Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tổng quan kiến thức về thang đo likert

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Ngày nay thang đo likert ngày càng được ứng dụng nhiều trong đo lường về mức độ hài lòng của khách hàng, thay vì những câu đơn giản có hoặc không như ngày trước. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ khái niệm thang đo likert là gì? Cách chạy spss thang đo likert và ví dụ cụ thể về thang đo likert trong spss. Bạn hãy tham khảo ngay nhé.

1. Định nghĩa về thang đo likert

Định nghĩa về thang đo likert

Định nghĩa về thang đo likert

Khái niệm

  • Thang đo likert là loại thang đo đơn chiều được các nhà nghiên cứu sử dụng trong việc thu thập ý kiến, thái độ của người tham gia khảo sát. Thang đo này sẽ giả định rằng cường độ thái độ của người tham gia là tuyến tính, có nghĩa là sẽ kéo dài trên một chuỗi liên tục từ rất không đồng ý đến rất đồng ý và giả định rằng thái độ của người tham gia là có thể đo lường được. 
  • Thang đo likert hay còn gọi là likert scale được đặt tên theo tên người phát minh ra phương pháp này vào năm 1932 - nhà khoa học xã hội Rensis Likert. Đây được coi như là công cụ dùng để xác định ý kiến, cảm nhận của người dùng về một mặt hàng hay sản phẩm, chương trình nào đó. Các câu hỏi thường được đưa ra ở 5 mức hoặc 7 mức.

Tìm hiểu thêm về các loại thang đo trong thống kê.

Mục đích sử dụng

  • Thang đo likert thường được sử dụng để giúp các nhà quản lý, lãnh đạo xác định được hành vi, ý kiến của người tiêu dùng hoặc các cá nhân khi sử dụng dịch vụ. 
  • Điều chỉnh lại chất lượng của dịch vụ, sản phẩm tốt hơn, khắc phục những khiếu nại, phàn nàn từ khách hàng.
  • Các nhà nghiên cứu thị trường thường áp dụng thang đo likert để tìm hiểu các góc nhìn và quan điểm đối với một sản phẩm, thương hiệu hoặc một thị trường mục tiêu nào đó. 

2. Ưu điểm thang đo likert

Ưu điểm thang đo likert

Ưu điểm thang đo likert

  • Thang đo likert có ưu điểm là cho phép người tham gia được trả lời các câu hỏi, dựa trên các mức độ ý kiến thậm chí cả khi không có ý kiến nào. Câu trả lời sẽ không chỉ dừng lại ở mức đơn giản là có hay không.
  • Dữ liệu thu thập được từ khảo sát sẽ tương đối dễ phân tích
  • Khi cung cấp tính năng ẩn danh (tức là người tham gia đánh giá không cần trả lời họ tên, số điện thoại…) sẽ giúp họ có cảm giác thoải mái, yên tâm hơn. Không bị áp lực về việc trả lời câu hỏi, từ đó tăng độ chính xác của các kết quả thu được. Đồng thời có thể thu thập được dữ liệu từ các mẫu lớn và tiết kiệm nhiều thời gian. 

3. Nhược điểm thang đo likert

Nhược điểm thang đo likert

Nhược điểm thang đo likert

  • Nhược điểm lớn nhất của thang đo Likert là giới hạn kích thước. Vì nó chỉ cung cấp cho người lựa chọn một số kết quả nhất định. Qua đó vô tình gây ra kết quả không đúng về thái độ cần đo.
  • Tính chính xác của phép đo có thể bị sai lệch do cách đặt ra câu hỏi khiến người tham gia khảo sát không hiểu hết ý.
  • Đôi khi vì thành kiến của xã hội về một vấn đề nào đó, mọi người sẽ có xu hướng tránh những phản hồi cực đoan, tạo nên sự thiên vị khi lựa chọn.
  • Khi đưa ra quá nhiều câu hỏi theo thang đo likert sẽ khiến người tham gia cảm thấy nhàm chán, không có hứng thú. Họ sẽ trả lời một cách mất tập trung, lơ đãng, khiến kết quả có độ chính xác không cao.

4. 2 thang đo likert thường được sử dụng

4.1. Thang đo likert 5 mức độ

  • Thang đo likert 5 mức độ sẽ cung cấp cho người tham gia khảo sát 5 mức độ khác nhau để lựa chọn. Bao gồm hai thái cực đối lập, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập. Thang đo này dùng để đo lường khả năng xảy ra, tần suất, sự đồng ý, chất lượng hay tầm quan trọng…
  • Ưu điểm của thang đo likert 5 mức độ là:
    • Đơn giản, dễ hiểu với người trả lời khảo sát
    • Dễ dàng sử dụng với các mẫu lớn
    • Đưa ra 5 lựa chọn khác nhau làm tăng tỷ lệ phản hồi
  • Nhược điểm của thang đo likert 5 điểm:
    • Đôi khi không chính xác và thiếu tính khách quan
    • Không thể đo lường tất cả thái độ, phản ứng của khách hàng

4.2. Thang đo likert 7 mức độ

  • Thang đo likert 7 điểm bắt đầu được sử dụng từ năm 1932. Có thể nói đây là một loại thang đo cổ điển. Nó đưa ra 7 lựa chọn khác nhau gồm: hai ý kiến trái chiều, bốn ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập.
  • Ưu điểm của thang đo likert 7 mức độ là:
    • Là thang đo chính xác nhất trong các thang đo likert.
    • Phản ánh, đánh giá xác thực nhất các câu trả lời của người tham gia.
    • Dễ sử dụng, có thể áp dụng cho mẫu lớn.
    • Cung cấp nhiều dữ liệu cho việc chạy phân tích thống kê.
  • Nhược điểm của thang đo likert 7 điểm là:
    • Ít có sự khác biệt về mặt định lượng giữa các biến thể trong thang đo 5 điểm và 7 điểm.
    • Người trả lời thường bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi trước đó.

5. Ví dụ về thang đo likert

  • Ví dụ 1: Thu thập phản hồi, ý kiến của khách hàng về việc sử dụng xe nâng tay Microlift. Người nghiên cứu sẽ sử dụng câu hỏi thang đo Likert như sau:

Sản phẩm mua về có hài lòng không? Rất không hài lòng - Hài lòng - Bình thường - Tốt - Rất tốt.

  • Ví dụ 2: Thu thập ý kiến của người tiêu dùng về dòng bánh mới của nhà hàng. Người quản lý sẽ đặt câu hỏi:

Cảm nhận của bạn về món bánh mới thế nào? Rất rất ngon - Rất ngon - Ngon - Bình thường - không ngon - rất tệ - rất rất tệ.

Xem ngay hướng dẫn cách làm thang đo likert trong google form.

Qua bài viết trên chắc các bạn đã hiểu rõ thang đo likert 5 mức độ là gì? thang đo likert 7 mức độ là gì? Cũng như ưu nhược điểm của thang đo likert trong quá trình sử dụng. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu dụng với bạn.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm một bài tiểu luận đơn giản
Cách làm một bài tiểu luận đơn giản
Cách làm mục lục tiểu luận
Cách làm mục lục tiểu luận
Cách viết tiểu luận triết học
Cách viết tiểu luận triết học
Cách viết kết luận bài tiểu luận
Cách viết kết luận bài tiểu luận
Cách viết lời mở đầu tiểu luận
Cách viết lời mở đầu tiểu luận