Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Phần Mềm Spss Có Chức Năng Gì? Phân Tích Chi Tiết Chức Năng Và Ứng Dụng Thực Tế

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

SPSS là phần mềm thống kê dữ liệu chuyên dụng với đa dạng chức năng được nhiều nhà nghiên cứu, phân tích sử dụng. Vậy SPSS là gì và phần mềm SPSS có chức năng gì? Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin cần biết về SPSS và các chức năng của nó. Hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu rõ hơn về phần mềm này nhé!

Phần mềm SPSS có chức năng gì?

Phần mềm SPSS có chức năng gì?

Phần mềm SPSS là gì?

SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính dùng để phục vụ công tác phân tích thống kê cho các nghiên cứu kinh tế lượng hay điều tra xã hội học với giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.

Phần mềm SPSS có chức năng gì?

Nội dung của SPSS rất phong phú và đa dạng, cho phép người dùng thực hiện nhiều phương pháp, phép toán từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm từ việc vẽ sơ đồ, bảng biểu, thống kê mô tả đến thực hiện các phép kiểm định thang đo, phân tích hồi quy…

Dưới đây Tri Thức Cộng Đồng sẽ giới thiệu đến bạn 8 chức năng chính quan trọng của phần mềm SPSS:

1. Chức năng nhập và làm sạch dữ liệu trong SPSS

Chức năng cơ bản đầu tiên của SPSS là nhập và làm sạch dữ liệu, giúp loại bỏ những điểm lỗi, xấu, trùng lặp hoặc không đầy đủ trong bộ dữ liệu và cho ra kết quả phân tích đẹp và chính xác nhất.

Các thông tin dữ liệu nhập vào có thể lấy từ nhiều nguồn đa dạng như:

  • Cơ sở dữ liệu khách hàng từ hệ thống CRM
  • Nghiên cứu khoa học
  • Google Analytics
  • Các định dạng tệp lưu trên máy chủ: Excel (.xls hoặc .xlsx), OpenOffice (.odt), văn bản thuần tuý (.txt hoặc .csv), cơ sở dữ liệu quan hệ (.sql), STATA, SAS…

Tuỳ vào mỗi bộ dữ liệu, có thể có các cách làm sạch dữ liệu khác nhau. Nhưng nhìn chung, 4 kỹ thuật làm sạch chủ yếu trong SPSS là:

  • Xóa các giá trị trùng lặp/không liên quan
  • Sửa lỗi cấu trúc
  • Lọc các ngoại lệ không mong muốn
  • Xử lý dữ liệu bị thiếu (Missing Value)

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nhập Dữ Liệu Spss Chi Tiết

2. Chức năng phân tích thống kê mô tả SPSS

Thống kê mô tả (Descriptive Statistic) là phương pháp thống kê cung cấp những thông tin tổng quát cơ bản về các đặc tính của mẫu, giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn khi tiếp cận và phân tích mẫu dữ liệu đó.

Người dùng có thể thực hiện 2 dạng thống kê mô tả chính trong SPSS:

Thống kê trung bình: thường áp dụng cho các biến định lượng. Output cho ra bảng kết quả Descriptive Statistic bao gồm các chỉ số phân tích như:

  • Maximum: giá trị lớn nhất
  • Minimum: giá trị nhỏ nhất
  • Mean: trung bình cộng
  • Std. Deviation: độ lệch chuẩn

Thống kê mô tả: thường áp dụng cho các biến định lượng. Output cho ra bảng kết quả Frequencies đọc các chỉ số thống kê như:

  • Frequency: tần số
  • Percent: tỷ lệ phần trăm
  • Valid percent: phần trăm giá trị hợp lệ
  • Cumulative percent: phần trăm lũy tiến

Ngoài việc tìm hiểu phần mềm SPSS có chức năng gì, để sử dụng thành thạo và hiệu quả chương trình này, bạn cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về phân tích thống kê định lượng. Do đó, nhiều bạn gặp khó khăn và mất nhiều thời gian khi thực hiện các thao tác trên phần mềm. Đừng lo, hãy để dịch vụ chạy SPSS của Tri Thức Cộng Đồng giúp bạn với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trình độ cao.

3. Chức năng phân tích độ tin cậy SPSS

Chức năng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố (nhân tố A). Nó giúp kiểm tra các biến quan sát có tốt và thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ hay không.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Hệ số này càng lớn thì độ tin cậy của thang đó càng cao. 2 tiêu chuẩn chính trong phép kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha là:

  • Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3: biến đạt yêu cầu
  • Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng:
  • Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
  • Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
  • Từ 0.6 trở lên: thang đo lường được chấp nhận.

4. Chức năng phân tích nhân tố khám phá SPSS

Phân tố nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) là chức năng rất quan trọng của SPSS khi thực hiện phân tích thống kê định lượng, được dùng để tìm ra cấu trúc chung cơ bản của một nhóm biến đo lường giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí cho nhà nghiên cứu

Chức năng phân tích nhân tố khám phá SPSS

Chức năng phân tích nhân tố khám phá SPSS

5 tiêu chí quan trọng trong phân tích nhân tố khám phá EFA:

  • Hệ số KMO (Kaiser - Meyer- Olkin): đạt giá trị 0.5 ≤ KMO ≤ 1.
  • Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): đạt giá trị tối thiểu là 0.3.
  • Kiểm định Bartlett (Bartlett's Test of Sphericity): hệ số sig Bartlett’s Test < 0.05.
  • Trị số Eigenvalues: giá trị chuẩn là 1 (Eigenvalue ≥ 1).
  • Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): đạt mức ≥ 50%.

5. Chức năng phân tích tương quan SPSS

Phân tích tương quan Pearson cũng là một chức năng của SPSS. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để kiểm tra, đo lường mối tương quan tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, giúp nhận diện kịp thời vấn đề đa cộng tuyến khi có sự tương quan mạnh mẽ giữa các biến độc lập.

Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1 (r có nghĩa khi sig<0.05), trong đó:

  • Nếu r = 1 hoặc r = -1: tương quan tuyến tính tuyệt đối
  • Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính.
  • Nếu r càng tiến gần về 1 hoặc -1: tương quan tuyến tính càng mạnh
  • Nếu r càng tiến gần về 0: tương quan tuyến tính càng yếu

6. Chức năng phân tích hồi quy SPSS

Phân tích hồi quy SPSS là chức năng dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc và được thể hiện qua các trọng số cụ thể, từ đó đưa ra được phương trình hồi quy.

Output khi sử dụng chức năng phân tích hồi quy SPSS cho ra rất nhiều bảng, trong đó cần tập trung vào 3 bảng kết quả chính sau:

  • Model Summary: đánh giá độ phù hợp của mô hình phân tích hồi quy đa biến.
  • ANOVA: kiểm định độ phù hợp của giả thuyết với tổng thể của mô hình.
  • Coefficients: kiểm tra ý nghĩa của hệ số tương quan và kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

Không thể phủ nhận phần mềm SPSS có chức năng rất đa dạng và là một công cụ phân tích thống kê vô cùng hữu ích đối với các nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh, trong có bao gồm cả sinh viên và học viên thạc sĩ. Sử dụng chương trình này vừa tiết kiệm thời gian lại vừa đem lại hiệu quả cao với kết quả chính xác. Còn chần chờ gì nữa, hãy xem bài viết hướng dẫn download SPSS.

7. Chức năng vẽ đồ thị của SPSS

Nếu như việc trình bày dữ liệu thống kê dưới dạng con số đơn thuần là quá rối mắt và khó theo dõi, thì phần mềm SPSS hiện nay đã tích hợp công cụ trực quan vẽ biểu đồ, đồ thị Chart Builder.giúp người dùng có thể tự do lựa chọn các định dạng và điều chỉnh thông số sao cho phù hợp với nhu cầu.

Chức năng vẽ bảng biểu, đồ thị của SPSS

Chức năng vẽ bảng biểu, đồ thị của SPSS

Phần mềm SPSS có chức năng tổng hợp, tóm tắt, phân tích dữ liệu và trình bày dữ liệu dưới dạng bảng biểu, bản đồ, đồ thị. 9 loại biểu đồ được sử dụng phổ biến trong SPSS:

  • Bar Chart (biểu đồ cột)
  • Line Chart (biểu đồ đường) 
  • Area Chart (biểu đồ miền)
  • Pie Chart (biểu đồ tròn) 
  • Scatter Plot/Dot Plot (biểu đồ phân tán)
  • Histogram (biểu đồ tần suất)
  • High-Low Chart (biểu đồ Cao-Thấp)
  • Boxplot (biểu đồ hộp)
  • Dual Y-Axis Chart (biểu đồ kết hợp)

8. Chức năng xử lý biến đổi và quản lý dữ liệu SPSS

SPSS là phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý các biến đổi và quản lý cơ sở dữ liệu an toàn và hiệu quả. 

Chức năng được thể hiện rõ qua các tính năng sau:

  • Có 4 dạng màn hình dữ liệu riêng biệt: data view (quản lý dữ liệu), variables view (quản lý biến), output (đầu ra) và syntax (cú pháp).
  • Chỉnh sửa dữ liệu dễ dàng: thao tác nhập liệu và chỉnh sửa dữ liệu trong SPSS rất đơn giản, dễ tìm kiếm, theo dõi và sao lưu.
  • Chọn lọc các trường hợp đạt yêu cầu: xem xét và đánh giá các đặc điểm của dữ liệu để tiếp tục sử dụng các dữ liệu tốt và loại bỏ các dữ liệu xấu, lỗi.
  • Lưu output và trích xuất dữ liệu dưới nhiều dạng tập tin: MS Excel, MS Word, hình ảnh (.png), STATA, PDF, HTML…

Để biết được cách sử dụng phần mềm SPSS mời bạn đọc hãy xem ngay bài viết hướng dẫn chạy spss.

9. Ứng dụng phần mềm SPSS 

Qua các thông tin trên, bạn đã biết được phần mềm SPSS có chức năng gì mà lại được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau.

Ứng dụng phần mềm SPSS 

Ứng dụng phần mềm SPSS 

6 lĩnh vực nổi bật thường ứng dụng phần mềm SPSS khi thực hiện nghiên cứu:

  • Xã hội học: ý kiến của người dân về chính sách, quy định; thống kê y tế, điều tra nhân khẩu học...
  • Tâm lý học: tâm lý và hành vi tội phạm, trẻ em; khám phá và phát triển tiềm năng con người…
  • Thị trường: định hướng phát triển sản phẩm; khảo sát sự hài lòng của khách hàng…
  • Sinh học: đa dạng sinh học; hướng khai thác, phát triển mới trong nông - lâm - ngư nghiệp.
  • Kinh doanh: thói quen tiêu dùng; hành vi và sở thích mua hàng; định vị thương hiệu trên thuộc tính sản phẩm…
  • Dự đoán trong tương lai: phân tích thực trạng, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, đề ra giải pháp, dự đoán xu hướng xảy ra.

Trên đây bạn vừa tìm hiểu phần mềm SPSS có chức năng gì, ý nghĩa của từng chức năng và ứng dụng của nó trong các nghiên cứu khoa học, thực tiễn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về phần mềm SPSS cũng như có thể sử dụng nó thật tốt vào công trình nghiên cứu của mình và đạt được kết quả giống như mong đợi nhé. Chúc bạn thành công!

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận tư duy phản biện
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách làm tiểu luận không bị đạo văn
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách viết tiểu luận Kinh tế Chính trị
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận
Cách viết bài học kinh nghiệm trong tiểu luận