Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tăng trưởng kinh tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

4/5 (5 đánh giá) 0 bình luận

Tăng trước kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội hoặc GNP hoặc thu thập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Đây là khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì theo Wikipedia định nghĩa, bài viết sau đây còn bổ sung cho bạn về kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là gì?

1. Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng của sản lượng thực tế trong một thời kỳ nhất định. Theo Adam Smith: “Tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra theo bình quân đầu người, hoặc tăng sản phẩm lao động (tăng thu nhập ròng của Xã hội)”.

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product- GDP) đo lường giá trị tính bằng tiền của các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Khi nói về tăng trưởng kinh tế, Samuelson cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về GDP hay sản lượng tiềm năng của một nước.

Theo Wikipedia định nghĩa “Tăng trưởng kinh tế là gì?” thì: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.”

GDP của một nước bao gồm cả giá trị hàng hóa do công dân của các nước khác thường trú (trên một năm) trong lãnh thổ nước đó sản xuất ra, nhưng lại không bao gồm giá trị hàng hóa và dịch vụ do công dân nước đó thường trú ở nước ngoài tạo ra.

GDP danh nghĩa (GDPn) là GDP được tính bằng tiền theo giá trị hiện hành của nó, chưa tính sự thay đổi của giá cả.

GDP thực tế (GDPr) là GDP được tính theo giá gốc của một năm cơ sở nào đó.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô nền kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước, được thể hiện bằng đơn vị phần trăm (%). Trong đó, quy mô kinh tế được đo bằng GDP hay GNP.

Nếu bạn đang có nhu cầu viết bài luận văn kinh tế, hãy liên hệ dịch vụ viết thuê luận văn cao học kinh tế cam kết chất lượng tốt nhất, thông tin cá nhân được bảo mật cao với mức giá chi phí hợp lý.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong các mô hình lý thuyết về tăng trưởng, khác nhau theo các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học đều thừa nhận rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chính là lao động, vốn, tài nguyên (đất đai), tri thức, công nghệ và kỹ năng của người lao động. Tuy nhiên trong một thời gian dài, vốn được xem là nhân tố thiết yếu đầu tiên đảm bảo tăng trưởng. Theo đó, các nước nghèo rất khó thoát ra khỏi “vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo”: Thu nhập thấp => Tiết kiệm thấp => Đầu tư thấp => Tăng trưởng thấp => Thu nhập thấp.

Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển, các học giả đều đồng ý rằng lao động và vốn là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế được thể hiện chủ yếu thông qua hai lý thuyết về tăng trưởng kinh tế nổi tiếng của Adam Smith và D. Ricardo.

Adam Smith (1723-1790) cho rằng: nguồn gốc của sự tăng trưởng phát sinh từ năm nhân tố: sức lao động, tiền vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trường chế độ kinh tế xã hội. Được biểu diễn theo hàm sau:

Y = f (L, K, R, T, U)

Trong đó:

Y: Sản lượng của nền kinh tế

L: Sức lao động

K: Tiền vốn hay tư bản

R: Đất đai

T: Tiến bộ kỹ thuật

U: Môi trường kinh tế – Xã hội

Trong các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế đó, ông cho rằng Lao động (L) là nhân tố tăng trưởng quan trọng: “Sự cải tiến lớn nhất về mặt năng suất lao động và phần lớn kĩ năng, sự khéo léo và óc phán đoán đúng đắn có được hình như là nhờ vào sự phân công lao động”. Nhưng, nhân tố đóng vai trò quan trọng hơn là nhân tố tư bản hay là vốn (K). Ông cho rằng, muốn tăng của cải của dân tộc, phải tăng số lao động sản xuất mà muốn tăng số lao động sản xuất thì trước hết phải tăng tư bản tích lũy và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tăng tư bản đầu tư vào máy móc, công cụ mới hoặc cải tiến chúng để tạo thuận lợi cho lao động. Vai trò của nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế theo ông là nên để nền kinh tế tự vận hành theo cơ chế thị trường: “Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như thần kỳ”.

Ricardo (1772-1823) cho rằng đất đai, lao động và vốn là các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, trong đó, đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Vì theo ông, tăng trưởng là kết quả của tích lũy, là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Trong mô hình tăng trưởng của Ricardo, tư bản là nhân tố quyết định khả năng tạo ra của cải của một quốc gia hay tốc độ tăng trưởng của quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ tích lũy tư bản (vốn).

Mô hình của C.Mác về tăng trưởng kinh tế

Theo C.Mác, cơ sở và điều kiện của quá trình tái sản xuất mở rộng, của tăng trưởng kinh tế là sự tích lũy tư bản. Trong đó, các yếu tố tác động đến quy trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Lý thuyết tăng trưởng của Keynes

Lý thuyết tăng trưởng của Keynes đưa ra các nhân tố xác định mức sản lượng và việc làm của một quốc gia. Keynes nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong nền kinh tế, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Keynes cho rằng sự giảm sút trong tiêu dùng gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ suy giảm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến mô hình việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Đó là do quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới, do đó nền kinh tế tăng trưởng. They Keynes, để đảm bảo cân bằng kinh tế, chính phủ có vai trò quan trọng là khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế, không thể dựa vào cơ chế tự điều tiết của thị trường mà phải có sự can thiệp của nhà nước để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và thu nhập. 

Học thuyết về tăng trưởng của Solow (1956)

Học thuyết của Solow về tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với các nhân tố (vốn, lao động, công nghệ) và với đầu tư – tiết kiệm không chỉ dựa trên các giải định tương đối thực tế mà còn đi kèm với những hàm ý chính sách quan trọng như:

(i) trong khi vai trò của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế được đề cao, đầu tư chỉ làm tăng thu nhập bình quân đầu người trong thời kỳ chuyển tiếp do năng suất cận biên của vốn giảm dần,

(ii) các nước nghèo có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và cuối cùng sẽ “tiến kịp” các nước phát triển,

(iii) nhân tố duy nhất duy trì tăng trưởng bền vững chính là tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, Solow chưa chỉ ra được tiến bộ công nghệ diễn ra như thế nào và có chịu tác động chính sách hay không.

3. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

  • Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp (Quy luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1%)
  • Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện
  • Tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội

Xem thêm các tài liệu liên quan có thể sẽ hữu ích cho bạn: 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận