cứu chính.

+ Mục tiêu để nghiên cứu: đưa ra một mục tiêu cụ thể sau quá trình nghiên cứu để người đọc biết được kết quả bạn muốn nhắm đến sau bài tiểu luận

+ Phạm vi của nghiên cứu: trình bày các phạm vi mà bạn muốn giới hạn trong quá trình nghiên cứu nội dung.

+ Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là gì và sử dụng như thế nào.

+ Kết cấu nội dung của bài: tóm tắt lại các chương lớn nhất, chung nhất của cả bài

2.2. Đưa ra mẫu ví dụ cho lời mở đầu

Tên đề tài: Những cơ chế hình thành và quá trình phát triển của các hiện tượng trong tâm lý của con người

Trích đoạn lời mở đầu:

“Thế giới tâm lý học của con người là vô cùng phong phú và kỳ diệu. Chính vì thế, tâm lý học của con người được nghiên cứu rất nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới nhưng không ai có thể hoàn toàn hiểu hết về thế giới đó,....”

Link tham khảo tài liệu đầy đủ và miễn phí: Lời mở đầu trong bài tiểu luận

Bài tiểu luận nào cũng phải đáp ứng một bố cục theo quy định về cấu trúc, hình thức và cách viết. Trong đó thì lời mở đầu tiểu luận đóng một vai trò khá quan trọng để tạo nên ấn tượng ban đầu trở lên nổi bật hơn trong mắt người đọc. Do đó, bạn đọc có thể tham khảo thêm các ví dụ mẫu lời mở đầu tiểu luận từ Trung tâm để chọn lựa được một lời mở đầu phù hợp nhất với bài tiểu luận của mình.

3. Phần thân bài trong bài tiểu luận

Phần thân bài luôn là phần quan trọng nhất trình bày đầy đủ những nội dung trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài của bạn. Do đó, hãy theo dõi và thực hiện đầy đủ các nội dung được nêu dưới đây để có được phần bài tiểu luận đạt kết quả cao nhất và để lại ấn tượng cho người chấm.

Phần thân bài trong bài tiểu luận

Phần thân bài trong bài tiểu luận

3.1. Cơ sở lý luận 

- Mỗi một bài tiểu luận đều cần phải trình bày một vài các cơ sở lý luận nhất định để trình bày các dẫn chứng liên quan đến đề tài đang được thực hiện có thể là các nghiên cứu khoa học trước đây hay các lập luận ý tưởng của các nhà khoa học khác.

- Bạn đọc cũng có thể giới thiệu tổng quan về những vấn đề sẽ được trình bày trong bài tiểu luận.

- Trong phần này, nội dung bạn viết cần phải cô đọng, súc tích về các cơ sở lý luận trình bày tránh sự lan man, làm rối các vấn đề gây khó hiểu đến với người đọc bài tiểu luận.

3.2. Thực trạng và đánh giá

- Điều quan trọng mà bạn phải trình bày đó là đưa ra tình trạng thực tế mà vấn đề đang gặp phải hay tình hình mà doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức của bạn đang phải đối mặt.

- Bên cạnh đó, bạn cũng cần nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu hay những vấn đề hạn chế mà đề tài đang gặp phải.

- Đưa ra được những lý giải về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và tình hình thực tế đang xảy ra.

3.3. Giải pháp, kinh nghiệm và bài học rút ra

- Dựa trên những khó khăn, điểm yếu hay những mặt hạn chế mà đề tài đang gặp phải để đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu cho sự phát triển tiếp theo của vấn đề.

- Sau khi đưa ra được giải pháp cho các vấn đề bạn đọc cũng cần phải khái quát lên những bài học rút ra từ những vấn đề của đề tài.

- Đưa ra những quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận. Việc đánh giá các vấn đề và đưa ra giải pháp dựa trên quan điểm cá nhân cũng rất quan trọng để cho người chấm đánh giá được rằng bạn đã hiểu trình bày được những điểm hạn chế và đánh giá, đưa ra được phương pháp giải quyết và đặc biệt bạn đã hiểu về vấn đề bạn đã nghiên cứu.

4. Lời kết cho bài tiểu luận

- Trong phần này, bạn cần tóm tắt lại các vấn đề đã được trình bày trong bài tiểu luận và trình bày phương hướng giải quyết đã đưa ra.

- Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể mở ra những phương hướng nghiên cứu mới để vấn đề này có thể được mở rộng và phát triển trong tương lai.

Lời kết luận là phần rất quan trọng để người chấm có thể nhìn lại những nội dung bạn đã trình bày và đánh giá bài tiểu luận của các bạn một lần nữa. Để có thể hiểu sâu hơn và có được những kiến thức rõ ràng nhất bạn đọc có thể tham khảo các mẫu bài kết luận tiểu luận từ Tri thức cộng đồng. Hãy tham khảo và ghi lại những kiến thức bổ ích nhất cho mình nhé!

5. 5 bước viết một bài tiểu luận hoàn chỉnh

Để có được một bài tiểu luận đầy đủ và hoàn chỉnh về cả phần nội dung và hình thức bạn đọc cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố. Các yếu tố phải đảm bảo là đầy đủ và hướng đến mục đích hoàn thiện một bài luận ấn tượng nhất. Dưới đây chúng tôi chia sẻ với bạn đọc 5 bước viết một bài tiểu luận để bạn đọc có được hướng đi cụ thể cho từng bước trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận của mình.

5 bước viết bài tiểu luận hoàn chỉnh

5 bước viết bài tiểu luận hoàn chỉnh

5.1. Phân tích đề tài

- Bạn đọc cần phải phân tích đề tài mình đã lựa chọn trước khi bắt đầu đi vào nghiên cứu và trình bày sâu hơn. 

- Khi phân tích cần phải chú ý phân tích ra được 2 yếu tố chính bao gồm: chủ đề chung và trọng tâm của câu hỏi (đâu là vấn đề cần nghiên cứu và trình bày một cách cụ thể).

- 3 lợi ích của việc phân tích đề tài trước khi nghiên cứu:

+ Nhận dạng những từ ngữ khóa và nội dung chính của đề tài sẽ giúp bạn đọc có một định hướng chính xác nhất. Tránh được các nội dung nghiên cứu không thực sự liên quan đến đề tài tiểu luận.

+ Tiết kiệm được thời gian nghiên cứu các tài liệu 

+ Xử lý đề tài một cách trọn vẹn, rõ ràng không gây thừa nội dung và cũng không gây thiếu nội dung.

5.2. Nghiên cứu những nội dung liên quan đến đề tài

- Sau khi đã hiểu được những yêu cầu và câu hỏi cần trả lời trọng tâm của đề tài bạn cần phải nghiên cứu nội dung một cách chuyên sâu và hoàn toàn hiểu về đề tài mình đang thực hiện.

- 3 cách để tìm và nghiên cứu về đề tài:

+ Đọc các tài liệu đã được nghiên cứu trước đây

+ Tham khảo các tư liệu sách báo trong thư viện trên trường và cả thư viện trực tuyến.

+ Tham khảo những sự gợi ý từ giảng viên và những người có chuyên môn.

- Khi nghiên cứu nội dung để trình bày trong tiểu luận cần đáp ứng 3 yếu tố:

+ Chọn lọc những tài liệu có giá trị phù hợp với quan điểm được chứng minh trong bài luận.

+ Những tài liệu tham khảo phải là những tài liệu học thuật có giá trị về mặt kiến thức và tìm hiểu chuyên sâu.

+ Được thực hiện và trình bày bởi những người có kiến thức và chuyên môn cao liên quan đến đề tài.

5.3. Lên kế hoạch và lập dàn ý cụ thể 

Khi lên kế hoạch và trình bày các nội dung trong một dàn ý cụ thể cần phải đảm bảo 6 điểm chính dưới đây:

- Xác định các ý chính được trình bày

- Xác định những tài liệu phù hợp để sử dụng trong bài tiểu luận

- Xác định thứ tự trình bày để có sự logic

- Xác định những quan điểm trái ngược với quan điểm của bạn

- Loại bỏ những quan điểm bạn không chắc chắn về nó

- Lên dàn ý cụ thể: đảm bảo nội dung với 3 phần chính

+ Phần 1: Giới thiệu đề tài

+ Phần 2: Trình bày nội dung

+ Phần 3: Kết luận, giải pháp, rút ra kinh nghiệm

Tiểu luận luôn yêu cầu một bố cục hoàn chỉnh và theo đúng các quy định được đưa ra bởi trường đại học. Lời cảm ơn cũng là một phần trong bố cục đó để người chấm thấy được sự chân thành và nghiêm túc trong nghiên cứu. Bạn đọc có thể tham khảo về cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận từ Trung tâm để hiểu và viết được một lời cảm ơn hoàn chỉnh cho bài tiểu luận của mình.

5.4 Viết nội dung hoàn chỉnh

Sau khi đã thực hiện việc lên một dàn ý chi tiết cho bài luận của mình thì bạn đã hoàn toàn có thể bắt tay vào việc viết một nội dung hoàn chỉnh cho cả bài tiểu luận của mình. Khi viết toàn bộ nội dung bạn cần phải để ý và thực hiện đầy đủ 5 yếu tố:

- Bám sát vào bố cục và dàn ý đã lên

- Thực hiện viết nội dung hoàn chỉnh các phần có các dẫn chứng và chứng minh đầy đủ để các luận điểm đưa ra được trình bày rõ ràng nhất

- Chú ý đến ngôn từ sử dụng để tạo sự chắc chắn cho luận điểm được đưa ra

- Các đại từ xưng hô trong bài tiểu luận cần có một sự thống nhất trong toàn bài

- Làm rõ mối quan hệ giữa các luận điểm và đặc biệt phải làm chủ đề được chú ý và giải thích trong toàn bài.

5.5. Hoàn thiện các bước trình bày và hình thức

Nội dung là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các bài tiểu luận cho thấy được sự hiểu biết của bạn về chủ đề bạn muốn trình bày. Tuy nhiên, hình thức cũng là một yếu tố không thể bỏ qua bởi đây là chìa khóa giúp cho bài luận trở lên chuyên nghiệp hơn, được đánh giá cao và để lại ấn tượng đối với người chấm.

- 4 chú ý trong quá trình hoàn thiện về hình thức và trình bày của tiểu luận:

+ Cách trình bày sao cho đẹp, ấn tượng và có sự đồng nhất trong toàn bài: font chữ đảm bảo theo đúng yêu cầu trong quy định trình bày của trường bạn và thường là các kiểu chữ cơ bản như Arial, Time New Roman, cỡ chữ thường được sử dụng là cỡ chữ 13 hoặc 14, căn chỉnh các lề cho đều nhau cả trên, dưới và bề ngang.

+ Trích dẫn phải chính xác: đây là một phần rất quan trọng và bạn phải đảm bảo đáp ứng đúng theo các hướng dẫn trong quy định trích dẫn.

+ Cách xưng hô: lược lại toàn bộ bài và đảm bảo rằng cách xưng hô của bạn là thống nhất và phù hợp với một bài tiểu luận có phần học thuật và trang trọng.

+ Sử dụng bảng biểu, phương trình, đồ thị trong tiểu luận: phần này cũng góp phần giúp bài tiểu luận của bạn trông chuyên nghiệp hơn nhưng bạn cũng phải đảm bảo các nội dung này là rõ ràng về nội dung để người đọc có thể hiểu và theo dõi các nội dung đó.

Bài viết trên đây chia sẻ với bạn đọc một bố cục bài tiểu luận tiêu chuẩn để bạn có cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về một bài tiểu luận. Những kiến thức trên được chắt lọc rất nhiều từ tất cả các quy định và lưu ý được nêu ra từ kinh nghiệm các khóa luận trước đây. Hy vọng rằng những chia sẻ từ Tri thức cộng đồng có thể giúp bạn hoàn thành được bài tiểu luận của mình với kết quả cao nhất.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả