Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Luận Văn Thạc Sĩ 100% Thành Công

5/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Bảo vệ luận văn thạc sĩ là cơ hội để bạn thể hiện cho hội đồng giám khảo thấy được sự cố gắng, sự hiểu biết của mình về lý thuyết và áp dụng thực tiễn. Do vậy, bạn cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng để hoàn thành tốt phần thi của mình. Dưới đây là tổng hợp chi tiết kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ 100% thành công của Tri Thức Cộng Đồng. Hãy tham khảo ngay!

Bảo vệ luận văn thạc sĩ là bước cuối cùng để bạn chạm tay vào tấm bằng Thạc sĩ. Do vậy, để có phần thể hiện tốt nhất trong ngày bảo vệ luận văn thì bạn cần chuẩn bị tốt 3 điều sau đây: 

  • Chuẩn bị slide thuyết trình
  • Chuẩn bị đồ dùng trong buổi bảo vệ 
  • Chuẩn bị trước những câu hỏi thường gặp
Kinh nghiệm bảo vệ luận văn 100% thành công

Kinh nghiệm bảo vệ luận văn 100% thành công

Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về nội dung 3 điều bạn cần chuẩn bị trước ngày bảo vệ cũng như các lưu ý đặc biệt để bạn làm tốt nhất. Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu đến bạn 6 lưu ý khi thể hiện trước hội đồng và quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ. Bạn đọc có thể dễ dàng tham khảo và rút ra những tips hay cho mình.

1. Chuẩn bị Slide bảo vệ luận văn thạc sĩ

Trong buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ, slide thuyết trình chính là công cụ tốt nhất để bạn truyền tải nội dung đến người nghe là hội đồng chấm điểm. Do đó, slide càng cô đọng, chỉnh chu sẽ giúp bạn ghi thêm rất nhiều điểm.

1.1. Cấu trúc bài thuyết trình bảo vệ luận văn

Cấu trúc bài thuyết trình bảo vệ luận văn

Cấu trúc bài thuyết trình bảo vệ luận văn

Mọi đề tài luận văn đều có cấu trúc chung gồm có 5 phần và luận văn thạc sĩ cũng vậy, cụ thể là các phần:

  • Giới thiệu: Nhằm giải thích cho người nghe về sự cần thiết, tính cấp bách hay tính thực tiễn của đề tài thạc sĩ mà bạn đang nghiên cứu. 
  • Tổng quan tài liệu: Tóm tắt các bài báo cáo, sách báo và tài liệu mô tả trạng thái thông tin trong quá khứ và hiện tại về đề tài thạc sĩ của bạn.
  • Phương pháp nghiên cứu: Đề cập đến những phương pháp mà bạn đã sử dụng và giải thích vì sao lại sử dụng chúng.
  • Kết luận: Tổng kết ngắn gọn lại những luận điểm chính đã nêu trong luận văn, làm nổi bật để tài và khẳng định giá trị đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
  • Đề xuất, hạn chế của bài luận văn: Tại đây, bạn nêu lên những hạn chế, khó khăn trong quá trình làm đề tài luận văn thạc sĩ. Đồng thời, đưa ra những khuyến nghị thiết thực để đề tài của bạn có thể phát triển trong tương lai.

1.2. Trình bày Slide 

Để gây ấn tượng với hội đồng giám khảo, slide thuyết trình của bạn cần trình bày một cách khoa học và hấp dẫn, để người xem có thể quan sát và hiểu được bạn đang nói đến đâu và giải thích vấn đề gì. 

4 format trong slide bảo vệ luận văn thạc sĩ bạn cần chú ý:

  • Cỡ chữ, font chữ: Cỡ chữ trong slide phải đảm bảo có kích thước từ 18pt trở lên, dễ nhìn và dễ đọc. Font chữ nên chọn các kiểu đơn giản tránh cầu kỳ rối mắt, nên sử dụng những font chữ không có chân.
  • Bố cục hợp lý, dễ nhìn: Mỗi slide nên trình bày một ý tưởng, đừng viết quá nhiều chữ trên một slide, nên viết theo dạng checklist dễ đọc, và lựa chọn màu sắc chủ đề một cách nghệ thuật.
  • Hình ảnh, video minh họa sinh động: Nên có sự hài hòa giữa văn bản và hình ảnh, cần lựa chọn những hình ảnh và video liên quan đến chủ đề đang đề cập, có chất lượng rõ nét để tạo sự thu hút, tránh lạm dụng.
  • Bảng biểu đơn giản, trực quan dễ hiểu: Biểu thị các dữ liệu thông qua các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ sẽ giúp người xem dễ dàng theo dõi và chú ý nội dung hơn. Chúng cần có kích thước phù hợp và nên đánh số thứ tự.

1.3. Thực hành với bài thuyết trình

Bạn cần luyện tập nhiều với bản slide thuyết trình của mình để có sự tương thích và nhuần nhuyễn, sau đây là 3 điều bạn cần lưu ý khi tập luyện:

  • Luyện tập nói phát âm chuẩn, trôi chảy, tự tin: Bạn cần phát âm rõ ràng, nói đủ to không quá nhỏ hay quá lớn, sử dụng đúng ngữ pháp tiếng Việt. Cần luyện tập tránh các từ “ừm, à, a, cái này,...”, ngoài ra nên hạn chế dùng từ địa phương.
  • Cân đối thời gian trình bày trong khoảng thời gian cho phép: Thời gian mỗi phiên báo cáo luận văn thạc sĩ là 60 phút và mỗi phiên có 15 phút để bạn thuyết trình bài luận văn. Do vậy, bạn nên nói thật ngắn gọn và xoáy đúng trọng tâm vấn đề. 
  • Chú ý ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình: Bạn có thể luyện tập trước gương để quan sát được những động tác cơ thể của mình. Nếu không kiểm soát được ngôn ngữ cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến đối tượng đang nghe và xem bạn thuyết trình.

Để có được một buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ thành công thì đầu tiên bạn phải có cho mình một đề tài và một bài luận văn thật ấn tượng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm đề tài hoặc thời gian không cho phép, hãy liên hệ ngay dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ. Trung tâm cam kết sẽ mang đến cho bạn dịch vụ và bài luận văn chất lượng nhất.

2. Công tác chuẩn bị trong buổi bảo vệ

Để buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ của bạn diễn ra thành công, bạn nên đến nơi sẽ diễn ra buổi bảo vệ trước 30 - 45 phút để có những sự chuẩn bị chu đáo, dưới đây là 5 sự chuẩn bị trong buổi bảo vệ bạn cần lưu ý:

Công tác chuẩn bị trong buổi bảo vệ

Công tác chuẩn bị trong buổi bảo vệ

Slide thuyết trình

  • Chuẩn bị slide không quá 30 trang và tránh nhiều hiệu ứng.
  • Nên đến sớm để chạy thử chương trình xem slide có bị lỗi hay không, hoặc các vấn đề liên quan đến máy chiếu hoặc màn chiếu. 
  • Bạn nên nhớ thứ tự slide để đề phòng trường hợp giám khảo yêu cầu trình chiếu lại.

Bút trình chiếu

  • Cần chuẩn bị trước bút trình chiếu đề phòng trường hợp nơi diễn ra sẽ không có hoặc không sử dụng được. 
  • Bạn cần kiểm tra pin và độ nhạy của bút trình chiếu trước khi bắt đầu. 
  • Nên sử dụng bút laser để chỉ những nội dung cần nhấn mạnh.

Bản cứng bài thuyết trình

  • Đây là sự chuẩn bị quan trọng, bạn cần hỏi rõ hội đồng sẽ có bao nhiêu người để chuẩn bị bấy nhiêu bản cứng.
  • Nên lưu ý chất lượng những biểu đồ, bảng biểu, ảnh minh họa trong quá trình in bản cứng.

Bút, vở ghi câu hỏi nhận xét

  • Cần chuẩn bị giấy bút để ghi lại đầy đủ các ý trong câu hỏi và nhận xét của hội đồng giám khảo. 
  • Sự chuẩn bị này này còn giúp bạn có thể ghi ra đầy đủ những ý chính mà bạn cần nói để phản biện.

Máy ghi âm để ghi nhận xét

Để tránh trường hợp bạn không ghi lại kịp những nhận xét từ hội đồng, bạn hãy chuẩn bị trước máy ghi âm để ghi lại đầy đủ nội dung nhận xét của hội đồng để bạn có sự chỉnh sửa phù hợp cho bài luận văn của mình.

3. Trả lời câu hỏi và phản biện

Trả lời câu hỏi và phản biện là yếu tố ảnh hưởng lớn đến điểm số của đề tài luận văn, vì vậy để có kết quả tốt bạn cần chuẩn bị cho mình kỹ năng phản biện và có thể luyện tập với một số câu hỏi thường gặp. 

3.1. Chuẩn bị 1 số câu hỏi thường gặp

Chúng tôi đã chọn ra 5 câu hỏi và cách trả lời khi bảo vệ luận văn thạc sĩ gửi đến bạn, hãy tham khảo và áp dụng.

Câu 1: Tính mới của đề tài là gì?

  • Nếu đề tài của bạn không mới: Hãy chỉ ra rằng nghiên cứu đang áp dụng trong một hoàn cảnh khác, cho đối tượng mới, trong không gian địa lý khác,...
  • Nếu đề tài của bạn là mới nhất: Hãy nêu lên tính cấp thiết, thực tiễn của đề này, vì chưa ai nghiên cứu nên bạn mới tiên phong nghiên cứu.

Câu 2: Luận văn của bạn sẽ có những đóng góp gì?

Bạn hãy chỉ ra bài luận văn của bạn sẽ giúp ích như thế nào cho các nhà nghiên cứu sau này hoặc bạn đang giải quyết một vấn đề mà các nhà nghiên cứu trước đó chưa giải quyết được.

Câu 3: Động lực để bạn nghiên cứu này là gì?

Với câu hỏi này bạn nên trình bày chi tiết về đề tài mà bạn đang nghiên cứu, động lực của bạn bắt đầu từ sự nhiệt tình mong muốn giải quyết vấn đề đó. Tránh nêu lý do là vì tài chính hay nhu cầu tốt nghiệp.

Câu 4: Nghiên cứu của bạn có đáng tin cậy?

Để trả lời bạn hãy chỉ ra các nguồn uy tín mà bạn đã sử dụng trong bài luận văn như sách báo, google scholar, nghiên cứu trước đó,...Ngoài ra, có thể nói đến tổng quan tài liệu mà bạn đã đề cập trước đó.

Câu 5: Những hạn chế gặp phải trong quá trình làm luận văn?

Bạn hãy trình bày những hạn chế nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn như điều kiện thời gian không cho phép, thiếu tài liệu về chủ đề, khó khăn khi áp dụng giữa lý thuyết và thực tiễn,...Tuyệt đối chú ý không kêu than quá lời.

3.2. Trả lời câu hỏi

Khi nhận được câu hỏi từ hội đồng giám khảo cũng như trước khi trả lời thì bạn nên lưu ý 5 điều sau đây:

Trả lời câu hỏi và phản biện

Trả lời câu hỏi và phản biện

  • Lắng nghe kỹ câu hỏi và ghi lại: Chú ý lắng nghe câu hỏi có bao nhiêu ý chính rồi ghi tóm tắt lại để kịp thời gian và tránh bỏ sót ý. Những câu nghe chưa rõ hãy mạnh dạn hỏi lại.
  • Cần trả lời chính xác, ngắn gọn: Câu trả lời của bạn nên đi đúng trọng trọng tâm câu hỏi, tránh lan man dài dòng gây ấn tượng không tốt và cũng không có giải quyết được câu hỏi.
  • Trả lời bình tĩnh, nhìn vào mắt với người đặt câu hỏi: Bạn hãy hít thở thật sâu, bình tĩnh suy nghĩ các câu trả lời và hãy ghi chúng ra giấy theo các ý. Bạn có có thể trả lời không theo thứ tự câu hỏi và tránh trường hợp trả lời ngay khi vừa nhận câu hỏi.
  • Cảm ơn người đặt câu hỏi trước khi trả lời: Thể hiện bạn là một người lịch sự và có sự thiện chí, điều này giúp bạn ghi điểm với người đặt câu hỏi.
  • Những câu không trả lời được: Bạn hãy thẳng thắn trả lời là chưa tìm hiểu vấn đề và hẹn thời gian sẽ tìm hiểu sau, tránh nói luyên thuyên gây mất điểm trong mắt hội đồng giám khảo. Ngoài ra, bạn hãy xin được biết câu trả lời.

4. Lưu ý cách trình bày luận văn thạc sĩ trước hội đồng

Bạn đã cố gắng hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách tốt nhất, bạn đã luyện tập rất nhiều cho buổi bảo vệ luận văn, bây giờ là giai đoạn cuối cùng hãy ghi nhớ 6 điều sau đây để có sự trình diễn ấn tượng nhất.

Lưu ý cách trình bày luận văn thạc sĩ trước hội đồng

Lưu ý cách trình bày luận văn thạc sĩ trước hội đồng

  • Trang phục: Nên chỉnh chu tỉ mỉ, nam mặc sơ mi thắt cà vạt, nữ nên mặc áo dài và trang điểm tươi tắn vừa phải. Tránh mặc những trang phục quá sặc sỡ và trang điểm đậm.
  • Phong thái: Tự tin đứng thẳng người, đứng hướng về phía hội đồng, mắt không đảo qua lại, tránh lạm dụng ngôn ngữ cơ thể và hành động kém duyên.
  • Di chuyển: Đừng đứng yên một chỗ sẽ tạo nên cảm giác cứng nhắc và căng thẳng cho buổi bảo vệ đề tài, nên di chuyển nhẹ nhàng kết hợp với cử chỉ tay linh hoạt.
  • Trình bày nội dung khớp với slide đang chiếu: Để hội đồng có thể theo dõi và hiểu được những gì bạn đang đề cập, nếu mắc lỗi này bạn có thể nhận được đánh giá không cao của hội đồng về sự chuẩn bị chỉnh chu.
  • Phát âm chuẩn: Lời nói rõ ràng không quá to hay quá nhỏ, ngắt quãng và lên giọng đúng chỗ để giúp người nghe có thể hiểu được nội dung bạn đang muốn truyền tải.
  • Cảm ơn hội đồng phản biện: Cảm ơn hội đồng vì đã lắng nghe mình trình bày, điều này giúp bạn được đánh giá cao bởi những người tham dự.

Để được bảo vệ luận văn, trước tiên bạn cần phải viết 1 đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ, để giúp bạn có mẫu bài đơn tốt nhất, Tri Thức Cộng Đồng đã tổng hợp bài viết Tổng hợp 10 mẫu đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ của các trường đại học hiện tại. Hãy tham khảo ngay!

5. Quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

Quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ gồm 2 phần là công tác chuẩn bị trước buổi bảo vệ sau khi bảo vệ luận văn.

Quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

Quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

5.1. Trước khi bảo vệ luận văn

Trước 20 ngày kể từ ngày sẽ diễn ra buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ, học viên phải nộp cho bộ phận đào tạo 5 loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ/cao học
  • Lý lịch khoa học của học viên có xác nhận của cơ quan chủ quan
  • Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (mỗi loại 01 bản sao công chứng)
  • Chứng chỉ Anh văn B1 (01 bản sao công chứng)
  • 05 cuốn luận án đóng bìa mềm

Trước đó các bạn hãy tham khảo điều kiện bảo vệ luận văn thạc sĩ để xem bản thân có đủ tiêu chuẩn để thực hiện bảo vệ luận văn thạc sĩ không nhé.

5.2. Sau buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ

Sau buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ có 2 điều bạn cần làm sau đây:

  • Chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu của hội đồng chấm điểm (nếu có)
  • Nộp về Bộ phận đào tạo Sau đại học 02 quyển luận văn và 01 đĩa CD lưu file luận văn.

Lưu ý: Quy trình, văn bản giấy tờ có thể thay đổi theo quy định của mỗi trường

Tham khảo : Quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ UEH

6. Tham khảo mẫu đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ

Hình ảnh Tham khảo mẫu đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ
Tham khảo mẫu đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ

Đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ có dạng như sau:

ĐƠN ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG………………………………. – PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC – KHOA …………………………………

Tôi tên là:…………………………………………….., mã số học viên:………………, lớp………., khóa…….., chuyên ngành……………………….

Tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành ………………………………. tại Trường ………………………………. (phiếu điểm, chứng chỉ Triết học, chứng chỉ tiếng Anh đính kèm), đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu về nội dung và được cán bộ hướng dẫn cho phép bảo vệ trước Hội đồng chấm điểm luận văn Thạc sĩ.

Tôi kính đề nghị Nhà trường xem xét và cho phép tôi được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm điểm luận văn Thạc sĩ.

Trân trọng cảm ơn và kính chào!

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn đồng ý cho học viên được bảo vệ trước HĐ

(Ký và ghi rõ họ tên) 

Kính đơn

(Ký và ghi rõ họ tên) 

Qua bài viết kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ 100% thành công, Tri Thức Cộng Đồng mong rằng những thông tin về 3 điều cần chuẩn bị trước ngày bảo vệ, những lưu ý đặc biệt và quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ sẽ phần nào giúp ích được cho sự chuẩn bị của bạn trong buổi bảo vệ luận văn sắp tới. Bạn cũng lưu ý đáp ứng được một số tiêu chí trong bản nhận xét luận văn thạc sĩ của người hướng dẫn để luận văn được điểm cao như mong đợi. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Thuê làm báo cáo thực tập tại Hà Nội
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?
Giá viết thuê báo cáo thực tập bao nhiêu?
Thuê viết báo cáo thực tập tốt nghiệp uy tín
Thuê viết báo cáo thực tập tốt nghiệp uy tín
Cách viết bài văn lập luận giải thích
Cách viết bài văn lập luận giải thích
Cách trình bày luận văn bằng Powerpoint
Cách trình bày luận văn bằng Powerpoint